Nhiệm vụ bất khả thi của tân Thủ tướng Nhật Bản
Quốc hội Nhật Bản bầu ông Fumio Kishida làm tân Thủ tướng | |
Nhật Bản chính thức có Thủ tướng mới | |
Nhật Bản bắt đầu nóng trong cuộc đua vào ghế thủ tướng |
Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida |
Trước mắt, ông Kishida sẽ phải tìm cách để giúp LDP giành đa số ghế tại Hạ viện trong cuộc bầu cử dự kiến vào cuối tháng này. Đây sẽ là một cuộc bầu cử rất khó khăn đối với LDP khi 4 đảng đối lập, đã liên kết để tìm cách vượt qua đảng cầm quyền. Nếu LDP để mất thế đa số tại cơ quan lập pháp này, chặng đường sau đó của ông Kishida sẽ vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, ông sẽ phải bắt tay vào hàn gắn những rạn nứt trong nội bộ LDP, vốn đã bị sứt mẻ đáng kể sau cuộc bầu cử chủ tịch LDP.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát dịch bệnh ở “đất nước Mặt Trời mọc” cũng được coi là một thách thức không hề nhỏ đối với chính quyền của tân Thủ tướng Kishida. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Nhật Bản đã phải trải qua 5 làn sóng lây nhiễm, trong đó làn sóng thứ 5 dữ dội. Kết quả là Chính phủ Nhật Bản đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ tư ở Tokyo hồi đầu tháng 7. Cho đến ngày 29/9, ngày LDP tổ chức bỏ phiếu bầu chủ tịch mới, tình trạng khẩn cấp vẫn còn hiệu lực ở 19 trong tổng số 47 tỉnh, thành. Mặc dù dịch bệnh đã tạm thời lắng dịu và số ca nhiễm mới ở nước này đã giảm xuống dưới 1.000 ca/ngày, tình trạng khẩn cấp cũng được dỡ bỏ ở tất cả các tỉnh, thành, nhưng điều đó không có nghĩa Covid-19 đã được khống chế, nhất là khi các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vẫn liên tục xuất hiện.
Một thách thức lớn khác đối với tân Thủ tướng Kishida là làm thế nào để vực dậy nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh vẫn hoành hành. Do ảnh hưởng của đại dịch, nền kinh tế Nhật Bản đã lần đầu tiên rơi vào tình trạng tăng trưởng âm trong tài khóa 2020 cho dù phục hồi mạnh trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 12/2020. Trong quý 1 của tài khóa 2021 (tháng 4-6/2021), nước này bất ngờ đạt tốc độ tăng trưởng dương 1,3% sau khi tăng trưởng âm 3,9% trong quý trước đó. Tuy nhiên, nhiều khả năng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ lại tăng trưởng âm trong giai đoạn tháng 7 đến tháng 9/2021 do ảnh hưởng của việc ban bố tình trạng khẩn cấp.
Cùng với việc khống chế dịch Covid-19 và vực dậy nền kinh tế, trong trung hạn, ông Kishida sẽ phải đối mặt với một loạt "bài toán" hóc búa khác như già hóa dân số, củng cố hệ thống an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện cán cân thu-chi ngân sách để giảm tỷ lệ nợ công/GDP, vốn đang đứng ở mức cao nhất trong các nền kinh tế phát triển. Đây là những vấn đề mà hai người tiền nhiệm của ông Kishida chưa thể giải quyết.
Liên quan tới an ninh, nhà lãnh đạo Kishida sẽ phải xử lý hai vấn đề mà cựu Thủ tướng Shinzo Abe, một trong ba nhân vật giữ vai trò quyết định đưa ông Kishida tới chiếc ghế thủ tướng, rất tâm huyết nhưng chưa thể hoàn thành là sửa đổi Hiến pháp và thúc đẩy việc cho phép Nhật Bản sở hữu năng lực tấn công các căn cứ tên lửa của kẻ thù ở nước ngoài. Đây là những vấn đề đang gây tranh cãi trong dư luận Nhật Bản và có thể làm rạn nứt liên minh cầm quyền giữa LDP và đảng Công minh.
Trên mặt trận ngoại giao, thách thức lớn nhất đối với ông Kishida là làm thế nào để cân bằng quan hệ giữa Nhật Bản với các nước lớn. Chắc chắn ông Kishida sẽ phải nỗ lực duy trì sự cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc này đang ngày càng gay gắt.
Thủ tướng Kishida nhậm chức trong bối cảnh Nhật Bản đang phải đối mặt với các thách thức chưa từng có kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây chính là phép thử quan trọng đối với chính trị gia này để Nhật Bản không rơi vào "vòng xoáy" thay đổi lãnh đạo, tiếp tục củng cố vị thế của nước này trên trường quốc tế.
Tin liên quan
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK