Lưu ý đến tính ổn định của pháp luật doanh nghiệp
![]() |
Hội thảo 20 năm Luật doanh nghiệp: Thành tựu, bài học và yêu cầu cải cách. Ảnh: H.Dịu |
Sáng 18/11, trong khuôn khổ Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Chính phủ Đức tài trợ qua Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với GIZ tổ chức Hội thảo 20 năm Luật doanh nghiệp: Thành tựu, bài học và yêu cầu cải cách.
Năm 1999, Luật Doanh nghiệp được ra đời tuy nội dung khá “sơ sài” nhưng lại là bộ luật đầu tiên của kinh tế thị trường Việt Nam. Sau đó, Luật này đã được sửa đổi qua các năm 2004 và 2014. Các chuyên gia đánh giá đây thực sự là một đột phá về thủ tục hành chính, giúp bảo vệ quyền tự do kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, thu hẹp rủi ro về chính sách. Hiện qua 20 năm, bộ luật này đang xin ý kiến sửa đổi tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
Tại hội thảo, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết, trước khi có Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn thành lập phải xin qua hơn 30 chữ ký và con dấu khác nhau, thậm chí trong chỉ đạo của các tỉnh còn có sự chủ quan của người lãnh đạo khiến các doanh nghiệp khó khăn, chật vật và tốn nhiều chi phí “bôi trơn” để xin các giấy phép…
Vì thế, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, Luật Doanh nghiệp sau nhiều lần sửa đổi đã có những cải cách theo hướng tốt hơn, quyền tự do kinh doanh được bảo đảm, giảm chi phí tuân thủ, tăng độ an toàn trong kinh doanh cũng như quyền và tài sản trong kinh doanh được pháp luật bảo vệ…
Tuy nhiên, cũng theo vị này, một số ngành vẫn áp dụng kiểm soát, hạn chế đáng kể quyền tự do kinh doanh, như: dịch vụ pháp lý, tài chính, ngân hàng và một số dịch vụ khác. Quyền tự do kinh doanh bị hạn chế bởi một số quy hoạch bất hợp lý, không phù hợp, chủ yếu trong phạm vi “kinh doanh cái gì”, còn kinh doanh như thế nào và bao nhiêu vẫn phải bàn.
Ngoài ra, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM cho rằng, việc loại bỏ các điều kiện kinh doanh, giấy phép con vẫn do các Bộ chủ quản làm, thấy không hợp lý thì bỏ. Nhưng khi có Tổ công tác của Thủ tướng thì Tổ công tác rà soát các điều kiện, rồi báo về Bộ xem Bộ có thấy hợp lý không thì mới bỏ. Điều này khiến không ít Bộ, ngành vì quyền và lợi ích nên không muốn cắt giảm điều kiện, thủ tục cho doanh nghiệp.
Vì thế, để sửa đổi Luật Doanh nghiệp tới đây được thực chất và hiệu quả, các chuyên gia đều kiến nghị, bài học đặt ra là các cơ quan quản lý phải lắng nghe doanh nghiệp, nhìn thẳng vào sự thật để có những sửa đổi sát với thực tế cũng như nhu cầu, nguyện vọng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, pháp luật phải có những điều khoản tương thích với tiêu chuẩn quốc tế, làm tốt hơn các quốc gia khác, phát huy sức mạnh toàn dân.
Cùng với đó, Luật sư Nguyễn Quang Hưng khuyến nghị, các cơ quan quản lý cần lưu ý đến tính ổn định của pháp luật doanh nghiệp. Tính ổn định sẽ tạo sự thống nhất trong quy định và tránh sự lạm quyền. Ngoài ra tính ổn định thường được quy định trong các hiệp định đầu tư quốc tế. Để thu hút đầu tư và đảm bảo các cam kết quốc tế về đầu tư, pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư thường phải cam kết với nhà đầu tư nước ngoài khi thay đổi pháp luật thì không gây ảnh hưởng cho nhà đầu tư.
Hơn nữa, để đảm bảo tính ổn định của Luật Doanh nghiệp thì cần xây dựng một số nguyên tắc cốt lõi, giúp các quy định thống nhất, phù hợp như Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư... như vấn đề sở hữu doanh nghiệp, mô hình tổ chức, mô hình quản trị, nguyên tắc bảo vệ cổ đông...
Tin liên quan

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6
14:05 | 08/07/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột
09:40 | 08/07/2025 Hải quan

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hải quan khu vực VI thu ngân sách đạt 6.725,9 tỷ đồng

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế

10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất tháng 6/2025

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

Hải quan khu vực VI thu ngân sách đạt 6.725,9 tỷ đồng

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Địa chỉ, trụ sở và số điện thoại của Thuế Hà Nội và 25 Thuế cơ sở trực thuộc

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp điện tử cần chủ động kịch bản ứng phó với các mức thuế quan từ Mỹ

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao

Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe

Công bố một số thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Đề xuất gộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm trùng lặp thủ tục

10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất tháng 6/2025

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Du lịch Việt Nam trước thời cơ vàng để cán mốc doanh thu "triệu tỷ đồng"

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Bột ngọt nhập khẩu: tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá đến 2030

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Điều hành thị trường tiền tệ chủ động, linh hoạt
