Nỗ lực chống hàng giả, hàng nhái nhập khẩu của Hải quan Hoa Kỳ (CBP)
CBP và WBO đưa ra Tuyên bố chung về tăng cường bảo mật chuỗi cung ứng | |
CBP và NICB hợp tác đấu tranh chống các tổ chức tội phạm buôn lậu |
Hàng giả bị CBP tịch thu tại cảng Los Angeles ngày 9/11/2012, (ảnh: CBP). |
Hàng giả, hàng nhái nhập khẩu luôn là vấn đề nhức nhối của nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có mức tiêu dùng cao như Hoa Kỳ và các nước châu âu. Việc chống hàng giả, hàng nhái nhập khẩu là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cơ quan Hải quan. Hàng giả là hàng kém chất lượng và làm ảnh hưởng đến an toàn của người tiêu dùng và xã hội nên Hải quan Hoa Kỳ rất coi trọng nhiệm vụ này.
Như chúng ta đã biết, buôn bán hàng giả và hàng nhái đe dọa nền kinh tế, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và trong một số trường hợp là an ninh quốc gia cũng như sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng. Vì vậy, hầu hết các cơ quan Hải quan các nước, nhất là Hải quan Hoa Kỳ, ngoài hệ thống pháp luật chặt chẽ, họ đã và đang dành các nguồn lực thực thi pháp luật đáng kể để triển khai ngăn chặn và đẩy lùi hàng giả ra khỏi chuỗi cung ứng của quốc gia này.
Đặc biệt trong hai năm nay, do đại dịch Covid toàn cầu, khủng hoảng chuỗi cung ứng và thói quen mua sắm thay đổi, hàng triệu người tiêu dùng đang mua trực tuyến các nhu yếu phẩm và nhất là quà tặng trong các kỳ nghỉ. Những kẻ xấu khai thác các hoạt động thương mại điện tử bằng cách bán hàng giả và hàng không đảm bảo chất lượng thông qua các nền tảng trực tuyến, đặc biệt là trong mùa lễ hội. Người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam cũng không thoát khỏi tình trạng này.
Theo thông báo của CBP phát hành tháng 11/2021, các sản phẩm giả gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu hơn 500 tỷ USD mỗi năm. CBP cũng cho biết trong năm tài chính 2020, cơ quan này đã bắt giữ hơn 26.000 lô hàng có chứa hàng giả trị giá 1,3 tỷ USD nếu chúng được nhập khẩu trót lọt và bán như hàng thật. Phần lớn hàng giả là nữ trang, nước hoa, quần áo, và các mặt hàng tiêu dùng khác…
Tác hại của hàng giả, hàng nhái đến nền kinh tế và người dân Hoa Kỳ rất lớn. Hàng giả là vấn đề nhức nhối cả năm nay, nhưng nhu cầu về quà tặng, sản phẩm gia dụng, dụng cụ học tập ảo và thậm chí cả sản phẩm sức khỏe ngày càng tăng đồng nghĩa với việc kỳ nghỉ lễ là thời điểm đặc biệt bận rộn đối với những kẻ gian đang tìm cách kiếm lời bằng cách bán hàng giả, hàng nhái vào Hoa Kỳ.
Vừa mới đây, CBP cho biết, ngày 9/11/2021 tại Cảng biển Los Angeles, lực lượng hải quan phát hiện 1 container chứa có 13. 586 mặt hàng giả là túi xách, áo sơ mi và quần hàng hiệu mang logo giả mạo bao gồm Gucci và Louis Vuitton… Lô hàng giả này đã được vận chuyển từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ nếu trót lọt sẽ có giá bán lẻ ước tính lên đến gần 30,5 triệu USD.
Hải quan Hoa Kỳ cho biết rằng hàng giả đã từng được bán ở các cửa hàng ngầm và trên các trang web bất hợp pháp. Ngoài những tiện lợi, tích cực thì sự trỗi dậy của thương mại điện tử cũng đã cung cấp nơi ẩn náu cho bọn tội phạm, những kẻ hiện có thể ẩn mình đằng sau những danh sách có vẻ hợp pháp trên các trang web nổi tiếng. Việc bán hàng giả sẽ tạo ra rất nhiều lợi nhuận bất hợp pháp cho những kẻ buôn lậu và buôn người, chúng sẽ tái đầu tư số tiền thu được từ việc bán hàng giả vào các doanh nghiệp tội phạm.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử. Năm vừa qua, hãng thương mại điện tử nổi tiếng Amazon đã phải tiêu huỷ hơn hai triệu mặt hàng giả do bên thứ 3 cung cấp để Amazon bán trên nền tảng của mình. Amazon cho biết trong báo cáo của mình rằng đại dịch Covid khiến nhiều người tiêu dùng mua sắm trực tuyến hơn nên đã gia tăng cung cấp sản phẩm giả mạo của "những kẻ xấu". Amazon cho biết họ đã chặn hơn 10 tỷ danh sách hàng hoá bị nghi ngờ là xấu trước khi chúng được đưa lên trên trang web.
Để cảnh báo người tiêu dùng, CBP đã đưa các thông tin để người tiêu dùng có thể phân biệt được hàng giả, hàng nhái so sánh với hàng chính hãng. Chẳng hạn như: Quần áo, giày dép và túi xách giả thường có chất lượng kém hơn và có thể có đường khâu kém hoặc không đồng đều, vải mỏng manh và biểu trưng có kích thước hoặc thiết kế không phù hợp. Nhãn bị bong tróc, mực in kém chất lượng hoặc lỗi in trên bao bì cũng là những dấu hiệu cho thấy sản phẩm có thể không hợp pháp.
Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ đã cảnh báo người tiêu dùng cảnh giác với hàng giả, hàng nhái đã có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng cùng với sự gia tăng của các trang thương mại điện tử.
Để ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hóa bất hợp pháp và bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp Hoa Kỳ, CBP đã phát triển một phương pháp thực thi chủ động, tích cực và năng động đối với việc thực thi Quyền sở hữu trí tuệ (IPRs) tại biên giới.
Tôn chỉ của CBP là bảo vệ thương mại trung thực và các doanh nghiệp chân chính để chống lại hành vi nhập khẩu hàng giả lừa gạt người tiêu dùng và doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Để giúp thêm thông tin về những rủi ro liên quan đến việc mua hàng giả, CBP đã lập trang web phân biệt hàng giả và khuyến nghị người tiêu dùng hãy truy cập trang web này của CBP và đọc các Hướng dẫn nhận thức về thương mại điện tử của CBP. Các kỹ năng bổ sung cũng được cung cấp để bảo vệ người tiêu dùng và gia đình họ tránh khỏi việc mua phải hàng giả. Bên cạnh đó, CBP cũng hướng dẫn Chủ sở hữu quyền nếu muốn bảo vệ thương hiệu của mình khỏi hàng nhập khẩu vi phạm thì phải lưu lại thương hiệu và bản quyền của họ với CBP tại trang web của CBP.
Ngoài ra, để người tiêu dùng có thể tố cáo hay doanh nghiệp muốn bảo về thương hiệu hàng hoá của mình thì có thể báo cáo các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nghi ngờ gian lận hoặc hoạt động thương mại bất hợp pháp bằng cách liên hệ với CBP thông qua Hệ thống Báo cáo Vi phạm Thương mại Trực tuyến hoặc bằng cách gọi đến số điện thoại cảnh báo. Các vi phạm cũng có thể được báo cáo cho Trung tâm Điều phối quyền sở hữu trí tuệ quốc gia thông qua trang web hay điện thoại trực tiếp.
Ở tại các cửa khẩu lớn như cảng Long Beach, CBP có lập phòng trưng bày hàng giả, hàng nhái bị tịch thu để phục vụ công tác huấn luyện và giúp người tiêu dùng tham quan để có thể phân biệt trực quan hàng giả. Tại đây có phòng trưng bày rộng chừng 300 m2 trưng bày tất cả các mặt hàng từ đồ chơi trẻ em, tân dược cho đến gậy đánh Golf và các túi xách hàng hiệu xa xỉ nhưng đều là hàng giả.
Việc phối hợp với cơ quan bảo vệ nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cũng được Hải quan Hoa Kỳ đề cao. Họ thường phối hợp tổ chức các hội thảo về công tác chống hàng giả và giới thiệu cũng như chia sẻ kinh nghiệm, thành quả trong đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái xâm nhập vào Hoa Kỳ.
Mới đây, CBP khuyến nghị người mua hàng nên mua trực tiếp từ chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc nhà bán lẻ được ủy quyền, đồng thời đọc các bài đánh giá và kiểm tra số điện thoại xem có hoạt động trước khi mua hàng trực tuyến.
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) là cơ quan biên giới thống nhất trong Bộ An ninh Nội địa chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát và bảo vệ toàn diện biên giới của quốc gia. Việc phối hợp giữa hải quan, cơ quan nhập cư, an ninh biên giới và bảo vệ nông nghiệp tại và giữa các cảng nhập khẩu đã nâng cao hiệu quả chống nhập khẩu hàng gỉa, hàng nhái vào Hoa Kỳ.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
15:55 | 21/12/2024 Xe - Công nghệ
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Ngày Hải quan quốc tế 2025: Hướng tới hiệu quả, an ninh và thịnh vượng
16:43 | 12/12/2024 Hải quan thế giới
Hải quan Hà Lan thu giữ hơn 1.000 kg cocaine
15:19 | 03/12/2024 Hải quan thế giới
Úc phá đường dây nhập lậu 2,34 tấn cocaine, bắt giữ 13 đối tượng
15:17 | 03/12/2024 Hải quan thế giới
Hải quan Philippines hợp tác khu vực tư nhân thúc đẩy thương mại không giấy tờ
10:09 | 02/12/2024 Hải quan thế giới
Ủy ban WCO và UPU: Cam kết nâng cao chất lượng dữ liệu, thúc đẩy trao đổi thông tin với Hải quan
16:34 | 29/11/2024 Hải quan thế giới
Liên tiếp triệt phá âm mưu buôn lậu rượu
09:35 | 27/11/2024 Hải quan thế giới
Chiến dịch SECURE HORIZON: Hải quan Đông Nam Âu ngăn chặn mối đe dọa từ thiết bị nổ tự chế
09:11 | 25/11/2024 Hải quan thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Philippines lập bản đồ rủi ro tham nhũng nhằm tăng cường liêm chính và thúc đẩy thương mại
15:25 | 23/10/2024 Hải quan thế giới
Tin mới
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics