Nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng cho xuất khẩu trái cây
Thanh long là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua. Ảnh: ST. |
Tăng trưởng chậm dần
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới tăng tích cực, khoảng 3,6%/ năm trong khi khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ 2,6%/năm. Điều đó có nghĩa là việc sản xuất và tiêu thụ rau, quả trên bình diện thế giới sẽ luôn trong tình trạng cung chưa đủ cầu. Dân số thế giới và thu nhập tăng khiến nhu cầu rau quả tươi và giá rau quả ngày càng cao. Đồng thời, thị trường rau, quả thế giới luôn rộng mở cho tất cả các nước sản xuất các mặt hàng này. Mỗi năm, thị trường EU nhập khẩu khoảng 80 triệu tấn trái cây tươi và 60 triệu tấn rau tươi, trong đó 40% được nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Cùng với đó, nhu cầu về trái cây nhiệt đới đang tăng cao ở các thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU mở ra cơ hội rất lớn cho trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Thời gian qua, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rau quả của Việt Nam luôn ở mức cao, nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu chậm lại. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng bình quân 32% trong giai đoạn 2011-2016, năm 2017 tăng mạnh tới 42% so với năm 2016. Tuy nhiên, trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau quả chậm lại, chỉ tăng 8,8% so với năm 2017, đạt 3,8 tỷ USD. Trong năm 2019, xuất khẩu rau quả của Việt Nam được dự báo sẽ chỉ tăng 0,8% so với năm 2018, với mức 3,83 tỷ USD. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu rau quả đã giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 585 triệu USD. Riêng thị trường Trung Quốc đạt 428 triệu USD, giảm 14,6% so với cùng kỳ 2018.
Ông Trần Văn Công, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản cho rằng, xuất khẩu rau quả nói chung và trái cây nói riêng trong năm 2019 sẽ gặp rất nhiều thách thức vì thị trường lớn nhất của trái cây Việt Nam là Trung Quốc (chiếm 81% giá trị xuất khẩu trái cây Việt Nam) áp dụng các chính sách thắt chặt nhập khẩu tiểu ngạch, đẩy mạnh chính ngạch; yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cấp giấy phép nhập khẩu, chứng thư xuất khẩu; thanh kiểm tra chất lượng tại nước xuất khẩu...
Mở rộng thị trường
Trước bối cảnh khó khăn như trên, ngành nông nghiệp Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh việc hoàn tất các thủ tục mở cửa thị trường cho trái cây Việt Nam vào một số thị trường trọng điểm như Trung Quốc (sầu riêng, bưởi, chanh leo, bơ, na, roi, dừa), Hoa Kỳ (bưởi, bơ, sầu riêng), Nhật Bản (nhãn, vải, bưởi, chôm chôm, vú sữa); Đài Loan (chôm chôm); Myanmar (nhãn, vải, thanh long, chôm chôm); Ấn Độ (thanh long, nhãn, bưởi, chôm chôm và sầu riêng ); Úc (nhãn); Hàn Quốc (vú sữa), New Zealand (bưởi, nhãn)... Đồng thời triển khai đàm phán mở cửa thị trường mới cho trái cây Việt Nam: Thanh long vào Brazil, Argentina, Peru...
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Quốc Doanh cũng chỉ đạo các tỉnh có diện tích trồng cây ăn quả lớn không nên quá chú trọng tăng sản lượng, mà tập trung nâng cao chất lượng các loại trái cây chủ lực, được thị trường các nước ưa chuộng. Bên cạnh đó, các tỉnh trồng cây ăn trái cũng cần đẩy nhanh hướng dẫn nông dân áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bộ NN&PTNT cũng định hướng, khuyến khích các DN đa dạng hóa thị trường một cách hiệu quả. Tiếp tục khai thác tốt một số thị trường mới có dư địa tăng trưởng như Hoa Kỳ, EU, Australia, ASEAN.
Riêng đối với thị trường Trung Quốc, Bộ NN&PTNT đang tiến hành phổ biến, hướng dẫn DN chế biến, xuất khẩu trái cây các quy định của Trung Quốc về tăng cường quản lý chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nhập khẩu; thực hiện quy định đối với hoạt động thương mại biên giới, bao gồm cả hoạt động tại các cặp chợ biên giới, đặc biệt đối với trái cây... Qua đó giúp doanh nghiệp, nông dân nâng cao ý thức về tiếp cận thị trường và tổ chức sản xuất nông sản xuất khẩu, đảm bảo phù hợp với các quy định và nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc. Bộ NN&PTNT cũng khuyến cáo DN thay đổi tập quán kinh doanh theo hướng chủ động ký kết hợp đồng kinh tế với các đối tác phía Trung Quốc nhằm hạn chế rủi ro trong thương mại, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Đẩy mạnh chế biến sâu
Bên cạnh các giải pháp về thị trường, Bộ NN&PTNT cũng khuyến khích các DN tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại để nâng cao công suất chế biến, bảo quản trái cây; đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng cường chế biến sâu.
Những năm gần đây, doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn trong nước đã quan tâm đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Điển hình như: Tập đoàn TH, Tập đoàn Nafoods, Công ty CP xuất khẩu thực phẩm Đồng Giao (Doveco), Công ty cổ phần Lavifood… đã đầu tư phát triển mạnh cơ sở vật chất chế biến, bảo quản rau quả. Chỉ trong hai năm 2017-2018 các doanh nghiệp trên đã đầu tư xây dựng mới 6 nhà máy chế biến rau quả hiện đại với công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm với tổng số vốn đầu tư 5.300 tỷ đồng. Nhiều công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại được sử dụng như thiết bị đóng gói của Tetra Pak, công nghệ và thiết bị cô đặc có thu hồi hương, công nghệ và thiết bị sấy lạnh, sấy bơm nhiệt;...
Tuy nhiên, theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, hiện cả nước mới chỉ có trên 150 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kế khoảng 1 triệu tấn sản phẩm/năm, thậm chí sản lượng thực tế cũng chỉ đạt khoảng trên 500.000 tấn sản phẩm/năm với tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân là 56,2%. Chính vì vậy, hiện chỉ có chưa tới 10% trái cây của Việt Nam được chế biến, còn lại trên 90% là tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ở dạng quả tươi. Bên cạnh đó, công nghệ bảo quản sau thu hoạch đối với các loại quả tươi cũng là một trong những điểm yếu lớn, gây hạn chế cho việc vận chuyển trái cây đi xa và xuất khẩu.
Thời gian tới, ông Công cho hay, Bộ NN&PTNT định hướng hình thành hệ thống các xưởng sơ chế đóng gói ngay tại các vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Cùng với đó, tận dụng tối đa công suất của các nhà máy chế biến rau quả hiện có, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao công suất hoạt động của các nhà máy chế biến công nghiệp, tổng hợp, tận dụng các phẩm cấp khác nhau của nguyên liệu và phế phụ phẩm để hạ giá thành sản phẩm. Đặc biệt, áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến (HACCP, ISO 22000,...) để sản phẩm rau quả đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
Tin liên quan
Tháng 11, tiêu thụ ô tô đạt “đỉnh” với 44.000 xe bán ra
08:09 | 13/12/2024 Xe - Công nghệ
Xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục 6,66 tỷ USD sau 11 tháng
16:17 | 12/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản cán đích sớm?
08:10 | 11/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics