Lãi suất cho vay cần độ trễ để giảm thực chất và sâu rộng
Hạ nhiệt lãi suất huy động, kéo giảm lãi vay | |
Đã có 22 ngân hàng giảm lãi suất cho vay, vì sao tín dụng vẫn tăng chậm? | |
Lãi suất cho vay đang dần "hạ nhiệt" |
Vốn và lãi suất tiếp tục là vấn đề lớn gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: ST |
Rất ít doanh nghiệp sẵn sàng vay mới
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng tín dụng tính tới cuối tháng 2/2023 chỉ tăng 0,77%, chưa bằng 1/3 tốc độ tăng trưởng tín dụng cùng kỳ năm ngoái.
Tín dụng tăng chậm không phải do ngân hàng thiếu thanh khoản, thiếu hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng như hồi cuối năm 2022 mà vấn đề chủ yếu đến từ sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lý giải, tín dụng tăng trưởng chậm có một số nguyên nhân. Đầu tiên là do 2 tháng đầu năm trùng vào dịp tết Nguyên đán; thứ hai là nhiều doanh nghiệp vẫn chịu tác động bởi dịch Covid-19, một số doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện vay vốn, đơn hàng của nhiều doanh nghiệp suy giảm khiến nhu cầu vay vốn không cao bằng năm ngoái. Đặc biệt là tín dụng cho bất động sản tăng thấp hơn so với các năm trước.
Trao đổi về tình hình doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu cho biết đang rất khó khăn về đơn hàng. Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho hay, đa số các doanh nghiệp trong tập đoàn mới có đơn hàng hết tháng 2/2023, đơn hàng các tháng sau rất thấp tải, đơn hàng có xu hướng nhỏ lẻ, phức tạp hơn cùng với đó là giá gia công giảm và cạnh tranh cao. Vị này dự báo, đơn hàng của ngành may sẽ phục hồi vào quý 2/2023.
Nguồn: SSI |
Với các doanh nghiệp ngành gỗ, tình hình cũng không khả quan khi một số ý kiến cho biết đơn hàng cũng đã giảm 30-35% so với cùng kỳ năm ngoái. Một khảo sát vừa được Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM thực hiện trong tháng 2/2023 với hơn 100 doanh nghiệp đã cho thấy có tới 83% doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Trong đó, vốn và lãi suất tiếp tục là vấn đề lớn gây khó khăn với 43% doanh nghiệp cho biết lãi suất vay cao và 38,2% cho biết thủ tục vay vốn phức tạp, tốn nhiều thời gian.
Hiện trên thị trường, nhiều ngân hàng thương mại đã tung ra chương trình hỗ trợ giảm lãi suất cho vay với mức giảm từ 1-2%/năm so với mức lãi suất hiện hành.
Trong thông cáo phát đi ngày 6/3, NHNN cho biết các ngân hàng đã cam kết giảm lãi suất huy động từ 0,2-0,5%/năm so với mức lãi suất của từng ngân hàng tính từ ngày 27/2/2023 đối với nhóm kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng. Vì thế, trong tháng 2/2023, mặt bằng lãi suất đã ổn định và thực tế, lãi suất trên thị trường đã có xu hướng giảm. Lãi suất cho vay bình quân phát sinh mới đã giảm khoảng 0,4%/năm; đã có 22 ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay bình quân.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI, điều này mới chỉ xuất hiện ở phạm vi nhỏ, với từng sản phẩm được thiết kế riêng dành cho một số nhóm ngành cụ thể. Hơn nữa, nếu so với cùng kỳ năm ngoài, mức lãi suất cho vay đã cao hơn 3-3,5%, khiến mặt bằng lãi suất huy động và cho vay có giảm so với thời điểm cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao so với nhu cầu thực tế của nền kinh tế. Mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường cho doanh nghiệp sản xuất thông thường đang dao động ở mức 10-10,5%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 11-12%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, trong khi lãi suất vay tiêu dùng đã được đẩy lên mức 14-16%/năm.
Theo đánh giá của TS. Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, với mặt bằng lãi suất cao 12-14%/năm như hiện nay thì rất ít doanh nghiệp sẵn sàng vay mới để đầu tư, sản xuất, kinh doanh, mà chủ yếu là các doanh nghiệp vay để giải quyết bài toán thanh khoản.
Cắt giảm lãi suất thực chất
Các doanh nghiệp đều bày tỏ mong muốn chính sách lãi suất ưu đãi hơn với doanh nghiệp.
Nhưng để lãi suất cho vay thực sự giảm, theo các chuyên gia, sẽ có độ trễ.
Theo TS. Nguyễn Hữu Huân, mức điều chỉnh lãi suất cho vay sẽ có sự phân hóa giữa các ngân hàng thương mại. Trong đó, làn sóng giảm mạnh lãi vay có thể diễn ra nhiều ở những ngân hàng thương mại lớn vì room tín dụng nhiều và chi phí huy động vốn đầu vào thấp hơn. Còn các ngân hàng thương mại nhỏ, vốn đã huy động tiền gửi với mức lãi suất quanh 10%/năm cho các kỳ hạn dài thời gian qua nên cần độ trễ trong vài tháng tới nếu muốn giảm mạnh lãi suất.
Vì thế, vị chuyên gia này nhận định, dự kiến phải từ cuối quý 2, đầu quý 3/2023 làn sóng hạ nhiệt lãi suất mới diễn ra rộng, sâu hơn.
Đồng quan điểm, ông Trần Đức Anh, Giám đốc vĩ mô và Chiến lược đầu tư của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam cho rằng, lãi suất cho vay sẽ có độ trễ nhất định vì phụ thuộc vào cung cầu vốn và nhu cầu của các ngân hàng thương mại khi thấy rủi ro tín dụng cao, có thể họ yêu cầu biên lợi nhuận (NIM) chênh lệch huy động cao để có dư địa, sau đó trích lập dự phòng.
Do đó, theo các chuyên gia, các cơ quan quản lý, ngân hàng và doanh nghiệp cần triển khai đồng bộ các giải pháp để kéo mặt bằng lãi suất cho vay về quanh khoảng 10%/năm, giúp hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Muốn vậy lãi suất tiền gửi cũng cần giảm về bình quân quanh 6-7%/năm. Mức lãi suất này cũng là phù hợp nếu so với lạm phát để lãi suất tiền gửi thực dương, có lợi cho người gửi tiền.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu NHNN điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác. Nghiên cứu, tổ chức thực hiện để giảm mặt bằng lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn, tăng trưởng tín dụng hướng vào các động lực tăng trưởng (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) và các lĩnh vực ưu tiên đã xác định.
Thủ tướng cũng yêu cầu nghiên cứu, điều hành lãi suất hợp lý, hiệu quả, phù hợp với kiểm soát lạm phát; thực hiện cắt giảm lãi suất thực chất.
Tin liên quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
Bền vững cho bất động sản
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK