Một chương trình, nhiều bộ sách: Liệu có “loạn” sách giáo khoa?
Trong tuần này Bộ GD&ĐT sẽ công bố SGK mới. Ảnh: Nguyễn Thương. |
Sách giáo khoa chỉ còn là tài liệu học tập
Giữa tháng 6/2019, Luật Giáo dục (sửa đổi) được Quốc hội thông qua chính thức “chốt” việc thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới thống nhất trên cả nước với nhiều sách giáo khoa (SGK). Chương trình GDPT mới cũng quy định rõ ràng những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi cả nước. Dựa trên chương trình thống nhất này, mỗi môn học sẽ có một hoặc một số SGK.
Luật Giáo dục (sửa đổi) cũng quy định, việc biên soạn SGK theo hướng xã hội hóa, việc xuất bản SGK thực hiện theo quy định của pháp luật. SGK do các tổ chức, cá nhân biên soạn phải qua thẩm định mới được phát hành. Từ những quy định mới này, GS Phạm Hồng Tung, trường Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, đã có một thời gian dài, SGK được coi như “pháp lệnh”, buộc giáo viên, học sinh phải tuân theo. Tới đây, SGK sẽ chỉ còn là tài liệu. Nói cách khác, chương trình GDPT chỉ quy định mục tiêu, còn đi đến mục tiêu đó như thế nào sẽ do tác giả SGK và giáo viên lựa chọn. Việc có nhiều bộ SGK cũng sẽ xóa bỏ được tình trạng độc quyền của các NXB trong việc in ấn và phát hành SGK.
Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã tiếp nhận các bản mẫu SGK từ 3 đơn vị đề nghị thẩm định, gồm: Nhà Xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TPHCM. Các bản thảo nhận được đến từ các môn: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên - Xã hội, Giáo dục Thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm, tiếng Anh. Hiện, Hội đồng thẩm định quốc gia SGK đã hoàn thành 2 vòng thẩm định sách và Bộ GD&ĐT dự kiến trong tuần này sẽ công bố những bộ SGK lớp 1 đã được thẩm định để địa phương lựa chọn sử dụng trong năm học 2020-2021 tới đây.
Bộ GD&ĐT nhận định, nhiều bản mẫu SGK được các tác giả xây dựng công phu, cẩn thận, tâm huyết trên cơ sở tuân thủ định hướng đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông. Các bộ sách này có trọng tâm là chuyển mục tiêu giáo dục từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang giúp học sinh hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực. Một số bản mẫu SGK có quan điểm biên soạn riêng, cấu trúc mới, hiện đại, tiếp cận cách biên soạn sách của các nước tiên tiến trên thế giới nhưng vẫn bảo đảm phù hợp điều kiện nhà trường và học sinh tiểu học Việt Nam. Các bộ sách bảo đảm tính “mở”, linh hoạt, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo.
Đặc biệt, so với SGK hiện hành, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Giáo dục thể chất (còn gọi là Thể dục) có sách giáo khoa dành cho học sinh. Trong thời gian qua, bộ sách này đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong xã hội. Tuy nhiên, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cũng khẳng định, thực hiện theo Thông tư 32, các môn học có chương trình thì phải có SGK. Vì vậy, chương trình mới sẽ buộc phải có SGK môn Thể dục theo đúng quy định và bình đẳng với các môn học khác. Còn việc học sinh phụ huynh có mua SGK môn này hay không sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của người học.
Tư duy quản lý cũ sẽ thất bại
Việc thực hiện một chương trình nhiều bộ SGK đã tạo điều kiện mở cho các trường và địa phương trong việc lựa chọn bộ sách phù hợp với điều kiện, văn hóa từng vùng miền. Đây là một điểm mới so với chương trình hiện hành. Song việc lựa chọn SGK như thế nào, nhiều SGK có làm cho thị trường sách bị hỗn loạn… là những câu hỏi mà xã hội đang đặt ra.
Từ những lo ngại của xã hội, GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, tới đây chỉ nên có từ 3-4 bộ SGK được trình bày theo các cách khác nhau dựa theo chương trình chuẩn là đủ, nếu không sẽ xảy ra tình trạng “loạn” sách. Để tránh tình trạng “loạn” sách dẫn tới “loạn” thi, tới đây việc quản lý, đánh giá học sinh phải thay đổi theo hướng đánh giá bằng chương trình, thi cử cũng theo chương trình chứ không phải theo SGK. Có như vậy học sinh dù học bộ SGK nào cũng làm được bài. GS Phạm Minh Hạc cho rằng, khi thực hiện chủ trương mới, nếu nhà quản lý và người thực thi vẫn theo tư duy cũ thì sẽ thất bại.
Theo định hướng của Bộ GD&ĐT, khi thực hiện nhiều SGK, UBND tỉnh, thành sẽ quyết định lựa chọn sử dụng SGK nào cho học sinh của tỉnh, thành mình. Trách nhiệm của các sở GD&ĐT là tham mưu cho UBND tỉnh, thành thành lập hội đồng thẩm định của tỉnh, thành để chọn ra bộ sách phù hợp nhất. Hiện Bộ GD&ĐT đang soạn thảo thông tư hướng dẫn các địa phương chọn SGK. Tuy nhiên, ông Tung cho rằng, phương án tối ưu nhất vẫn là giao cho các trường học được quyền chọn sách. Ở đó, các hội đồng chuyên môn từng môn học của nhà trường sẽ quyết định chọn SGK nào để giảng dạy. Hoặc, hội đồng có thể chọn bài học A ở quyển SGK B, bài học B theo quyển SGK C… Làm được như vậy mới phát huy tối đa quyền tự chủ, sáng tạo của thầy giáo vì chỉ có người thầy mới hiểu rõ nhất học sinh của mình.
Tuy nhiên, hiện nay việc giao cho các trường và giáo viên lựa chọn sách là điều khá mới mẻ. Do đó, ông Tung cho rằng, trước mắt Bộ GD&ĐT tạm giao cho địa phương lựa chọn sử dụng SGK. Song hội đồng lựa chọn SGK của tỉnh, thành không chỉ bao gồm các nhà khoa học, cán bộ quản lý mà phải có cả giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy thuộc các loại hình trường ở địa phương, đại diện học sinh… Sau một thời gian triển khai, khi các nhà trường đã sẵn sàng thì cần trả lại quyền chọn sách cho nhà trường. Về lo ngại lãng phí sách, theo ông Tung, bộ SGK nào viết ra không được nhà trường, giáo viên chọn lựa thì các tác giả phải tự xem lại mình. Đây là sự đào thải tự nhiên, không phải lãng phí.
Tin liên quan
Triển khai chính thức Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
08:10 | 11/12/2024 Hải quan
Chính thức triển khai Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ
15:33 | 05/12/2024 Hải quan
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics