Ngân hàng phát hành trái phiếu lo ngại dòng tiền “chạy lòng vòng”
Ngân hàng "thắng lớn" từ trái phiếu doanh nghiệp: Rủi ro gia tăng | |
Ngân hàng thương mại tăng mua trái phiếu lẫn nhau | |
Ngân hàng, bất động sản dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp |
Các tổ chức tín dụng đứng đầu về lượng phát hành trái phiếu. Ảnh: ST |
Ngân hàng dồn dập phát hành trái phiếu
Từ giữa tháng 11, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) liên tiếp công bố kết quả 5 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị gần 2.800 tỷ đồng trái phiếu 7 năm và 10 năm với lãi suất cố định hoặc thả nổi. Theo công bố của Vietcombank, đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không được đảm bảo bằng tài sản. Những lô trái phiếu của “ông lớn” ngành ngân hàng này được các nhà đầu tư trong nước với đa phần là công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm nắm giữ, không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Theo phương án được phê duyệt hồi đầu tháng 11, Vietcombank sẽ phát hành tối đa 4.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ trong quý 4/2021.
Ngày 3/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có Công điện về tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm… Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc có văn bản yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ Tài chính ngân hàng, Thanh tra Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Sở GDCK Việt Nam đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để đảm bảo thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro cho nhà đầu tư. |
Một “ông lớn” khác là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) cũng phát hành gần 18.800 tỷ đồng trái phiếu trong 9 tháng đầu năm. Riêng quý 3/2021, BIDV cung ứng ra thị trường 11.500 tỷ đồng trái phiếu, đứng đầu ngành ngân hàng về lượng trái phiếu phát hành. Mới nhất, vào tháng 10/2021, BIDV đã phát hành 1.200 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 8 năm kèm quyền mua lại sau 3 năm. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm. 100% giá trị trái phiếu này đã được một nhà đầu tư tổ chức trong nước mua lại.
Không chỉ các ngân hàng quốc doanh, khối ngân hàng tư nhân cũng rất tích cực đẩy mạnh phát hành trái phiếu.
Trong tháng 10, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đứng đầu khi phát hành 4 đợt với tổng giá trị 2.050 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 4,2%/năm. Tiếp sau là Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) với 2 đợt phát hành trái phiếu trị giá 1.850 tỷ đồng, lãi suất 3,8%/năm. Sacombank cũng đã thông báo hoàn tất phát hành 5.000 trái phiếu, tương đương 5.000 tỷ đồng với phương thức phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp… Trái phiếu của cả 3 ngân hàng này cũng đều là những trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không được đảm bảo bằng tài sản.
“Cuộc chơi” nội bộ
Theo các ngân hàng, nguyên nhân để “mạnh tay” phát hành trái phiếu là do nhu cầu tăng vốn cấp 2, bổ sung nguồn vốn hoạt động và đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn của ngân hàng. Nói thêm về vấn đề này, chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết, từ năm 2020 đến nay, việc áp dụng giãn, hoãn trả nợ hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch theo Thông tư 01 và 03 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã khiến một lượng lớn dòng tiền trả nợ của doanh nghiệp không về ngân hàng, nên một phần vốn của ngân hàng bị thiếu hụt và phải tăng phát hành trái phiếu riêng lẻ để bù đắp. Hơn nữa, nhu cầu về tăng vốn của các ngân hàng luôn thường trực, khi đa phần vốn chủ sở hữu còn mỏng, tín dụng tăng nhanh trước yêu cầu hồi phục kinh tế… sẽ làm ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn (CAR), nên các ngân hàng phải gia cố tỷ lệ này khi đáp ứng tiêu chuẩn Basel II.
Theo Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính, trong 11 tháng năm 2021, tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt trên 495.000 tỷ đồng. Đứng đầu lượng phát hành là các tổ chức tín dụng khi chiếm 34% tổng khối lượng phát hành, đứng thứ hai là các doanh nghiệp bất động sản. Không chỉ mạnh về phát hành, các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại lại là các nhà đầu tư chính trên thị trường sơ cấp. |
Điều đáng mừng là nếu như trái phiếu doanh nghiệp do các công ty bất động sản phát hành gây nhiều lo ngại khi phát hành số lượng lớn nhưng vốn chủ sở hữu nhỏ hoặc nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thì trái phiếu ngân hàng lại có nền tảng “đẹp” hơn. Kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2021 của 27 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán đều tăng trưởng dương, 18 ngân hàng báo lãi lớn trên 1.000 tỷ đồng, tổng tài sản của các ngân hàng cũng liên tục gia tăng. Ngoài ra, trái phiếu ngân hàng thường có lãi suất thấp hơn rất nhiều so với trái phiếu doanh nghiệp, thường từ 3-7%/năm so với mức trên 10%/năm của nhiều trái phiếu doanh nghiệp khác.
Chính vì thế, trái phiếu ngân hàng dù đa số là loại trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo, không kèm chứng quyền nhưng vẫn luôn “đắt khách” và đều “cháy hàng” tại mỗi đợt phát hành nhưng nhà đầu tư cá nhân không có cơ hội để mua được loại trái phiếu này, vì đây chủ yếu là “cuộc chơi” nội bộ. Theo đó, các ngân hàng thường bán chéo trái phiếu cho nhau trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua công ty chứng khoán; hoặc trái phiếu ngân hàng được bán cho một số định chế tài chính khác như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…
Trước tình trạng này, báo cáo về trái phiếu doanh nghiệp do FiinRatings công bố hồi đầu tháng 11 cho rằng, điều này thể hiện sự dư thừa thanh khoản nói chung của hệ thống liên ngân hàng, trong khi các ngân hàng đều có nhu cầu tăng vốn cấp 2 nhằm bổ sung năng lực nguồn vốn trung và dài hạn nhằm tài trợ cho việc tái cấu trúc nợ do Covid-19 vốn có kỳ hạn dài hơn, cũng như cải thiện tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định hiện hành của NHNN. Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, giải pháp này sẽ khiến quy mô vốn trung, dài hạn của một số tổ chức tín dụng trở nên thiếu thực chất. Hơn nữa, điều này còn khiến dòng tiền chạy “lòng vòng” hệ thống tài chính, không đi vào sản xuất, kinh doanh như yêu cầu của Chính phủ.
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics