Nam châm "hút" các công ty công nghệ toàn cầu
Thế giới 2023: Những kịch bản "công phá" các thị trường toàn cầu Cầu nối thu hút hơn 5,8 tỷ đô la Singapore vào Việt Nam Nợ công toàn cầu vượt ngưỡng 92.000 tỷ USD vào năm 2022 |
Cơ sở hạ tầng của Singapoe thường được công nhận về sự sẵn sàng về công nghệ. |
Giờ đây, quốc đảo này đang thu hút những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu và các công ty khởi nghiệp. Những lợi thế của Singapore đã khiến nước này trở thành một địa điểm được lựa chọn của nhân tài công nghệ và vốn đầu tư trong bối cảnh quốc đảo này điều hướng cuộc cạnh tranh công nghệ ngày càng tăng giữa Mỹ với Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, Singapore cũng đã đưa ra ba sáng kiến việc làm mới để thu hút nhân tài nước ngoài và đảm bảo rằng quốc gia này vẫn là một trung tâm đổi mới. Tech Pass, ra mắt vào năm 2019, cho phép những người có nền tảng về công nghệ, chẳng hạn như người sáng lập công ty công nghệ và giám đốc tài chính, ở lại Singapore từ hai năm trở lên để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của đất nước. Chương trình Tech@SG có liên quan nhằm mục đích thu hút các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số và công nghệ đến với Singapore. Chương trình này cho phép các doanh nghiệp đang phát triển nhanh chóng tiếp cận với những nhân tài quan trọng mà họ cần để phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách đảm bảo tối đa 10 giấy phép tuyển dụng cho mỗi công ty. Thẻ chuyên môn và mạng lưới ở nước ngoài, được giới thiệu vào tháng 1/2023, dành cho những nhân tài nước ngoài có kiến thức và sáng tạo ngoài lĩnh vực khởi nghiệp và công nghệ. Bằng cách đảm bảo phê duyệt tự động, doanh nghiệp có thể tiếp cận các giám đốc điều hành cấp cao và chuyên gia khi cần. Người sở hữu thẻ này có thể ở lại Singapore trong 5 năm và không bị ràng buộc với một chủ lao động nào.
Tuy nhiên, Singapore phải đối mặt với những thách thức địa chính trị. Năm ngoái, trong khi Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Singapore thì Trung Quốc lại đứng đầu về thương mại. Mỹ đang thắt chặt các hạn chế đối với hoạt động kinh doanh với Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thì Bắc Kinh vẫn duy trì các chính sách công nghiệp có lợi cho doanh nghiệp trong nước. Những hành động gần đây ở Trung Quốc báo hiệu rắc rối cho việc tiến hành thẩm định các khoản đầu tư tiềm năng hoặc các đối tác thương mại ở nước này. Trong suốt thời gian đó, Singapore đã duy trì sự cân bằng trong quan hệ kinh tế với Mỹ và Trung Quốc. Năm 2021, Singapore cũng trở thành quốc gia đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mà Trung Quốc hiện là thành viên lớn nhất. Năm ngoái, Singapore đã tham gia với tư cách là thành viên sáng lập của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) vì sự thịnh vượng, nỗ lực hàng đầu của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm tăng cường quan hệ kinh tế với khu vực.
Trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai siêu cường đang chuyển hướng từ cạnh tranh sang ngăn chặn, thách thức của Singapore trong việc điều hướng giữa hai bên đang trở nên khó khăn hơn. Singapore tiếp tục thể hiện sự khéo léo trong việc cân bằng các căng thẳng địa chính trị cạnh tranh. Hành động "đi dây" này sẽ không dễ dàng nhưng các chuyên gia tin tưởng rằng Singapore có thể thực hiện được. Với khả năng kết nối vật lý và kỹ thuật số, cùng với khả năng tiếp cận tài chính, Singapore kỳ vọng sẽ tiếp tục thu hút nhân tài công nghệ và đầu tư.
Tin liên quan
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơn khát năng lượng hạt nhân của các "ông lớn" công nghệ
06:34 | 20/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK