Cải cách tài chính, hướng tới cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam
Toàn cảnh Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2019. ẢNh TL. |
Chính sách tài chính đóng vai trò huyết mạch
Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế là xu hướng, mục tiêu và được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là chủ trương, định hướng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước, được cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, tài chính có nhiệm vụ quan trọng, thúc đẩy, mở đường trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Để thực hiện được mục tiêu này, Bộ Tài chính đã tham mưu, hoạch định chính sách tài chính nhằm huy động và phân phối các nguồn lực sản xuất trong xã hội, chuyển tải các nguồn lực tài chính quốc gia để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương thu, chi ngân sách ở tất cả các cấp, ngành, địa phương và đơn vị, nhờ vậy tỷ trọng chi thường xuyên giảm (năm 2018 giảm còn dưới 62% tổng chi ngân sách nhà nước, mục tiêu là dưới 64%), tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng (năm 2018 đạt trên 27%, mục tiêu là 25 - 26%).
Cùng với việc tích cực xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý nợ công, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh cơ cấu lại nợ công theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, triển khai thực hiện các giải pháp phát triển cân bằng và toàn diện thị trường tài chính, cùng với đó là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thông qua việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thu đủ số cổ tức, lợi nhuận sau thuế, tiền bán vốn tại các doanh nghiệp theo Nghị quyết Quốc hội...
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Sebastian Paust, Tham tán thứ nhất, Trưởng Bộ phận Hợp tác phát triển, Đại sứ quán cộng hoà Liên bang Đức tại Việt Nam cho rằng, năm 2019 là thời điểm Việt Nam đang trong quá trình được trải nghiệm nhiều những thực tiễn thành công cho việc chuẩn bị chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030. Chiến lược này đóng góp cho định hình cải cách trong lĩnh vực tài chính trong giai đoạn Việt Nam đang hướng tới chuyển đổi số tích cực.
“Diễn đàn Tài chính là diễn đàn quan trọng cho thấy chính sách tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc cơ cấu lại nền kinh tế đất nước. Khuôn khổ cải cách hiện đại, đặc biệt là tăng hiệu suất quản lý trong lĩnh vực tài chính công là đặc điểm quan trọng trong quá trình hướng tới cải cách lâu dài sắp tới. Chúng tôi cũng đánh giá cao cách tiếp cận của Chính phủ Việt Nam trong việc hướng tới một chính sách tài chính tạo động lực hướng tới mô hình tăng trưởng. Đây là nỗ lực lớn của chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu chính sách tài chính của một đất nước”, ông Sebastian nói.
Cải cách tài chính đảm bảo phù hợp hiện tại Việt Nam
Có thể khẳng định, các chính sách tài chính trong thời gian qua đã đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Nhìn chung, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế đã đi vào thực chất hơn, tạo ra nhiều chuyển biến quan trọng và rõ nét. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng chưa thay đổi bền vững; cơ cấu lại nền kinh tế chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Tại Diễn đàn, Trưởng Bộ phận Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Cộng hoà Liên bang Đức tại Việt Nam cho rằng, trong mục tiêu hướng tới là mức thu nhập trung bình vào năm 2030 và sẽ trở thành quốc gia có mức thu nhập cao hơn vào năm 2045, Việt Nam phải tính đến bối cảnh có nhiều xung đột thương mại thế giới diễn ra. Việc phải cải cách chính sách tài chính trong thời kì này thực sự rất quan trọng.
“Để cải cách chính sách tài chính, vấn đề thứ nhất là đòi hỏi về chất lượng và hiệu quả trong đầu tư công. Thứ hai là giáo dục trình độ cao, đặc biệt hướng tới các nguồn lực. Thứ ba là cơ sở hạ tầng và đảm bảo khu vực tư nhân phát triển như thế nào. Đồng thời cũng cần phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Những vấn đề về chính sách cần đánh giá và mở rộng sao cho cân bằng và phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam cần phải cơ cấu lại chính sách về quản lý nợ và đầu tư công”, ông Sebastian nhấn mạnh.
Với mục tiêu tìm kiếm các động lực đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế trong các chính sách tài chính ở Việt Nam trong thời gian tới, Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2019 tập trung vào việc nhận diện thực trạng mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của Việt Nam (những hạn chế, vướng mắc và bài học kinh nghiệm trong quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế từ năm 2011 đến nay); định hướng giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.
Diễn đàn cũng sẽ đánh giá những đóng góp của chính sách tài chính trong 10 năm qua đối với quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đồng thời nhận diện những điểm nghẽn/rào cản trong chính sách tài chính nói chung và trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể hiện nay trước yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.
Ông Sebastian Paust khẳng định: “Hiện, Chính phủ Đức đang tiếp tục tăng cường hợp tác lâu dài với Việt Nam và đặc biệt là Bộ Tài chính để tăng cường trao đổi kinh nghiệm cũng như hỗ trợ cho Việt Nam. Tôi mong đợi sẽ tiếp tục chứng kiến những hoạt động hợp tác hiệu quả liên quan đến chính sách tài chính ở Việt Nam trong thời gian tới”.
Tin liên quan
Hải quan Thái Bình bứt phá mạnh mẽ trong thực hiện chỉ số DDCI
07:51 | 15/01/2025 Hải quan
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn khi giải ngân vốn đầu tư công tăng tốc "về đích"
08:40 | 02/01/2025 Tài chính
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics