Lợi nhuận của báo chí chính là sức mạnh & hiệu quả thông tin
Nhà báo Hồ Quang Lợi. |
Vấn đề về kinh tế báo chí đã được đề cập tới từ hàng chục năm trước. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều cơ quan báo chí đã phải “bóc ngắn cắn dài” để có thể tồn tại. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Nói đến kinh tế báo chí chính là nói đến nguồn thu của các cơ quan báo chí, mà nguồn thu của cơ quan báo chí chính là một yếu tố căn bản nhất để đảm bảo vấn đề tự chủ tài chính.
Đúng như đã nói ở trên, sự tác động của dịch Covid-19 đã khiến nhiều cơ quan báo chí lâm vào tình trạng “bóc ngắn cắn dài”, đôi khi phải dùng đến biện pháp có tính chất giải cứu theo kiểu “hà hơi thổi ngạt”, cho “qua ngày đoạn tháng” cùng với đó là tình trạng nợ lương, nợ nhuận bút, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, việc đảm bảo chính sách xã hội đối với người làm báo cũng gặp không ít khó khăn.
Việc khó khăn về nguồn thu có tác động không nhỏ đến sự khách quan, công tâm của báo chí, đạo đức làm nghề, có thể dẫn tới hiện tượng che đậy, bóp méo, thổi phồng sự thật, thậm chí bẻ cong ngòi bút. Điều này làm người làm báo dễ mất tư thế khi tác nghiệp, còn cơ quan báo chí dễ mất vị thế của mình. Đây là một bài toán khó khi cơ quan báo chí vừa làm nhiệm vụ chính trị vừa phải tự bươn chải để đảm bảo nguồn thu.
Nói như vậy nghĩa là báo chí đang phải gánh quá nhiều vai trong khi vẫn phải đảm bảo các nhiệm vụ về chính trị cũng như đảm bảo về chất lượng thông tin?
Cơ quan báo chí không phải là một doanh nghiệp. Cơ quan báo chí đảm trách nhiệm vụ trên mặt trận tư tưởng và văn hoá. Một khi xác định báo chí làm nhiệm vụ chính trị thì không thể để báo chí tự bơi, tự vật lộn trong thương trường. Cho nên, vấn đề cân bằng, hài hoà giữa nhiệm vụ chính trị với nhiệm vụ kinh tế của mỗi cơ quan báo chí cần phải được rà soát, đánh giá một cách kỹ lưỡng, khách quan.
Lợi nhuận của cơ quan báo chí có nên được “đong đếm” bằng các con số về tiền, thưa ông?
Tôi cho rằng, lợi nhuận của một cơ quan báo chí không phải làm ra bao nhiêu tiền, mà chính là sức mạnh và hiệu quả thông tin mà cơ quan báo chí đó đưa ra xã hội thông qua các sản phẩm báo chí của mình, sẽ tạo động lực tinh thần, sự cổ vũ lớn lao, khơi lên khát vọng, bồi đắp niềm tin xã hội, huy động cao nhất các nguồn lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đấy mới là cái lãi lớn nhất của báo chí, chính vì vậy không thể đánh giá doanh thu của một cơ quan báo chí bằng tỷ lệ đóng góp vào NSNN mà phải so với hiệu quả, tác động xã hội vô cùng to lớn mà báo chí tạo ra.
Chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá ở góc độ như trên để từ đó có chính sách phù hợp hơn cho các cơ quan báo chí. Cá nhân tôi thiên về hướng Nhà nước cần có sự hỗ trợ báo chí hơn nữa để các tờ báo khó khăn sớm vượt qua khó khăn, còn những đơn vị vốn đã hoạt động tốt thì nay có điều kiện phát triển hơn nữa.
Đặc biệt, theo tôi, trong vấn đề thuế, cần bỏ tư duy coi báo chí như một doanh nghiệp đơn thuần, để báo chí có thêm nguồn lực, tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.
Vậy theo ông, đâu sẽ là nguồn thu chính của các cơ quan báo chí mà vẫn đảm bảo người làm báo có tư thế, cơ quan báo chí có vị thế?
Nguồn thu của cơ quan báo chí có thể nói là rất rộng, không chỉ từ quảng cáo, quảng bá của các doanh nghiệp. Nhìn sâu xa, nguồn thu chính của cơ quan báo chí chính là đến từ lượng phát hành, độ phủ sóng của tác phẩm báo chí đến với bạn đọc, sự đón nhận của độc giả, cũng như tính lan toả, hình ảnh của cơ quan báo chí.
Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, nếu một cơ quan báo chí chỉ tập trung vào tăng view bằng các thông tin phản cảm, kích thích sự tò mò, nuôi dưỡng thị hiếu tầm thường, không đúng với mục đích, tôn chỉ của tờ báo thì cũng chỉ là “ăn xổi ở thì”, chắc chắn sẽ bị đào thải. Nội dung mới chính là “trái tim” của sản phẩm báo chí.
Đặc biệt, trong thời gian qua, cả cơ quan báo chí và cả các cơ quan nhà nước đều chưa thực sự sát sao trong vấn đề bản quyền báo chí. Trong khi đây lại là một nguồn thu khá lớn cho các cơ quan báo chí khi có thể thu được phí bản quyền từ các nhà mạng xuyên biên giới như Facebook, Google và từ các trang tin trong và ngoài nước. Chúng ta chưa có một cơ chế, chính sách rõ ràng, cụ thể về vấn đề này, trong khi bản quyền sẽ là hướng đi cơ bản để tăng nguồn thu cho báo chí trong thời gian tới. Ngoài ra, cơ quan báo chí không chỉ bị bó hẹp trong các sản phẩm báo chí mà có thể tổ chức sự kiện, hội thảo, hội chợ, kinh doanh… trên nhiều lĩnh vực.
Một nguồn thu nữa cho các cơ quan báo chí trong thời gian tới đó chính là sự đặt hàng của Nhà nước, tuy nhiên, nguồn thu này còn quá ít và yêu cầu sự chủ động “chào hàng” của các cơ quan báo chí chứ không thể “há miệng chờ sung” được. Bởi đối với những cơ quan báo chí lớn, Nhà nước có thể đặt hàng trong kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền phục vụ cho sự điều hành, lãnh đạo, chỉ đạo của Nhà nước từ trung ương xuống địa phương, đó là đặt hàng cao nhất. Còn với những đơn hàng cụ thể, có tính trọng tâm, trọng điểm thì các cơ quan báo chí phải năng động, chủ động nghiên cứu, đề xuất. Nói một cách chính xác, bản thân mỗi cơ quan báo chí tuỳ vào tôn chỉ mục đích để chủ động “chào hàng”, chính mình phải nghĩ việc cho mình.
Theo ông, ngoài tự thân tìm nguồn thu, Nhà nước cần có giải pháp gì để hỗ trợ các cơ quan báo chí, để các cơ quan báo chí có thể tự chủ được hoàn toàn, không phải vật lộn với bài toán “cơm áo gạo tiền”?
Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, để khắc phục tình trạng giảm nguồn thu, trách nhiệm trước hết là từ chính các cơ quan báo chí, như nâng cao chất lượng ấn phẩm; sản phẩm phải có bản sắc riêng; cải tiến cách thức vận hành tòa soạn... Tất nhiên, việc khắc phục giảm nguồn thu báo chí cũng phải đến từ hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, trong đó quan trọng nhất là cần có chính sách chia sẻ về thuế đối của các nhà mạng. Hội Nhà báo Việt Nam cũng sẽ đồng hành cùng các cơ quan báo chí, đề nghị Chính phủ, các ngành, địa phương cùng có những chính sách cụ thể, đồng bộ trong việc hỗ trợ các cơ quan báo chí.
Để tự chủ tài chính, mặc dù là đơn vị sự nghiệp nhưng do đặc thù nên cần có chính sách riêng cho các cơ quan báo chí, đơn cử như cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng cần được xác lập một cách cụ thể, đi đôi với việc bố trí kinh phí xứng tầm với nhiệm vụ.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
15:37 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
00:10 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
23:50 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
09:00 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Gia tăng xuất khẩu nhờ đầu tư hạ tầng kết nối với cửa khẩu thông minh
07:41 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Còn tình trạng kinh doanh, sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, không rõ nguồn gốc
20:18 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đồng chí Nguyễn Đức Trung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
18:48 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thống đốc NHNN: Kiên định kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị Việt Nam đồng
14:35 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở Mỹ Latinh
09:30 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Hải quan hưởng ứng Chương trình "xóa nhà tạm, nhà dột nát" và đồng hành "Cùng học sinh biên giới đến trường"
22:52 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Chile
08:16 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khởi tố 6 bị can trong vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC
19:07 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sớm xử lý dứt điểm vướng mắc tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
19:02 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan