Năm 2019: Bước tiến vững chắc của kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam năm 2019 đã phát triển vượt bậc với các kỷ lục chưa từng có. Ảnh: H.Dịu |
Chiều sâu chất lượng
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, trong bối cảnh tình hình thế giới năm qua biến động phức tạp, kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm, bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2019 đã đạt được những kết quả tích cực. Nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng cao, tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02%, là năm thứ hai liên tiếp trong giai đoạn chiến lược 10 năm nền kinh tế đạt mức tăng trưởng trên 7%, vượt mục tiêu đề ra, quy mô được mở rộng với chất lượng ngày càng được cải thiện.
Trong 12 chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2019 Quốc hội giao, 12/12 chỉ tiêu chủ yếu được hoàn thành, trong đó có 7 chỉ tiêu vượt. Cụ thể là: Tốc độ tăng GDP 7,02% (kế hoạch là 6,6-6,8%); tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 2,79% (kế hoạch là 4%); tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 8,1% (kế hoạch là 7-8%); tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu kế hoạch là 3% nhưng đã xuất siêu 3,77%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5% trong đó các huyện nghèo giảm 4%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 27,5 giường (kế hoạch là 27 giường); tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 90% (kế hoạch 89,3%). |
Không chỉ GDP tăng cao mà nhiều chỉ số khác cũng đạt nhiều ấn tượng. Đó là lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tăng 2,01% so với bình quân năm 2018; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2019 tăng 2,79%, thấp nhất trong 3 năm qua; nợ công giảm nhanh… Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên cán mốc hơn 516 tỷ USD; xuất siêu gần 10 tỷ USD - mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt tới 17,7%, cao hơn nhiều so với tốc độ chỉ 4,2% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)... Cũng trong năm 2019, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018, thiết lập đỉnh cao mới về số vốn so với các năm trước.
Nhưng khi đặt các con số kỷ lục sang một bên, chúng ta vẫn nhìn thấy được sự phát triển từ chiều sâu, từ chất lượng của nền kinh tế. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển sang các ngành mũi nhọn, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống 13,96% GDP, so với mức 14,68% của năm 2018. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng với mức tăng 11,29%, tăng trưởng đều qua các quý, quý sau cao hơn quý trước và tăng trưởng ở hầu hết các ngành…
Ngoài ra, cơ cấu vốn đầu tư chuyển dịch theo hướng tỷ trọng vốn khu vực ngoài nhà nước tăng đều qua các năm. Năm 2019, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước đã tăng 17,3%, đạt 46% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, mức tỷ trọng cao nhất từ trước đến nay. Điều này là minh chứng cho việc hiện thực hóa các chủ trương của Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
Đặc biệt, chất lượng nền kinh tế còn được thể hiện ở hiệu quả đầu tư được cải thiện. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (hệ số ICOR) luôn giảm thấp qua các năm, cho thấy các cấp chính quyền, các chủ thể trong nền kinh tế đã có sự tính toán hợp lý, giúp hấp thu nguồn vốn hiệu quả nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh đó, năng suất lao động, năng suất của các nhân tố tổng hợp (TFP) cũng đều có sự tăng trưởng bứt phá… Sự bền vững và hấp dẫn của nền kinh tế trong năm 2019 đã giúp số doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ mục hơn 138 nghìn doanh nghiệp, với số vốn bình quân cũng cao nhất trong nhiều năm qua, đạt 12,5 tỷ đồng.
Đương đầu thách thức
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Nguyễn Bích Lâm dự báo, năm 2020, nền kinh tế đất nước vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế và tiếp tục đối mặt với những thách thức mới như: Chăn nuôi lợn trong năm 2019 chịu ảnh hưởng nặng nề của Dịch tả lợn châu Phi trên tất cả địa phương. Biến đổi khí hậu, hạn hán, nắng nóng kéo dài, an ninh nguồn nước ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng cây trồng… Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, mọi biến động của thế giới cũng tác động đến nền kinh tế trong nước, trong khi khả năng chống chịu trước những biến động của bên ngoài còn hạn chế.
Ngoài ra, công nghiệp, chế biến chế tạo tuy phát triển mạnh nhưng chỉ số tồn kho toàn ngành lại tăng tới 13,6% so với cùng thời điểm năm trước.
Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, số lượng tồn kho năm nay thấp hơn năm trước, lượng tồn kho chủ yếu do một số ngành buộc phải lưu hàng tồn kho để giải quyết các vấn đề về nguồn nguyên liệu hoặc chưa tìm được “tiếng nói chung” giữa sản xuất và nhu cầu thị trường. Do đó, lượng tồn kho tăng chỉ là tạm thời và khả năng sẽ được giải tỏa trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, vị này lại đưa ra cảnh báo về xu hướng tăng trưởng chậm lại của ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo. Nguyên nhân do ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, trong khi ngành này có các doanh nghiệp quy mô lớn là các doanh nghiệp FDI nên phụ thuộc nhiều vào các công ty mẹ ở nước ngoài, khó bảo đảm ổn định.
Bên cạnh đó, bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá đã đưa ra những khuyến nghị về việc theo dõi sát tình hình giá cả, thị trường trong nước và thế giới, diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, thực hiện lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý vào thời điểm thích hợp. Ngoài ra, các chuyên gia kinh tế còn cho rằng, Quốc hội đã thông qua 12 chỉ tiêu năm 2020, đây là những chỉ tiêu tương đối cao và khá thách thức cho nền kinh tế trong bối cảnh còn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, nếu Chính phủ tiếp tục giữ vững nền kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, điều hành chính sách tiền tệ hài hòa với chính sách tài khóa, bảo đảm các cân đối lớn sẽ tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế có độ mở cao nên sẽ phải “dè chừng” nhiều yếu tố tác động trong thời gian tới. Tuy nhiên, cơ hội cho sự phát triển vẫn rất “thênh thang” nếu chúng ta tiếp tục phát huy tốc độ như trong năm 2019, nhưng phải cải thiện những hạn chế, khó khăn còn tồn tại về môi trường kinh doanh, hiệu quả đầu tư, năng suất lao động…
Việt Nam đầu tư trên 500 triệu USD ra nước ngoài Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), năm 2019, các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký đầu tư ra nước ngoài trên 508 triệu USD, trong đó vốn đầu tư đăng ký mới của 164 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 403,15 triệu USD. Có 29 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với vốn tăng thêm gần 105 triệu USD. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm 121,6 triệu USD, chiếm 23,9% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ hai, với 86,1 triệu USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực hoạt động chuyên môn khoa học - công nghệ đứng thứ ba, với 70,1 triệu USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư. Năm 2019, trong số 32 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, chỉ riêng thị trường Australia đã tiếp nhận 154,6 triệu USD, chiếm 30,4%. Xếp sau Australia là Hoa Kỳ, với 26 dự án, tổng vốn đầu tư 93,4 triệu USD, chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư. M.H |
Tin liên quan
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
10:56 | 15/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics