Nhiều rủi ro khi đưa động vật sống về bảo quản
Hàng trăm sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật hết hạn chờ đưa đi tiêu thụ | |
Hàng nghìn chai thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu bỏ ngoài đường | |
Giám sát đưa hàng về bảo quản chờ kiểm dịch có lỏng lẻo? |
Doanh nghiệp nhập khẩu lợn sống qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Quảng Trị. Ảnh do Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo cung cấp |
Rủi ro bỏ lọt vi phạm
Theo Tổng cục Hải quan, trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã có một số vướng mắc liên quan đến những rủi ro phát sinh khi doanh nghiệp đưa hàng hóa là động vật sống về bảo quản.
Đối với quản lý cá tầm nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đề nghị tạm thời chưa cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu khi cá tầm nhập khẩu chưa có kết quả giám định của cơ quan chuyên ngành để đảm bảo cá tầm nhập khẩu đúng với loài ghi trên Giấy phép CITES và thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam cho đến khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc thống nhất được việc xác định nguồn gốc, giống, loài, tên khoa học của các loài cá tầm trước khi cấp Giấy phép CITES xuất khẩu vào Việt Nam. |
Hiện nay phần lớn các địa điểm cách ly đối với động vật sống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt nằm rải rác ở các địa bàn sâu trong nội địa, cách xa cửa khẩu nhập.
Hàng hóa được cơ quan Hải quan cho đưa về bảo quản tại các địa điểm theo đề nghị của cơ quan Kiểm dịch nhưng không có sự giám sát, kiểm soát trong quá trình vận chuyển từ cửa khẩu đến địa điểm kiểm dịch.
Việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong quá trình vận chuyển động vật từ cửa khẩu về địa điểm cách ly; doanh nghiệp lưu giữ hàng hóa không đúng với địa điểm quy định; tự ý tiêu thụ hàng hóa, không bảo quản nguyên trạng hàng hóa.
Bên cạnh đó, theo phản ánh của Hải quan địa phương, việc đưa động vật sống về bảo quản còn phát sinh rủi ro trong việc bỏ lọt hành vi vi phạm. Đối với trường hợp doanh nghiệp có hành vi không đưa hàng về khu cách ly kiểm dịch, tự ý tiêu thụ hàng hóa, Cục Thú y xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “Đưa động vật nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch không đúng địa điểm hoặc không đúng số lượng đã được chấp thuận theo hồ sơ kiểm dịch” quy định tại điểm c khoản 3 Điều 15 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Tuy nhiên, sau khi xử phạt, cơ quan Thú y không thông báo cho cơ quan Hải quan về nội dung tình tiết vụ việc, trong khi theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì các vụ vi phạm nêu trên đều có dấu hiệu tội phạm.
Việc cơ quan Kiểm dịch chưa kịp thời thông báo thông tin vi phạm của doanh nghiệp nhập khẩu động vật sống trong thời gian cách ly chờ kiểm dịch có nguy cơ dẫn đến rủi ro trong việc bỏ lọt hành vi vi phạm hoặc chậm trễ trong việc xử lý vi phạm; đặc biệt là các vụ việc vi phạm hình sự do không kịp thời kiểm tra, xác minh, xử lý, nhiều bằng chứng tội phạm không còn lưu giữ.
Bên cạnh đó, theo Tổng cục Hải quan, hiện nay không có cơ quan, tổ chức thực hiện công tác giám định chủng loại, gen, giống, độ tuổi… đối với động vật sống (như với lợn) để phục vụ công tác điều tra, đặc biệt đối với hàng vi đánh tráo hàng hóa đã tiêu thụ nhưng không kiểm dịch, chưa hoàn thành thủ tục hải quan.
Đặc biệt, chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm vẫn nhẹ (phạt tiền từ 14 triệu đồng đến 16 triệu đồng) nên có thể dẫn đến rủi ro doanh nghiệp lợi dụng, cố tình vi phạm.
Tăng cường phối hợp giám sát
Để khắc phục và hạn chế rủi ro phát sinh, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường quản lý, giám sát; phối hợp với cơ quan Hải quan nhằm kịp thời chia sẻ, cung cấp thông tin, hồ sơ liên quan đến các hành vi vi phạm đối với hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan Hải quan theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 85/2019/NĐ-CP quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một của ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt địa điểm cách ly chờ kết quả kiểm dịch ở gần khu vực cửa khẩu nhập để giảm thiểu nguy cơ làm lây lan dịch bệnh, tạo thuận lợi trong công tác giám sát đối với động vật sống nhập khẩu chờ kiểm dịch.
Thống nhất cách thức cấp kết quả kiểm dịch của động vật sống nhập khẩu đối với tất cả các đơn vị trực thuộc, cụ thể: thông báo kết quả kiểm dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia cho tất cả các lô hàng để việc theo dõi hàng hóa nhập khẩu được đảm bảo chặt chẽ, kịp thời, tránh việc tự ý tiêu thụ trong thời gian chờ kết quả kiểm dịch.
Tổng cục Hải quan cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu sửa đổi các quy định về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y để hạn chế hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển hàng hóa về địa điểm bảo quản, kiểm dịch; cung cấp thông tin liên quan đến cơ quan, tổ chức thực hiện công tác giám định chủng loại, gen, giống, độ tuổi… đối với động vật sớm để phục vụ công tác xác minh, điều tra.
Tin liên quan
Bộ Tài chính triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn
15:51 | 13/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Tổng cục Hải quan chuẩn bị các điều kiện sắp xếp, tổ chức bộ máy
09:13 | 11/12/2024 Hải quan
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Luận bàn về biện pháp tuyên truyền, vận động trong kiểm soát hải quan về phòng chống tội phạm môi trường
09:40 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm tiêu thụ thuốc lá
09:28 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức
10:45 | 20/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Đề nghị không tăng thuế thuốc lá đột ngột để tránh hệ lụy
10:26 | 18/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
VCCI đề xuất phân biệt rõ giữa cắt giảm và chuyển đổi hình thức cấp phép kinh doanh
16:18 | 17/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023
20:52 | 17/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quản lý nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC: Kinh nghiệm quốc tế để Hải quan Việt Nam tham khảo
14:10 | 13/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics