Người xưa làm báo có gì hay?
Nông Cổ Mín Đàm – tờ báo chuyên về kinh tế đầu tiên của Việt Nam. |
Trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập tờ báo Thanh Niên vào ngày 21/6/1925, khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam, thì làng báo cũng đã có nhiều ấn phẩm hoạt động nhộn nhịp, sáng tạo và chuyên nghiệp. Một thế kỷ đã trôi qua, câu chuyện của những tờ báo và những nhà báo trong quá khứ, vẫn khơi dậy những điều thú vị và bổ ích. Không phải đến khi Việt Nam mở cửa làm ăn bận rộn thì mới có những tờ báo chuyên về kinh tế, mà đời sống dân sinh đã có tờ báo Nông Cổ Mín Đàm phát hành số báo đầu tiên vào ngày 1/8/1901.
Tờ báo Nông Cổ Mín Đàm (có nghĩa là uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn) đặt trụ sở tại số 84 đường De La Grandiere – Sài Gòn (đường Lý Tự Trọng, quận 1, TPHCM bây giờ). Với mục đích hướng dẫn cách làm ăn cho giới thương nhân và vận động cải tiến phương pháp sản xuất nông nghiệp, tờ báo Nông Cổ Mín Đàm là tờ báo kinh tế đầu tiên của nước ta do tư nhân bỏ vốn, giá bán cho người Việt Nam rẻ hơn giá bán cho người nước ngoài. Tờ báo Nông Cổ Mín Đàm do các nhà báo nổi tiếng bấy giờ làm chủ bút, lần lượt là Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt... Tờ báo này tồn tại được 13 năm, số cuối cùng ra vào tháng 11/1924. Ê-kíp thực hiện sau đó đổi tên tờ báo thành Tân Đợi Thời Báo và xuất bản thêm 3 năm nữa.
Nữ Giới Chung – tờ báo dành cho phụ nữ đầu tiên của Việt Nam |
Trước khi chuyển sang thay Trần Chánh Chiếu (1868-1919) làm chủ bút Nông Cổ Mín Đàm, Trần Chánh Sắt (1868-1947) đã đảm nhận vị trí chủ bút Lục Tỉnh Tân Văn khoảng 50 số đầu tiên với trụ sở đặt tại số 4 đường Amiral Krantz (đường Hàm Nghi, quận 1, TPHCM bây giờ). Tờ báo Lục Tỉnh Tân Văn khởi sự xuất bản từ ngày 15/11/1907, mỗi tuần ra hai số, rồi phát hành định kỳ vào thứ 2, thứ 4 và thứ 6. Những chủ bút tiếp theo của Lục Tỉnh Tân Văn như Lê Hoằng Mưu, Lâm Văn Ngọc... đã đưa tờ báo thành một diễn đàn dành cho người Việt yêu nước. Lục Tỉnh Tân Văn đã nhận được sự cộng tác của nhiều trí thức lúc ấy như Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Trần Huy Liệu...
Tháng 3/1913, Lục Tỉnh Tân Văn ra thêm ấn phẩm là Đông Dương Tạp Chí. Ngày 1/10/1921, Lục Tỉnh Tân Văn sáp nhập với Nam Trung Nhựt Báo, và vẫn lấy tên Lục Tỉnh Tân Văn để trở thành tờ báo tiếng Việt hàng ngày đầu tiên tại Việt Nam. Do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ hai khiến giấy in khan hiếm, Lục Tỉnh Tân Văn phải đóng cửa với số báo cuối cùng ra ngày 30/9/1944.
Nếu như Nông Cổ Mín Đàm là tờ báo chuyên về kinh tế đầu tiên của Việt Nam và Lục Tỉnh Tân Văn là tờ báo phát hành hàng ngày đầu tiên tại Việt Nam, thì Nữ Giới Chung là tờ báo dành cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam. Tờ báo Nữ Giới Chung (tiếng chuông của nữ giới) là tờ báo phát hành thứ sáu hàng tuần, số đầu tiên ra ngày 1/2/1918, do nữ sĩ Sương Nguyệt Anh làm chủ bút.
Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (1864-1921) là con gái của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888). Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Khuê, từ nhỏ đã cùng người chị Nguyễn Thị Xuyến được cha truyền dạy chữ nghĩa ở quê nhà Ba Tri – Bến Tre. Sau khi cha mất, nữ sĩ Sương Nguyệt Anh từng sinh sống ở Mỹ Tho và Rạch Giá, trước khi lên Sài Gòn làm báo. Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh từng bán phân nửa ngôi nhà mình đang cư ngụ để lấy tiền ủng hộ phong trào Đông Du, cho nên tư tưởng tiến bộ vì dân tộc của bà được phản ánh đầy đủ trên tờ báo Nữ Giới Chung.
Tờ báo Nữ Giới Chung đặt trụ sở ở số 15 đường Taberd (đường Nguyễn Du, quận 1, TPHCM bây giờ) mỗi tuần có 18 trang báo, với phương châm “nâng cao luân lý và đạo đức cho phụ nữ”. Ngoài chủ trương đấu tranh với những phong tục cổ hủ và những biểu hiện bất bình đẳng nam nữ, tờ báo Nữ Giới Chung còn đẩy mạnh thông tin hướng dẫn nữ công gia chánh, cổ vũ phụ nữ tham gia hoạt động trồng trọt, mỹ nghệ. Sự ra đời của tờ báo Nữ Giới Chung thực sự tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho phụ nữ Việt từ thành thị đến nông thôn. Dù đường lối đúng đắn và nhân văn, nhưng tờ báo Nữ Giới Chung gặp nhiều trở ngại về tài chính và chỉ tồn tại được 5 tháng. Cuối tháng 7/1918, tờ báo Nữ Giới Chung đình bản và đổi thành tờ báo Đèn Nhà Nam phát hành được 5 số.
Bên cạnh sự nổi trội của Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn và Nữ Giới Chung, ba thập niên đầu tiên thế kỷ 20 cũng có nhiều tờ báo tiếng Việt được yêu thích khác tại Sài Gòn như Nhựt Tân Báo tồn tại từ năm 1922 đến năm 1929, Đông Pháp Thời Báo tồn tại từ năm 1923 đến năm 1929, Thần Chung số đầu tiên ra ngày 7/1/1929 và số cuối cùng ra ngày 22/3/1930 do lệnh cấm của Toàn quyền Đông Dương.
Tại Hà Nội, tờ báo tiếng Việt đầu tiên do tư nhân bỏ vốn là Đại Việt Tân Báo, đặt trụ sở tại số 90 phố Hàng Mã. Đại Việt Tân Báo do nhà báo Đào Nguyên Phổ (1861-1908) làm chủ bút, số đầu tiên ra ngày 21/5/1905 và số cuối cùng ra ngày 5/5/1908. Nhắc đến báo chí Hà Nội giai đoạn ấy, không thể không nhắc đến hai tờ báo lừng lẫy là Nam Phong Tạp Chí và Trung Bắc Tân Văn. Tồn tại từ năm 1917 đến năm 1934, Nam Phong Tạp Chí do Phạm Quỳnh (1892-1945) làm chủ bút, còn Trung Bắc Tân Văn là tờ báo phát hành hàng ngày đầu tiên tại Hà Nội từ năm 1915 đến 1941, do Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) làm chủ bút.
Dù không có được độ mở thị trường như Sài Gòn và Hà Nội, nhưng báo chí tại Huế cũng có thành tựu riêng. Nếu như Thần Kinh Tạp Chí do Tham tán Tòa Khâm sứ - Lê Thanh Cảnh thành lập được hoạt động từ năm 1927 đến năm 1942 như một cơ quan của giới cầm quyền, thì tờ báo Tiếng Dân do Huỳnh Thúc Kháng (1876- 1947) làm chủ bút lại đứng về phía giai cấp cần lao. Tờ báo Tiếng Dân được cấp giấy phép ngày 12/2/1927 và đình bản ở số báo ra ngày 28/4/1943, tập được được nhiều nhân sĩ như Đào Duy Anh, Trần Đình Phiên, Nguyễn Quý Hương, Nguyễn Xương Thái...
Trên tờ báo Tiếng Dân số 175 ra ngày 1/5/1929, chủ bút Huỳnh Thúc Kháng có bài “Tự do ngôn luận” bộc bạch tâm sự của những nhà báo sống trong sự đô hộ của ngoại bang: “Vì rằng ta không có quyền tự do nói những điều nên nói, mà ta lại có quyền tự do không nói những cái không nên nói”. Đích thân chủ bút Huỳnh Thúc Kháng cũng viết nhiều bài báo mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trên tờ báo Tiếng Dân.
100 năm thoáng chốc đã trôi vèo. Ánh sáng của xa xưa hắt lại nhiều nhung nhớ và buồn thương cho các nhà báo bây giờ vẫn nuôi dưỡng khát khao hành nghề chân chính. Báo chí tiếng Việt thế kỷ trước với muôn vàn khó khăn, vẫn có giá trị nhắc nhở những người làm báo hôm nay về tinh thần dấn thân và trách nhiệm cống hiến cho cộng đồng. Báo chí tiếng Việt thuở ấy, để lại những tấm gương sống tốt đẹp của những nhân vật có xuất thân khác nhau đã hết lòng phụng sự báo chí như kỹ sư canh nông đầu tiên của Việt Nam – Bùi Quang Chiêu (1872-1945), luật sư Diệp Văn Kỳ (1895-1945), luật sư Phan Văn Trường (1876-1933), chí sĩ Nguyễn An Ninh (1900-1943)...
Tin liên quan
Báo chí cũng là một phần của môi trường kinh doanh
14:30 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoạt động báo chí có thể được hưởng ưu đãi thuế 15%
08:20 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bộ Tài chính tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền
18:10 | 27/09/2024 Tài chính
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK