Muốn bước ra thế giới, doanh nghiệp nên tập trung R&D
Tăng đầu tư R&D và lợi ích Tổng thống Hàn Quốc thăm Trung tâm R&D của Samsung, đối thoại với thế hệ tương lai số |
![]() |
TS Lương Việt Quốc và ông J.T VonLunen, Chủ tịch RMUS bên "siêu phẩm" Hera. Ảnh: NVCC |
Thưa ông, một trang web chuyên kinh doanh drone của Mỹ là SUASNEWS đã nhận xét “Hera hiện là thiết bị drone duy nhất trên thế giới có 12 ưu điểm vượt trội”. Xin ông chia sẻ đôi chút về điều này?
Khi được giới thiệu tại một triển lãm ở Mỹ, Hera đã gây choáng ngợp cho giới công nghệ với hàng loạt ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm đang hiện hữu trên thị trường. Cụ thể, Hera có kích thước nhỏ gọn, bỏ vừa ba lô để một người có thể mang theo dễ dàng, nhưng lại có sức nâng lên tới 15kg khi bay, tức là gấp 7 lần so với sản phẩm cùng loại. Bên cạnh đó, trong khi các drone trên thị trường chỉ có thể mang được 1 thiết bị thì Hera có thể mang được 3 thiết bị, nên sẽ vượt trội hơn về khả năng thực hiện nhiệm vụ.
Để làm ra được một Hera ưu việt như vậy, hành trình hẳn là không hề dễ dàng, thưa ông?
Để có thể vượt lên phía trước thì luôn cần phải có thời gian tích lũy. Với RtR, khoảng thời gian đó là 8 năm. Trong đó, 3 năm đầu tiên là thời gian tìm tòi, học hỏi để biết thế giới đang làm gì; 3 năm tiếp theo là đuổi kịp và sản xuất ra sản phẩm tương tự như của thế giới và 2 năm còn lại là thời gian vượt lên.
Một công ty mới thành lập sẽ phải đối mặt với 3 khó khăn chính là tài chính, nhân lực và công nghệ. Trong số này, nếu xác định được gốc rễ và giải quyết được thì sẽ giải quyết luôn những khó khăn còn lại, nếu không sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn. Và tôi cho rằng thách thức lớn nhất chính là công nghệ, nghĩa là phải có phát minh. Khi đã phát minh ra được thứ vượt trội so với thế giới thì sẽ có người rót tiền vào công ty và sẽ có người giỏi tìm đến với mình.
Khách hàng của RtR đã mua Hera theo hình thức nào, thưa ông?
Đây là một câu hỏi rất hay, bởi hình thức bán như thế nào và bán cho ai là một sự khác biệt rất lớn. Khách hàng mua Hera là RMUS - một nhà phân phối drone chuyên nghiệp tại Mỹ với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực này. RMUS đã ứng trước tiền cho RtR để sản xuất Hera. Đến nay, họ đã ứng trước theo tiến độ là 75%. Điều này nghĩa là họ hoàn toàn tin tưởng vào sản phẩm của mình. Trên website của RMUS, Hera được niêm yết giá là 58.000 USD.
Sau đơn hàng đầu tiên với RMUS, hiện RtR đang có rất nhiều khách hàng tiềm năng. Trong đó có 1 khách châu Âu cũng đã ứng tiền để đặt mua drone. Dự kiến trong 12 tháng tới, giá trị đơn hàng có thể lên tới vài chục triệu USD. RtR đang xây dựng nhà máy tại Khu công nghệ cao và sẽ đi vào vận hành từ năm 2024. Khi đó năng lực sản xuất sẽ tăng khoảng 10 lần, lên vài ngàn chiếc mỗi năm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Vậy định hướng của RtR trong tương lai là gì, thưa ông?
Tôi muốn RtR sẽ trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu và chế tạo drone quan trọng của thế giới. Và RtR sẽ tạo sự khác biệt ở 2 điểm. Thứ nhất là tính sáng tạo, có nghĩa sẽ là một trung tâm mạnh về phát minh, đưa ra những phát minh mới. Thứ hai là độ tin cậy về dữ liệu người dùng và năng lực cung ứng. Cơ sở để RtR thuyết phục khách hàng về những điểm này chính là khả năng làm chủ về thiết kế và công nghệ sản xuất, bởi toàn bộ thân máy và bo mạch điện tử đều do RtR thiết kế và sản xuất.
Lĩnh vực công nghệ đòi hỏi sự cải tiến và đi trước đối thủ một cách liên tục. Hera hiện đã là sản phẩm drone tốt nhất thế giới, nhưng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm cho nó tốt hơn nữa. Thế giới đang kỳ vọng sản phẩm drone sẽ có đủ thông minh để xử lý được vấn đề mà không cần phải có người điều khiển như hiện nay. Đây là một cuộc đua mà RtR mong muốn sẽ là một trong những công ty đầu tiên đưa ra được giải pháp.
Những kết quả đạt được ở thời điểm hiện tại là vô cùng ấn tượng, nhưng được biết ông cũng đã có một tuổi thơ rất vất vả. Ông có thể chia sẻ nhân duyên nào đã giúp bản thân vượt qua khó khăn để có được ngày hôm nay?
Người Việt thường hay nói về hai chữ “nhân duyên”. Trong đó “duyên” là những sự tình cờ, may mắn xảy ra mà cuộc đời ai cũng có thể gặp. Nhưng khi may mắn đến, mình có nắm bắt được hay không thì còn phụ thuộc vào “nhân”, tức là nội lực của mình. Trong suốt cuộc đời mình, hầu như tôi chưa ngừng học tập, đặc biệt là học tiếng Anh. Nhờ đó, tôi đã nắm được cơ hội nhận học bổng Fulbright du học tại Mỹ. Từ đó, tôi đã tiếp nhận được rất nhiều kiến thức chuyên môn và phát triển bản thân về mặt tư duy, kỹ năng…
Sau khi học xong Tiến sĩ và đã thành lập DN tại Mỹ, lý do gì ông lại quyết định trở về Việt Nam?
Cả Mỹ và Việt Nam đều có những thế mạnh riêng để phát triển công nghệ và tôi trở về vì muốn kết hợp những thế mạnh này lại. Thế mạnh của Mỹ là điều kiện tiếp xúc với công nghệ tốt hơn cũng như điều kiện để thấy được xu hướng phát triển của thế giới. Còn Việt Nam có điểm mạnh về tài nguyên con người. Kỹ sư Việt Nam không hề thua kém kỹ sư Mỹ. Việt Nam cũng có những chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. Nhiều nước đã qua Việt Nam mở nhà máy và thuê kỹ sư Việt Nam làm cho họ bởi họ thấy được thế mạnh và muốn tận dụng chính sách.
Từ những thành công đã đạt được, ông có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ?
Trong lĩnh vực công nghệ, nếu muốn bước ra thế giới thì các DN nên tập trung R&D để có phát minh. Phải phát minh ra cái mới để vượt lên trên thế giới thay vì sao chép và làm những phiên bản giá rẻ. R&D chính là chìa khóa mang lại sự hùng mạnh cho các quốc gia. Nếu Việt Nam ngày càng có nhiều công ty lựa chọn con đường R&D và phát minh thì sẽ càng phát triển và vươn lên mạnh mẽ. Như trường hợp Hàn Quốc đã vượt lên trên Nhật Bản trong ngành điện tử nhờ có những phát minh vượt trội. Trung Quốc hiện cũng đã bắt đầu đi theo con đường này và đã có những sản phẩm cạnh tranh ở tầm thế giới. Với nguồn tài nguyên chất xám sẵn có, Việt Nam cũng hoàn toàn có thể làm được như vậy.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan

Bài 3: Tự nguyện tuân thủ pháp luật là động lực để doanh nghiệp phát triển
08:50 | 12/07/2025 Hải quan

Doanh nghiệp Việt thắng lớn tại Hàn Quốc
11:05 | 11/07/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Mở khóa tiềm năng kinh tế số: Ngành Tài chính tiên phong hành động
21:16 | 10/07/2025 Chuyển động

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 9.919 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm

Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng

Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới

Thị trường tài chính xanh sẽ phát triển mạnh mẽ

Lại thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

Tờ khai luồng Đỏ qua Hải quan khu vực XII chiếm 2,6%

6 tháng đầu năm: Đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng 74.084 tỷ đồng

Bài 3: Tự nguyện tuân thủ pháp luật là động lực để doanh nghiệp phát triển

Hải quan khu vực II: Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để thực hiện nhiệm vụ

Đã triển khai nhiều dịch vụ thuế điện tử dành cho người nộp thuế là cá nhân

Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan

Tân Cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu khung có kỹ thuật cao nhất

Ra mắt ứng dụng đặt xe container tích hợp thủ tục XNK đầu tiên tại Việt Nam

Hoa Lâm Đồng bung nở trên hành trình xuất khẩu

Động lực tăng trưởng đang thay đổi cục diện ngành Thép

Doanh nghiệp Việt thắng lớn tại Hàn Quốc

Kế toán, kiểm toán không bị thay thế, mà chuyển mình trong kỷ nguyên số

Thu thuế GTGT tự động đối với hàng NK qua chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng

Hoá đơn điện tử kết nối cơ quan thuế: Cản trở lớn nhất là kỹ năng công nghệ

Hải quan lưu ý quy định về số định danh cá nhân thay cho mã số thuế cá nhân

Xác định tiền thuê đất trả hàng năm

Chính sách ưu đãi thuế vượt trội cho sản xuất, lắp ráp ô tô thân thiện với môi trường

Không phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch sầu riêng XK cho cơ quan Hải quan

Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng

Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới

Lạng Sơn quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cửa khẩu thông minh

Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản

Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc

Chế biến sâu- hướng đi không thể đảo ngược của doanh nghiệp ngành cá tra

Bất động sản công nghiệp cần chủ động "chuyển mình" trước sự thay đổi của nhu cầu

AMV bị cắt margin và loạt cảnh báo 'trói chân' nhà đầu tư

Nhiều cơ hội cho thị trường tài chính xanh

Phân khúc văn phòng cho thuê chất lượng cao chiếm ưu thế

Giao dịch phân khúc bất động sản gắn liền với đất ghi nhận sự tăng trưởng tích cực
