Ngân hàng "thắng lớn" từ trái phiếu doanh nghiệp: Rủi ro gia tăng
24/26 ngân hàng được khảo sát có lãi từ chứng khoán đầu tư trong 9 tháng 2021 Ảnh: ST |
"Tay chơi" lớn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Triển khai các quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, Bộ Tài chính cho biết đã và đang tăng cường quản lý giám sát đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Bộ Tài chính đã chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tiến hành kiểm tra một số doanh nghiệp có khối lượng phát hành trái phiếu lớn; phát hành trái phiếu không có tài sản đảm bảo; tình hình tài chính yếu. Về cơ chế chính sách, Bộ Tài chính cũng đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành tăng cường quản lý giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó: đề nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tổ chức tín dụng huy động vốn từ phát hành trái phiếu và phối hợp chia sẻ thông tin kết quả kiểm tra, giám sát; đề nghị Bộ Xây dựng có các giải pháp quản lý thị trường bất động sản, phối hợp quản lý giám sát và cảnh báo các doanh nghiệp bất động sản về rủi ro tăng trưởng nóng; tổ chức làm việc với Bộ Công an về khung khổ pháp lý và tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp để tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin. |
Trong cơ cấu chứng khoán đầu tư của các ngân hàng bao gồm các loại giấy tờ có giá, trong đó chủ yếu là chứng khoán nợ bao gồm trái phiếu: trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ và trái phiếu của các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, trái phiếu thường là loại giấy tờ có giá trị lớn trong danh mục chứng khoán đầu tư của các ngân hàng.
Khảo sát kết quả kinh doanh của 26 ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy, 9 tháng năm 2021, 24/26 ngân hàng có lãi từ chứng khoán đầu tư. Thu được lợi nhuận “khủng” nhất là VPBank khi đạt hơn 2.366 tỷ đồng, gấp tới 2,7 lần so với mức 871 tỷ đồng vào cùng kỳ năm 2020. Trong đó, tổng giá trị chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán của VPBank ở mức 75.145 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao là trái phiếu doanh nghiệp với gần 41%.
Đứng thứ hai là Techcombank với thu nhập từ chứng khoán đầu tư lên tới 1.472 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, tại ngân hàng này, trái phiếu doanh nghiệp chiếm tới 62,5% tổng giá trị đầu tư.
Tại TPBank, mảng mua bán chứng khoán đầu tư mang về 1.462 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ, đóng góp 14,8% vào tổng thu nhập hoạt động. Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp chiếm 25% tổng giá trị.
Cùng với 3 ngân hàng nêu trên, nhiều ngân hàng cũng có mức tăng đáng kể tỷ trọng giá trị trong hoạt động đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp. SHB có lượng trái phiếu doanh nghiệp trong 9 tháng chiếm 31% tổng giá trị chứng khoán đầu tư.
Tại MB, giá trị trái phiếu doanh nghiệp sẵn sàng để bán chiếm 31% tổng giá trị của chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán. MB cho biết, các loại trái phiếu doanh nghiệp này có kỳ hạn từ 5 tháng đến hơn 15 năm với lãi suất từ 6,5-11,1%/năm. Với trái phiếu doanh nghiệp giữ đến ngày đáo hạn, thì có kỳ hạn từ 3-10 năm, lãi suất cao hơn ở mức 8,7-10,5%/năm thì chiếm tới 67% tổng giá trị chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn.
Cẩn trọng trái phiếu “3 không”
Chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Cấn Văn Lực: Ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp chính là cho vay Sẽ là hoạt động bình thường nếu các quỹ đầu tư, quỹ tài chính mua trái phiếu doanh nghiệp, vì các tổ chức này không bị giới hạn trần tín dụng. Tuy nhiên, nếu ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp thì cũng chính là cho doanh nghiệp vay, chỉ khác nhau về hình thức. Ngoài ra, nếu như đầu tư trái phiếu chuyển đổi, rồi sau này trái phiếu đó chuyển thành cổ phiếu thì không ổn. Ví điều này sẽ trở thành vấn đề ngân hàng đầu tư trái ngành, đi ngược với xu hướng thoái vốn ngoài ngành, thoái vốn ra khỏi các lĩnh vực kinh doanh không liên quan tới ngân hàng. Hương Dịu |
Đại dịch Covid-19 hoành hành trong những tháng đầu năm, nhất là trong quý 3 đã khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, dẫn tới nhu cầu vay vốn sụt giảm. Do đó, việc tìm đến các giải pháp thu nhập phi tín dụng là điều tất yếu. Theo các chuyên gia, đầu tư vào trái phiếu giúp các ngân hàng hưởng lãi định kỳ và tất toán khoản đầu tư vào ngày đáo hạn, hoặc khi chủ thể phát hành mua lại trái phiếu. Dữ liệu từ FiinGroup cách đây không lâu đã cho biết, hơn 70% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp do các ngân hàng nắm giữ. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho biết, lợi nhuận của ngân hàng một phần đến từ kinh doanh trái phiếu, chủ yếu là trái phiếu Chính phủ. Cụ thể, trái phiếu Chính phủ chiếm 62,7%, trái phiếu do các tổ chức tín dụng khác phát hành chiếm tỷ trọng 34%, còn lại là trái phiếu doanh nghiệp.
Với các ngân hàng, đầu tư mạnh cho trái phiếu doanh nghiệp không chỉ để thu lợi nhuận, mà phần nhiều do từ ngày 1/10/2021, Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu phải giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ mức 40% xuống còn 37%. Hơn nữa, sau 10 tháng năm 2021, nhiều ngân hàng đã đạt hạn mức tín dụng năm 2021, nên dòng tiền sẽ khó chảy mạnh tới các doanh nghiệp. Do đó các ngân hàng phải đẩy mạnh mua trái phiếu doanh nghiệp để cung ứng vốn ra thị trường. Ngoài ra, các ngân hàng mua trái phiếu sẽ không phải trích lập dự phòng như ở hoạt động tín dụng, nên không ảnh hưởng đến chi phí hoạt động trong báo cáo kinh doanh.
Thế nhưng, thị trường tài chính thế giới từ tháng 9 đã “rúng động” trước “quả bom nợ” mang tên Evergrande. Đây là tập đoàn bất động sản hàng đầu của Trung Quốc, nhưng đã chìm trong khoản hơn 300 tỷ USD với phần lớn là nợ các khoản trái phiếu. Câu chuyện này chính là lời cảnh báo về “bong bóng” đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam. Bởi theo các chuyên gia, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu “ba không” là không xếp hạng tín nhiệm, không tài sản bảo đảm, không bảo lãnh thanh toán. Trong khi nhìn vào phân tích cơ cấu trái phiếu của một số ngân hàng như trên có thể thấy sự phân hóa trong đầu tư, thậm chí là nhiều ngân hàng vẫn đổ mạnh tiền vào trái phiếu doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhìn vào thị trường sẽ thấy một nghịch lý. Các ngân hàng hiện đứng ở vị trí thứ hai với tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp 149,1 nghìn tỷ đồng (số liệu 10 tháng năm 2021 của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam), nhưng các ngân hàng cũng đóng vai trò là nhà đầu tư mua trái phiếu bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua công ty chứng khoán. Các ngân hàng còn đứng ra làm trách nhiệm bảo lãnh phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp. Vì thế, những vấn đề này tiềm ẩn rủi ro lớn không chỉ cho nhà đầu tư mà cho cả hệ thống tài chính, tiền tệ.
Chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, các ngân hàng gần đây có xu hướng tăng nắm giữ trái phiếu của các doanh nghiệp, trong khi đây là nhóm trái phiếu đang được cảnh báo nhiều vì rủi ro không có tài sản đảm bảo. Đặc biệt rủi ro còn gia tăng bởi hầu hết doanh nghiệp đều tổn thương do dịch bệnh khiến tình hình tài chính không được khả quan… nên sẽ khó lường trước được hậu quả nếu các ngân hàng tiếp tục dồn vốn vào loại hình này. Vì thế, vị chuyên gia này khuyến nghị, tất cả trái phiếu mà ngân hàng mua từ doanh nghiệp phải được cộng vào dư nợ doanh nghiệp đó nợ ngân hàng, để từ đó kiểm soát các khoản đầu tư và khoản nợ của doanh nghệp và ngân hàng.
Đặc biệt, hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng tới đây có thể bị siết lại với hàng loạt quy định cấm trong Dự thảo sửa đổi Thông tư 22/2016/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác; chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%...
Tin liên quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lợi nhuận 9 tháng của MSB đạt 72% kế hoạch năm
10:50 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK