Nguy cơ ASEAN “tuột tay” cơ hội sớm phục hồi du lịch và hàng không
TPHCM: Doanh nghiệp du lịch đứng trước nguy cơ không trả được nợ, lãi vay | |
Ngành Du lịch tìm cách hồi phục sau dịch | |
Doanh nghiệp du lịch tìm hướng phục hồi bằng sản phẩm chất lượng cao |
Ảnh minh họa. |
Đông Nam Á đang đối mặt với sự phục hồi chậm hơn so với các khu vực khác của thế giới. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế, khiến khu vực này khó thu hút du khách quốc tế hơn trong vài năm tới. Tuy nhiên, vẫn có "ánh sáng ở cuối đường hầm" khi việc triển khai tiêm phòng vắc xin bắt đầu được đẩy nhanh trên toàn khu vực.
Thị trường du lịch của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hiện phục hồi chậm hơn so với các khu vực khác. Du lịch nội địa trong quý 4/2020 của ASEAN đạt khoảng 50% so với mức trước dịch bệnh nhưng đã giảm trong quý 1/2021 và giảm hơn nữa trong quý 2/2021 khi các làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới dẫn đến các biện pháp hạn chế đi lại. Hiện mức di chuyển nội bộ của các nước ASEAN chỉ bằng khoảng 30% mức trước dịch bệnh, trong khi trên toàn cầu, con số này giờ đây đạt 75% mức trước dịch bệnh. Dù có thể cải thiện trong quý 3 năm nay, song chỉ số này vẫn sẽ tiếp tục tụt hậu so với mức trung bình toàn cầu khi các khu vực khác dần mở cửa trở lại.
Tháng 3/2021, ASEAN tuyên bố Hiệp hội đang cân nhắc về hộ chiếu vắc xin số chung, nhưng sáng kiến này đến nay chưa đạt tiến bộ do thiếu lòng tin vào tính khả thi cũng như chưa có bất kỳ nước thành viên nào đi tiên phong. Trong khi đó, các hãng hàng không ở ASEAN đã đàm phán với Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) và hơn chục nhà cung cấp khác về các giấy thông hành được đề xuất, song không đạt tiến triển do thiếu người mua và sự đồng thuận.
Việc tiếp tục thiếu sự đồng thuận về các tiêu chuẩn đi lại hàng không mới vẫn là một trở ngại. Một số nước ASEAN vẫn chưa thực hiện những hướng dẫn đi lại hàng không mới theo khuyến nghị của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Các nước ASEAN và trong một số trường hợp là các chính quyền địa phương tại các quốc gia đã thực hiện các quy định riêng, dẫn đến một loạt quy định phức tạp khó có thể tuân thủ, khiến hành khách bối rối và dẫn đến thời gian làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay kéo dài bất thường. Bên cạnh đó, một số nước chỉ công nhận vắc xin đang được sử dụng ở chính đất nước mình, chứ không phải tất cả các loại vắc xin được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận.
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia nhận định dù giờ chưa phải lúc để "mở toang cánh cửa biên giới", song đây là thời điểm để các nước trong khu vực đưa ra thỏa thuận mới về di chuyển và một khuôn khổ để tạo điều kiện cho việc nối lại đi lại quốc tế. Các nước thành viên ASEAN cần làm việc cùng nhau, lý tưởng là dựa trên cơ sở đa phương thay vì song phương. Việc giảm thời gian cách ly đối với tất cả những người đã được tiêm vắc xin ở ASEAN sẽ là bước đi đầu tiên đáng hoan nghênh, sau đó có thể là miễn cách ly cho những người đã được tiêm vắc xin. Các nước ASEAN cũng cần khẩn trương xem xét kế hoạch công nhận vắc xin lẫn nhau, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc nối lại đi lại quốc tế.
Nếu không bắt đầu đưa ra những biện pháp cần thiết để hỗ trợ việc nối lại đi lại quốc tế, ASEAN có nguy cơ đối mặt với những tác động kinh tế lâu dài khi các khu vực khác bắt đầu dần mở cửa trở lại cho những người đã được tiêm vắc xin.
Tin liên quan
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhu cầu máy bay mới tăng cao, cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ trong nước
15:53 | 14/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics