Ngành gỗ cần tìm giải pháp đảm bảo nguyên liệu
Xuất 3 - nhập 1
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 9 tháng đầu năm 2014 XK gỗ đạt 4,41 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2013. Dự kiến năm 2014, kim ngạch XK ngành gỗ sẽ chạm đích khoảng 6,5 tỷ USD, kim ngạch NK gỗ nguyên liệu sẽ khoảng 2 tỷ USD. Như vậy, ngành gỗ Việt Nam đang có tỉ lệ kim ngạch XK trên NK là 3:1, nghĩa là xuất 3 - nhập 1. Nguyên nhân của thực trạng này là do hiện cả nước chỉ có 144.000 ha rừng đạt tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của thế giới, trong đó có 50.800 ha rừng tự nhiên đạt chứng chỉ trên về nguồn gốc gỗ. Tuy đã có tăng trưởng so với trước nhưng với những đòi hỏi ngày càng cao về nguồn gốc, xuất xứ thì diện tích trên vẫn được xem là khá khiêm tốn.
Ông Phạm Minh Đức - đại điện Nhóm tác giả của Báo cáo “Công nghiệp nhẹ tại Việt Nam: Tạo việc làm và Triển vọng trong một nền kinh tế thu nhập trung bình” của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết thêm, đối với ngành đồ gỗ, kể cả quy mô lớn hay nhỏ, nguyên liệu đầu vào và trình độ tay nghề của lao động là yếu tố then chốt trong sản xuất và kinh doanh. Trong khi đó, do nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ XK chủ yếu là NK từ Lào, Campuchia và Indonesia, châu Phi giá thành tăng mạnh mà nguyên liệu đầu vào cung cấp trong nước thiếu nên giá trị gia tăng của sản phẩm XK thấp. Điều này khiến cho DN trong ngành luôn ở trong tình trạng sản xuất hiệu quả không cao, lợi nhuận thấp; từ đó, lương trả cho người lao động không hấp dẫn, khiến lao động bỏ nghề và các DN sản xuất thường xuyên thiếu lao động.
Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hằng - Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cảnh báo, theo quy định của TPP về thành phần giá trị khu vực, một sản phẩm cần có tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 55% tổng giá trị. Điều này đồng nghĩa với việc nhà sản xuất không được NK nhiều hơn 45% nguyên vật liệu từ các quốc gia không phải là thành viên TPP để chế tạo, sản xuất, bao gồm cả chi phí chế biến. Đây sẽ là những quy định đáng lo ngại với lĩnh vực sản xuất gỗ Việt Nam do khó đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa.
Nếu cứ kéo dài tình trạng này, kim ngạch XK gỗ trong tương lai sẽ có nguy cơ giảm mạnh khi giá NK gỗ và chi phí vận chuyển đều tăng. Các DN chế biến gỗ trong nước cũng sẽ yếu dần đi do không thể cạnh tranh nổi với những nước trong khu vực có khả năng tự cung ứng nguyên liệu như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia...
Tăng diện tích rừng trồng
Để đảm bảo nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, Bộ Công Thương khuyến nghị cần sớm có chính sách phát triển nguồn nguyên liệu trong nước làm căn cứ cho các DN có định hướng ổn định trong đầu tư phát triển, sản xuất. Theo đó, quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu gỗ tập trung ở vùng Đông Bắc, Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ để cung cấp gỗ nhỏ cho các xưởng, nhà máy trong khu vực và cung cấp gỗ lớn cho các khu công nghiệp chế biến gỗ tập trung. Đồng thời, khuyến khích chính sách cho vay tư nhân để đầu tư trồng cây gỗ lớn với thời gian vay và trả nợ lãi vay phù hợp với thời gian sinh trưởng của cây. Bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ đa số sử dụng cây gỗ lớn có thời gian sinh trưởng lâu (trên 20 năm), thời gian tiêu thụ sản phẩm lại chính là thời điểm khai thác cây.
Đại diện một DN chế biến XK gỗ lớn ở Bình Dương cho biết, để đứng vững trước áp lực cạnh tranh ngày càng lớn DN gỗ phải chủ động tìm cho được nguồn nguyên liệu gỗ, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu gỗ tạp sẵn có trong nước như gỗ xoài, mít, điều, cao su… Ngoài ra phải sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất như sấy, sơ chế, sơn để tăng độ bền của gỗ với giá thành phù hợp. Bên cạnh đó, ngành gỗ cũng tập trung sử dụng các sản phẩm từ ván nhân tạo (MDF) và gỗ từ rừng trồng, phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời và đồ mộc mỹ nghệ nhằm tăng giá trị XK cũng như giảm việc sử dụng nguyên liệu gỗ trong chế biến XK.
Hiện Tổng cục Lâm nghiệp đang xây dựng hệ thống kiểm soát gỗ hợp pháp để đáp ứng đối với chính sách thương mại quốc tế như Luật LACEY của Mỹ, FLEGT của EU về nguồn gốc và xuất xứ gỗ hợp pháp. Đây cũng là cơ hội cho đồ gỗ Việt Nam thâm nhập mạnh hơn nữa vào thị trường thế giới. Song song đó Tổng cục sẽ tham mưu cho Chính phủ điều chỉnh cơ cấu rừng trồng cho phù hợp, ổn định khoảng 3,8 triệu ha rừng trồng sản xuất vào năm 2020, nâng cao chất lượng rừng để đạt sản lượng gỗ thương phẩm bằng 80% trữ lượng, trong đó có 40% là gỗ lớn.
Tin liên quan
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Quảng Ninh: Khởi tố 44 vụ/66 đối tượng về buôn lậu
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK