Nắm kỹ quy định để xuất khẩu thành công qua thương mại điện tử
Sàn thương mại điện tử Việt Nam-EU: Cú huých xuất khẩu vào EU | |
Tìm cách tiếp cận mới cho quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử | |
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng EVFTA qua thương mại điện tử |
Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc tham gia hàng loạt FTA. Thương mại điện tử cũng bắt đầu xuất hiện trong nội dung các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia, điển hình là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Ông có thể chia sẻ rõ hơn về nội dung thương mại điện tử trong FTA đình đám này?
Thương mại điện tử là nội dung tương đối mới trong các FTA của Việt Nam, chủ yếu chỉ có trong các FTA thế hệ mới như CPTPP, FTA Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Cả 3 FTA này đều có phần khung tương đồng nhưng nội dung, phạm vi, độ toàn diện cũng như những chế tài rất khác biệt. Với CPTPP, chương thương mại điện tử là chương tương đối toàn diện. Trong 3 FTA kể trên, CPTPP là FTA có nhiều quy định nhất và ngặt nghèo nhất liên quan đến thương mại điện tử. Trong đó có các chính sách chung như cam kết không đánh thuế XNK với các sản phẩm truyền dẫn điện tử. Điều này vẫn thống nhất với tinh thần chung của WTO. Tuy nhiên, lưu ý là rất nhiều nước cũng đang tính toán vượt ra khỏi tinh thần chung của WTO về câu chuyện đánh thuế này.
Thứ hai là các cam kết không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm kỹ thuật số tương tự nhau. Nội dung này với Việt Nam được miễn trừ 2 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực (14/1/2019-PV). Đến thời điểm này, quy định miễn trừ đối với Việt Nam đã hết.
Tuy nhiên, phần liên quan sau này xuyên suốt CPTPP và với mọi FTA có chương về thương mại điện tử khác là yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường mạng trước gian lận, lừa đảo trong thương mại điện tử. Đây là quy chế rất quan trọng. DN làm XNK bình thường theo kênh truyền thống ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã là vấn đề phức tạp nhưng với thương mại điện tử đây lại còn là nội dung phức tạp hơn. Bởi có thể có nhiều chế tài hơn, còn có những yêu cầu liên quan như vai trò của sàn thương mại điện tử.
Đó cũng là thách thức, song thách thức quan trọng hơn là về văn hóa. Thương mại điện tử trong nước vi phạm về sản phẩm được đánh giá tương đối nhiều. Nếu không điều chỉnh thói quen văn hóa ít tôn trọng bảo vệ người tiêu dùng, khi đi ra ngoài là “sân chơi”, thiết chế khác hẳn, DN sẽ đối mặt với khó khăn. Một số DN có thể dẫn tới câu chuyện XK ra bên ngoài qua thương mại điện tử khó quá liền quay trở lại trong nước.
Nội dung về thương mại điện tử trong EVFTA và RCEP thì như thế nào, thưa ông?
EVFTA thì có những quy định tương đối mềm mại hơn về thương mại điện tử so với CPTPP. Cụ thể là, không áp dụng các loại thuế hải quan đối với giao dịch điện tử; cam kết hợp tác thông qua việc duy trì đối thoại về các vấn đề quản lý được đặt ra trong thương mại điện tử, bao gồm: Trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong việc truyền dẫn hay lưu trữ thông tin; ứng xử với các hình thức liên lạc điện tử trong thương mại không được sự cho phép của người nhận (như thư điện tử chào hàng, quảng cáo…); bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia giao dịch điện tử.
Hiệp định RCEP cũng có những nội dung tương đồng và cả những nội dung tương đối mới về thương mại điện tử so với CPTPP và EVFTA bao gồm: Thuận lợi hóa thương mại; ban hành quy định bảo vệ người tiêu dùng để ngăn chặn gian lận, lừa đảo trên thương mại điện tử; không áp dụng thuế hải quan đối với các loại hình truyền dẫn điện tử giữa các bên; yêu cầu đặt trang thiết bị máy tính trên lãnh thổ quốc gia như là điều kiện để thực hiện kinh doanh trên lãnh thổ quốc gia của bên đó… Tuy nhiên, phải sau 5 năm RCEP có hiệu lực mới phải thực hiện các quy định về thương mại điện tử.
Ông có lưu ý gì dành cho các DN Việt Nam để có thể tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, thúc đẩy XK hàng hóa qua thương mại điện tử?
Nhìn từ góc độ các cam kết, điều quan trọng nhất là DN phải tìm hiểu thông tin liên quan đến thương mại điện tử trong các FTA. Bên cạnh các nội dung nêu trên, còn rất nhiều nội dung khác liên quan đến sản phẩm kinh doanh trên thương mại điện tử như: Bảo hộ sở hữu trí tuệ, kiểm dịch động thực vật hay chứng nhận hợp chuẩn hợp quy, các hàng rào kỹ thuật…
Thứ hai là sự tham gia, tham vấn các đối tác nước ngoài, các cơ quan quản lý nước ngoài về quy định thương mại điện tử hoặc thông qua cơ quan quản lý của Việt Nam để truyền tải những ý kiến phản biện hay những vướng mắc của mình tới cơ quan quản lý nước ngoài về thương mại điện tử cũng là yếu tố rất quan trọng. Các cơ quan quản lý của Việt Nam sẽ có những cơ sở thực tiễn để trao đổi với phía đối tác .
Một điểm quan trọng nữa DN cần lưu ý là các cam kết cũng chỉ là điều kiện cần tối thiểu, DN đáp ứng được các cam kết trong FTA không có nghĩa là DN đã đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn về thương mại điện tử ở thị trường đối tác.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản năm 2024 vượt 60 tỷ USD?
08:33 | 17/12/2024 Kinh tế
Yêu cầu thực hiện tốt công tác thanh toán, phối hợp thu dịp "cao điểm" cuối năm
17:17 | 16/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics