Nỗ lực thu hút đầu tư và tham gia chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp Hà Nội
![]() |
Nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội đang tìm cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: H.Dịu |
Địa điểm lựa chọn đầu tư
Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) đánh giá, chính sách hỗ trợ của TP cho ngành công nghiệp hỗ trợ đã bao phủ ở nhiều lĩnh vực từ hạ tầng, phát triển thương hiệu, kết nối ứng dụng khoa học kỹ thuật, cho đến việc hỗ trợ tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, khuyến công trong và ngoài nước…
Nhờ đó, ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội liên tục tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực, tập trung vào 3 nhóm ngành nghề: sản xuất linh kiện, phụ tùng; sản phẩm phục vụ ngành dệt may - da giày, sản phẩm cho công nghiệp công nghệ cao, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Ngoài ra, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã chọn Hà Nội là địa điểm đầu tư cơ sở, nhà máy và hợp tác với các doanh nghiệp.
Mới đây, sau thời gian khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư, Tập đoàn Inventec (IEC) – doanh nghiệp của Đài Loan (Trung Quốc) đã quyết định đầu tư xây dựng Nhà máy Inventec Việt Nam tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) với tổng mức đầu tư giai đoạn I là 125 triệu USD. Tổng công suất thiết kế cho năm sản xuất ổn định là 32 triệu sản phẩm/năm, tương đương 20.352 tấn sản phẩm/năm. Dự kiến, vào khoảng quý 4/2024, nhà máy sẽ đi vào hoạt động và tạo ra cơ hội việc làm cho 15.000-20.000 lao động.
Ông Yeh Li-cheng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Inventec Việt Nam cho biết, các giai đoạn tiếp theo, Tập đoàn Inventec sẽ phát triển để thành lập Tổ hợp cứ điểm nghiên cứu sáng chế và sản xuất, chia sẻ công nghệ với chuỗi sản xuất toàn cầu của IEC cho các doanh nghiệp Việt Nam cùng tham gia. IEC hiện sử dụng khoảng 10-30% sản phẩm linh kiện phụ trợ sản xuất tại Việt Nam nên sẽ tăng cường sử dụng trên 50% linh kiện doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, như vậy sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam để cùng phát triển.
Theo nhiều đánh giá, Hà Nội là địa phương có môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. Hơn nữa, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp FDI đầu tư tại Hà Nội đánh giá cao việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam nói chung, của Hà Nội nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển.
Cuối tháng 6 vừa qua, Tập đoàn N&G (Việt Nam) và Tập đoàn SEIN I&D (Hàn Quốc) đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng "Tổ hợp Techno Park Việt Nam-Hàn Quốc" tại Hà Nội. Tổ hợp Techno Park Việt Nam-Hàn Quốc có quy mô 200 ha với các phân khu sản xuất, khu nghiên cứu phát triển (R&D), khu nhà ở, khu logistics...
Mục tiêu của Hà Nội là phấn đấu thu hút 30-40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài; vốn giải ngân đạt 20-30 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2025. Các chuyên gia đánh giá, với số vốn FDI đăng ký trên 33 tỷ USD tính đến cuối năm 2022 thì khả năng Hà Nội sẽ vượt mục tiêu đề ra.
Để chính sách "thẩm thấu" hiệu quả
Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Công Thương Hà Nội, ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung hình thành và phát triển muộn hơn so với các nước trong khu vực nên bộc lộ nhiều tồn tại. Cụ thể, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước còn đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa ngành ô tô đạt khoảng 5-20%; điện tử 5-10%; da giày, dệt may 30%; cơ khí chế tạo tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 15-20%. Tỷ lệ nội địa hóa thấp nên khối lượng linh phụ kiện nhập khẩu hàng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu lên đến hàng chục tỷ USD. Riêng sản phẩm linh kiện nhập khẩu thuộc ngành điện tử và ô tô vào khoảng 35-50 tỷ USD.
Hơn nữa, theo các doanh nghiệp, Hà Nội còn thiếu chính sách để hỗ trợ nguồn lực về tài chính, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện và phụ tùng có hàm lượng công nghệ cao, kỹ thuật phức tạp. Điều này dẫn đến nhiều trở ngại trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp.
Vì thế, theo ông Nguyễn Vân, yếu tố cần và đủ của hoạt động sản xuất kinh doanh mảng công nghiệp là cơ chế chính sách cụ thể. Bên cạnh đó là hạ tầng đất đai tiêu chuẩn cho doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp cũng mong muốn tiếp cận nguồn lực về tài chính, vốn kinh doanh để mua sắm máy móc thiết bị...
Thực tế, Hà Nội đã có định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ với việc thuê chuyên gia tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thuộc các ngành nghề, lĩnh vực, mặt hàng sản xuất thuộc danh mục sản phẩm ưu tiên phát triển. Cùng với đó là nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong quản trị sản xuất, giao thương... tham gia giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Thành phố còn hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại; mua bản quyền, sáng chế, phần mềm; nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu…
Do đó, các doanh nghiệp kỳ vọng, những chính sách này sẽ ngày càng triển khai hiệu quả, nhanh chóng "thẩm thấu" đến doanh nghiệp để mang đến hiệu quả tốt nhất trong thời gian tới, từ đó thu hút thêm các dự án đầu tư chất lượng, giá trị cao.
Tin liên quan

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao
15:51 | 07/07/2025 Nhịp sống thị trường

Quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
07:47 | 07/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Hải quan khu vực II: Truy tìm doanh nghiệp, thu hồi nợ thuế hiệu quả

Hải quan ổn định bộ máy, nhân sự theo mô hình mới

Hải quan Thái Bình hoạt động ổn định theo mô hình mới, thông quan lượng hàng hóa hơn 3 tỷ USD

Thông tin tài khoản thu ngân sách tại các đơn vị thuộc Hải quan khu vực IV

Doanh nghiệp điện tử cần chủ động kịch bản ứng phó với các mức thuế quan từ Mỹ

Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Chìa khóa để ngành gạo Việt Nam bứt phá

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Đề xuất gộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm trùng lặp thủ tục

Hải quan triển khai nội dung về thực hiện điều chỉnh tổ chức bộ máy từ ngày 1/7/2025

Quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Bột ngọt nhập khẩu: tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá đến 2030

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Điều hành thị trường tiền tệ chủ động, linh hoạt
