Doanh nghiệp Việt tự tin tiến vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Doanh nghiệp công nghiệp điện tử: Nhiều tiềm năng vào chuỗi cung ứng toàn cầu Tham gia vào chuỗi cung ứng của Boeing, tại sao không? |
Việt Nam đang có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu nhiều loại hàng hóa. Ảnh minh họa: Xuân Anh/TTXVN |
Điểm đến của chuỗi cung ứng quốc tế
Chia sẻ tại Diễn đàn xuất khẩu 2023 vừa diễn ra tại TPHCM, ông Avineesh Gupta, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Walmart đánh giá, Việt Nam là một trong những thị trường cung ứng hàng hóa quan trọng hàng đầu của Walmart và cũng là trung tâm cung ứng của Walmart tại khu vực Đông Nam Á. Theo đó, Việt Nam đang có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu nhiều loại hàng hóa như thực phẩm, giày dép, đồ gia dụng, đồ chơi và nhiều loại trái cây như xoài, sầu riêng, dừa…
Ông Hoàng Vệ Dũng, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Đức Giang:
Nhiều giải pháp xanh hóa chuỗi sản xuất Tổng công ty Đức Giang đã và đang thực hiện các sáng kiến cải tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh như tiết kiệm điện 10%, nước 20%, nguyên phụ liệu 5-10%… nhằm giảm thiểu dấu chân carbon trên sản phẩm. Bên cạnh đó, đa số các nhà máy trong hệ thống Đức Giang đã và đang được lắp đặt thiết bị pin mặt trời áp mái giúp chủ động được 20-30% lượng điện tiêu thụ cho toàn bộ quá trình sản xuất. Đồng thời chuyển đổi các lò hơi đốt than sang các nồi hơi sử dụng điện. Điều này không những giúp DN tiết kiệm chi phí, mà còn nhằm hạn chế phát thải các chất độc hại ra môi trường. Tổng công ty Đức Giang cũng tập trung tìm kiếm và ưu tiên sử dụng các nhà cung cấp nguyên phụ liệu có chứng nhận bền vững, ví dụ như sử dụng các loại vải có nguồn gốc tự nhiên, tự hoại hoặc tái chế. Hoạt động thiết kế cũng được chuyển đổi theo xu hướng thời đại. Với sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ thực tế ảo (VR), công nghệ làm mẫu 3D, việc phát triển mẫu sản phẩm mới trở nên nhanh hơn, chính xác hơn, tiết kiệm nhân lực và thời gian. Điều này vừa giúp đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu thay đổi của khách hàng và thị trường, vừa tiết kiệm thời gian trong quá trình tạo mẫu, giảm thiểu việc sử dụng nguyên phụ liệu may mẫu. Ông Nguyễn Việt Cường, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank:
Ưu tiên tín dụng xanh Với mục tiêu đồng hành cùng DN thực hiện cam kết phát triển xanh nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của thị trường, thời gian qua, Vietcombank đã tập trung mở rộng tín dụng xanh cho nền kinh tế. Hoạt động tài trợ vốn trung dài hạn cho các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch của ngân hàng đã tăng trưởng gần 350%, thể hiện sự ưu tiên định hướng tín dụng cho các ngành phát triển bền vững. Bên cạnh việc trực tiếp dành nguồn lực cho tín dụng xanh, năm 2022, công ty chứng khoán Vietcombank Securities cũng tư vấn phát hành thành công 1.725 tỷ đồng trái phiếu xanh cho Công ty Tài chính CP Điện lực EVNFinance. Đây là trái phiếu DN đầu tiên được xác định là "trái phiếu xanh" theo tiêu chuẩn quốc tế tại thị trường Việt Nam. |
Theo ông Avaneesh Gupta, sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu trong những năm qua và những biến động địa chính trị cho thấy sự cần thiết phải xác định và phát triển cơ sở nhà cung cấp đáng tin cậy và linh hoạt nhất. Do đó, Walmart mong muốn có cơ hội tìm nguồn cung ứng nhiều sản phẩm hơn từ Việt Nam cho cả sản phẩm dành cho nhãn hiệu riêng và sản phẩm phục vụ thị trường toàn cầu.
Ông Lionel Adenot, Giám đốc điều hành Decathlon Việt Nam cũng đánh giá, kể từ sau dịch Covid-19, rất nhiều kế hoạch của các DN đã có sự thay đổi. Chuỗi cung ứng phải đối mặt với nhiều tình huống bất thường từ nguồn cung nguyên liệu khiến dây chuyền bị gián đoạn, từ đó làm gia tăng sự phức tạp trong việc dự báo doanh số bán hàng, nhu cầu về linh kiện và năng lực sản xuất… Những biến động này dẫn tới tình trạng thiếu nguyên liệu thô, lạm phát cao, lãi suất tăng, khiến người tiêu dùng trở nên tiết kiệm hơn và chỉ chi tiêu khi thật sự cần thiết.
Theo ông Lionel Adenot, thực tế kể trên là thách thức nhưng cũng tạo cơ hội lớn để Việt Nam trở thành điểm đến trong chuỗi cung ứng hàng thể thao quốc tế, bởi các tập đoàn, DN luôn có tầm nhìn dài hạn, suy nghĩ lớn. “Để làm được điều đó, DN Việt Nam cần đẩy mạnh chuyển đổi số để tối ưu hóa chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa; thực hiện truy xuất nguồn gốc; giám sát năng lượng, giảm bớt lượng khí thải môi trường; từng bước chuyển sang năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời và sinh khối… Đây là những điều kiện để Việt Nam trở thành điểm đến mới ở chuỗi cung ứng hàng thể thao quốc tế” - ông Lionel Adenot khuyến nghị.
Tương tự, đại điện Tập đoàn Central Retail Việt Nam, Top Value Việt Nam cũng chia sẻ mong muốn được kết nối với nhiều nhà sản xuất hàng hóa chất lượng của Việt Nam vào chuỗi cung ứng của mình để đảm bảo sự phát triển bền vững trước những biến động của tình hình thế giới.
Ông Olivier Langlet, Tổng giám đốc Tập đoàn Central Retail Việt Nam cho biết, nông sản, thực phẩm sẽ là lĩnh vực trọng tâm mà Central Retail tích cực tìm kiếm đối tác tại Việt Nam. Trong đó, những sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm mới, tốt cho sức khỏe, có nguồn từ tự nhiên, canh tác hữu cơ; sản phẩm có truy xuất nguồn gốc… sẽ có lợi thế và được đặc biệt quan tâm.
DN Việt sẵn sàng trước yêu cầu mới
Chia sẻ về năng lực cung ứng của Tập đoàn Lộc Trời, ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng giám đốc cho biết, Lộc Trời là đơn vị duy nhất trên thế giới đạt điểm tối đa trong chương trình sản xuất lúa gạo bền vững SRP, được chứng nhận bởi Viện Nghiên cứu Lúa gạo thế giới IRRI và các cơ quan kiểm định độc lập quốc tế. “Lộc Trời đã 4 năm liên tục kể từ 2020 đạt được số điểm tối đa này. Chứng nhận SRP100 này cũng mang đến cơ hội có tín chỉ carbon được xác nhận có thể giao dịch trên thị trường tín chỉ carbon quốc tế” – ông Thuận chia sẻ.
Ngoài ra, Lộc Trời còn hợp tác với các Quỹ đầu tư khởi nghiệp đối với các phụ phẩm trong quá trình sản xuất lúa gạo như sản xuất khí đốt, năng lượng sinh học, sản phẩm thay thế nhựa... DN này cũng có khả năng truy xuất nguồn gốc tất cả các hoạt động và sản phẩm, tích hợp tất cả vào siêu ứng dụng để quản lý nông nghiệp tại vùng đất trồng lúa 2 triệu ha trong khi vẫn duy trì sứ mệnh bảo vệ môi trường và hỗ trợ người nông dân về cuộc sống lành mạnh. “Hiện tại Lộc Trời có thể chứng minh cho tất cả các bên liên quan trong kinh doanh lúa gạo rằng trồng trọt và chế biến gạo có thể là một trong những ngành kinh doanh có lợi nhuận và bền vững nhất trên thế giới” – ông Thuận nhấn mạnh.
Trong lĩnh vực dệt may, ông Hoàng Vệ Dũng, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Đức Giang cũng chia sẻ về quá trình chuyển đổi tích cực để thích ứng với các tiêu chuẩn mới về phát triển bền vững trong nỗ lực tham gia chuỗi cung ứng quốc tế. Cụ thể, từ nhiều năm trước, Tổng công ty Đức Giang đã xây dựng lộ trình chuyển đổi mạnh mẽ về thiết kế theo xu thế thời đại, xu thế sản xuất xanh, tìm kiếm và thành lập chuỗi cung ứng mới. Điều này không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các tiêu chí thời trang, tái tạo và giảm phát thải, mà còn giúp nâng cao vị thế của DN, đồng thời có thể tăng thị phần và tạo thêm nhiều giá trị gia tăng. Ban lãnh đạo của Đức Giang nhấn mạnh vào việc tiết kiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải carbon thông qua các lĩnh vực như xử lý chất thải và nước thải, sử dụng năng lượng sạch, sử dụng nguyên liệu tái chế và đẩy mạnh các giải pháp tiêu dùng thân thiện với môi trường.
Đặc biệt, Đức Giang đang tìm kiếm và thành lập các chuỗi cung ứng mới đáp ứng các tiêu chuẩn thời trang, tái tạo và giảm phát thải. “Chúng tôi đã đặt nhiều công sức xây dựng các chuỗi liên kết và cung ứng từ thiết kế, sản xuất vải đến sản xuất quần áo và tiêu thụ, bao gồm cả thị trường trong nước và xuất khẩu” – ông Dũng chia sẻ.
Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại với chi phí thấp nhất
Chuỗi sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế tổ chức tại TPHCM được đánh giá sẽ mở ra những cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tiến sâu vào thị trường quốc tế, phóng viên Tạp chí Hải quan đã trao đổi với ông Trần Phú Lữ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP HCM về vấn đề này. Trước tình hình khó khăn về đơn hàng, thị trường hiện nay, theo ông việc tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để đi sâu vào chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp? Hiện nay doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khó nhất là thị trường xuất khẩu sụt giảm và hàng tồn kho tăng. Trong 8 tháng đầu năm 2023, xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố sụt giảm so với cùng kỳ hơn 15%. Điều này phản ánh khó khăn chung của doanh nghiệp, thị trường hiện nay. Do đó, chuỗi sự kiện kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế (Viet Nam International Sourcing 2023) có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh đơn hàng sụt giảm. Chuỗi sự kiện này sẽ thúc đẩy kết nối giữa các kênh phân phối, nhà nhập khẩu nước ngoài và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước, từng bước mở rộng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ với các đối tác trong và ngoài nước, nhất là trong bối cảnh thị trường xuất khẩu sụt giảm trong những tháng đầu năm 2023. Đây là hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp, vì thế chúng tôi mong muốn doanh nghiệp tăng cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình, đặc biệt là các sản phẩm TPHCM có thế mạnh, lợi thế cạnh tranh như: chế biến lương thực thực phẩm, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, dệt may và da giày. Cùng với việc phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức chương trình “Diễn đàn xuất khẩu 2023 với Chủ đề “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế” nằm trong khuôn khổ Chương trình Viet Nam International Sourcing 2023, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) cũng tổ chức nhiều hoạt động để doanh nghiệp mở rộng cơ hội tìm kiếm thị trường. Bởi, hiện nay, doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở thị trường truyền thống mà cần đi sâu vào những thị trường ngách, tiềm năng mới mà trước đây doanh nghiệp chưa chú trọng khai thác. Chẳng hạn như thị trường các nước Trung Đông, thị trường thực phẩm Halal. Khi các thị trường xuất khẩu lớn như: Mỹ, châu Âu sụt giảm, doanh nghiệp nên có nghiên cứu để đi sâu vào các thị trường ngách, thị trường tiềm năng mới, kể cả thị trường Trung Quốc cũng còn rất rộng lớn. Ngoài sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tham gia vào các hoạt động tìm kiếm đối tác, thị trường với vai trò đơn vị xúc tiến thương mại, ITPC sẽ có những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thế nào, thưa ông? Trung tâm là đơn vị nhà nước nên gần như các hoạt động xúc tiến thương mại chúng tôi đều hỗ trợ doanh nghiệp kinh phí tham gia. Trong năm 2023 đa phần các hoạt động miễn phí cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường mong muốn xuất khẩu, đặc biệt phải chịu khó tham gia vào các hoạt động xúc tiến để nhiều người biết đến sản phẩm, từ đó tăng cơ hội mở rộng thị trường. Riêng triển lãm có quy định về mức hỗ trợ, nếu doanh nghiệp tham gia bình thường thì phải bỏ toàn bộ chi phí. Nhưng đối với doanh nghiệp tham gia gian hàng triển lãm tại gian hàng chung của TP HCM đều có chính sách hỗ trợ. Do đó, nếu doanh nghiệp đồng hành với các chương trình xúc tiến của nhà nước thì chi phí tham gia là thấp nhất. Để chương trình kết nối giao thương hiệu quả, lời khuyên dành cho doanh nghiệp là gì, thưa ông? Để chinh phục được thị trường, nhà mua hàng, điều đầu tiên là doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm, giá thành cạnh tranh. Với những thị trường lớn, việc phải cạnh tranh với các đối thủ từ các nước khác là rất cao, do đó doanh nghiệp có thể đi vào thị trường ngách. Tuy nhiên, khó khăn để xuất khẩu hàng hóa không chỉ ở sản phẩm mà còn ở chi phí logistics. Nhiều sản phẩm của doanh nghiệp rất tốt, nhưng hệ thống logistics còn hạn chế. Riêng nông sản Việt Nam không thua sản phẩm của các nước nhưng chi phí logistics quá cao đẩy giá thành lên. Các nước châu Mỹ cũng sản xuất được nông sản như Việt Nam nhưng xuất khẩu sang châu Âu gần hơn, đó là sự cạnh tranh rất lớn với cho hàng nông sản của Việt Nam. Do đó, để khai thác một thị trường mới, doanh nghiệp phải sang trực tiếp thị trường để kiểm tra xem có đủ sức cạnh tranh hay không. Bên cạnh đó, để triển khai có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại của TPHCM trong năm 2023, ITPC sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt xúc tiến thương maị trong nước và quốc tế; điển hình là hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thành phố tham dự các hội chợ chuyên ngành quốc tế như: các hội chợ chuyên ngành lương thực –thực phẩm, thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ... Đồng thời nghiên cứu và tìm hiểu các khó khăn thực tế mà doanh nghiệp gặp phải, khả năng và năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu của doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế. Từ đó tham mưu đề xuất UBND Thành phố các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế. Tập trung tổ chức thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến xuất khẩu hướng tới các thị trường trọng điểm và các thị trường mới, tiềm năng, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tận dụng hiệu quả chính sách thuế nhập khẩu từ các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP, EVFTA... Đồng thời tăng cường các hoạt động kết nối giao thương giữa doanh nghiệp trong nước với các nhà nhập khẩu, kênh phân phối lớn ở các nước. Chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với các sàn giao dịch thương mại điện tử quốc tế và trong nước, xem đây là một kênh kênh phân phối giúp ở rộng thị trường xuất khẩu hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nắm bắt nhanh nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng trong nước và quốc tế. Đặc biệt, chúng tôi tiếp tục tập trung triển khai các chương trình, khoá đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp nâng cao kỹ năng hội nhập kinh tế quốc tế; khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường xuất khẩu; thực hiện chuyển đổi số trong quản trị sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hướng đến sản xuất xanh, xuất khẩu xanh và tiêu dùng bền vững. Xin cảm ơn ông! Ngọc Linh (thực hiện) |
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
“Ươm hy vọng, sáng tương lai” hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn
15:17 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện chính sách hỗ trợ thông quan hàng hóa
07:45 | 29/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhu cầu tiêu thụ gia tăng, doanh nghiệp thép đứng trước nhiều cơ hội
09:00 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics