Kinh tế toàn cầu năm 2015: Nhiều triển vọng tích cực
Sau một thời gian phục hồi bấp bênh, kinh tế Hoa Kỳ đang tăng với tốc độ hợp lý, hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế đã bị suy sụp bởi cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đang tăng cao trở lại, thị trường tín dụng đã hồi sinh, thậm chí các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay hơn. Thị trường nhà đất, nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính, hiện phục hồi với giá tăng nhẹ và số dự án bất động sản tồn kho. Không ngạc nhiên, các chỉ số kinh tế cho thấy hoạt động kinh tế đang chuyển biến mạnh mẽ, tạo niềm tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ là động lực của tăng trưởng toàn cầu trong năm 2015.
Trong những vài tháng cuối năm 2014 này, giá dầu trên thị trường thế giới đã giảm khoảng 35% so với mức đỉnh cách đây 4 năm. Chi phí giảm đã khuyến khích các nhà sản xuất gia tăng sản lượng. Giá dầu giảm cũng có nghĩa lạm phát sẽ thấp hơn, tạo điều kiện để các ngân hàng trung ương có nhiều lý do nới lỏng chính sách tiền tệ, hỗ trợ tăng trưởng toàn cầu. Ngoài ra, giá dầu giảm mạnh về cơ bản sẽ chuyển tài sản từ các nước xuất khẩu dầu mỏ vốn có xu hướng tiết kiệm cao, sang các quốc gia tiêu thụ dầu có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, giúp thúc đẩy nguồn cầu thế giới tăng lên. Như vậy, hai yếu tố - sự cải thiện nền kinh tế Mỹ và chi phí năng lượng thấp hơn- đã có những tác động rất tích cực đối với nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới không phải toàn màu hồng mà có thể đối mặt nhiều rủi ro khi sự phục hồi tại Eurozone vẫn chật vật, tăng trưởng chậm ngay cả tại nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức, và lạm phát gần như không tồn tại đã gây ra lo ngại về sự giảm phát cao trong khu vực này.
Nhưng, vẫn có ba lý do để không quá bi quan về triển vọng kinh tế của EU khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tích cực nới lỏng chính sách tiền tệ, Ủy ban châu Âu đã đưa ra chương trình đầu tư mới và đồng Euro yếu hơn sẽ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh. Nhật Bản cũng đã bị mất đà tăng trưởng trong năm nay, tuy nhiên khi những tác động của chính sách tăng thuế bán hàng hồi tháng Tư qua đi, đồng Yen mất giá mạnh và chính sách tiền tệ táo bạo của ngân hàng trung ương nước này có hiệu lực, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ tiếp tục phát triển, mặc dù còn chậm. Kinh tế Trung Quốc lại đáng lo ngại hơn cả bởi bong bóng bất động sản xì hơi và sự mất cân bằng tài chính lớn. Nhằm tháo gỡ vấn đề này, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã quyết định bơm thanh khoản đáng kể vào nền kinh tế, trong khi Chính phủ đẩy mạnh chi tiêu đối với các dự án cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, Trung Quốc vẫn có một số lĩnh vực hỗ trợ tăng trưởng như quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ và cuộc cách mạng bán lẻ trực tuyến đang tạo ra việc làm và chi tiêu vốn mới nên dù tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm hơn nhưng vẫn đóng góp đáng kể vào tổng cầu thế giới.
Mặt khác, các rủi ro địa chính trị vẫn hết sức đáng lưu tâm. Các khu vực tiềm ẩn các nguy cơ lớn nhất đối với tăng trưởng toàn cầu là Trung Đông, nếu các cuộc nội chiến ở Libya, Syria, Yemen và Iraq và lực lượng nổi dậy ở Ai Cập ngày càng khốc liệt hơn và lan sang các khu vực sản xuất dầu mỏ hoặc ảnh hưởng đến các tuyến đường vận chuyển dầu như như kênh đào Suez, giá dầu sẽ tăng vọt, khiến rủi ro rất khó để định lượng. Nếu những rủi ro chính trị Trung Đông không xảy ra, hai yếu tố tích cực nhất là sự phục hồi kinh tế Mỹ và giá dầu giảm sẽ thúc đẩy nguồn cầu thế giới, đem đến triển vọng tích cực cho kinh tế toàn cầu năm 2015.
Tin liên quan
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK