Nếu đi học trở lại trước ngày 15/6/2020, học sinh vẫn có thể tham gia kỳ thi THPT quốc gia
Theo Thứ trưởng Bộ GĐ&ĐT, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát và học sinh có thể đi học trở lại trước ngày 15/6/2020, chúng ta sẽ đủ thời gian chuẩn bị để thực hiện kỳ thi theo thời gian nói trên.
Theo đại diện Bộ GD&ĐT, nếu đi học trở lại trước ngày 15/6/2020, học sinh lớp 12 vẫn có thể tham gia kỳ thi THPT quốc gia. |
Trong trường hợp này, việc tuyển sinh đại học vẫn được thực hiện như các năm trước đây; thời gian bắt đầu năm học 2020-2021 được thực hiện như hằng năm, khai giảng ngày 5/9/2020.
Tuy nhiên, phương án xấu nhất khi tình hình dịch bệnh chưa thể kiểm soát để học sinh được đi học trở lại trước ngày 15/6/2020, Bộ GD&ĐT sẽ trình Quốc hội cân nhắc phương án phù hợp hơn.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, trong thời gian học sinh phải tạm nghỉ học ở trường, Bộ GD&ĐT đã tinh giản chương trình học kỳ 2 năm học 2019-2020. Đề tham khảo Kỳ thi THPT quốc gia 2020 cũng đã được ban hành, bám sát nội dung dạy học đã được tinh giản.
Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các nhà trường tổ chức dạy học qua Internet và trên truyền hình để thực hiện chương trình giáo dục và đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh. Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, học sinh đi học trở lại sẽ tiếp tục thực hiện chương trình và kiểm tra định kỳ, học kỳ để hoàn thành chương trình năm học trước ngày 15/7/2020.
Trước diễn biến kéo dài của dịch Covid-19 hiện nay, học sinh cả nước vẫn đang nghỉ học, trong khi đó, việc học trực tuyến, học trên truyền hình mới chỉ là giải pháp tạm thời, do vậy, một số chuyên gia giáo dục đề xuất các phương án của kỳ thi THPT quốc gia như: Giao việc xét tốt nghiệp về cho các địa phương, bỏ bớt môn thi, xây dựng quy định để thực hiện thi online, hoặc có thể bỏ thi THPT quốc gia, xét đặc cách tốt nghiệp.
Thầy Nguyễn Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lê Quý Đôn chia sẻ, dịch bệnh có thể vẫn kéo dài trong khi đó học sinh chưa thể học chương trình học kỳ 2 là vấn đề nan giải.
Do vậy chuyên gia này đề xuất Bộ GD&ĐT cần có các “kịch bản” khác nhau ứng với mốc thời gian học sinh trở lại trường. “Chúng ta phải tính đến cả những tình huống xấu nhất có thể xảy ra để lúc đó không bị động”, ông Bình nói.
Cụ thể theo thầy Bình, nếu hết tháng 4 học sinh đi học lại, cả nước vẫn thi THPT quốc gia như bình thường. Tuy nhiên, nếu đến tháng 5 học sinh vẫn chưa đi học lại Bộ GD&ĐT nên tính tới giảm môn thi.
“Trường hợp học sinh nghỉ hết tháng 5, Bộ nên bỏ thi THPT quốc gia, xét tốt nghiệp”, thầy Bình đề xuất.
Còn GS. Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội, chuyện bỏ kỳ thi THPT chắc chắc sẽ khó vì là điều này do Luật Giáo dục quy định, muốn bỏ phải thay đổi Luật.
Với đề xuất bỏ môn thi, theo quan điểm của ông Đào Trọng Thi, việc này không cần thiết bởi học sinh đã có quá trình học dài lâu. Bên cạnh đó, nếu bỏ môn thi, hay bỏ thi có thể ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của cả một thế hệ học sinh.
Không cho rằng cần bỏ kỳ thi cần bớt môn thi song ông Thi cho rằng, cách thức tổ chức kỳ thi THPT quốc gia có thể thay đổi, tiến hành ở quy mô khác nhau, không nhất thiết phải ở tầm “quốc gia”.
Theo GS. Đào Trọng Thi, Bộ GD&ĐT có thể giao cho các địa phương, các nhà trường tự tổ chức thi trên tinh thần nghiêm túc nhưng đơn giản. Dù ở quy mô nào chúng ta cũng cần tổ chức kỳ thi nghiêm túc nhưng đơn giản, chất lượng, tuyệt đối không được phép “xuề xòa”.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của Covid-19, Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh khung thời gian năm học 2019-2020, theo đó thời gian kết thúc năm học trước ngày 15/7/2020; thời gian tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia từ ngày 8-11/8/2020. Đồng thời, Bộ đã đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố căn cứ tình hình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương quyết định cho học sinh đi học trở lại.
Tin liên quan
Vinamilk lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh
13:39 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé MILO trao tặng máy tính cho các trường tiểu học vùng cao
10:26 | 22/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn IPPG kết hợp tổ chức cuộc thi ROBOG thành công rực rỡ
08:40 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK