Kinh tế đêm Hà Nội: Nhiều dư địa để khai thác
Hà Nội cần phát triển kinh tế đêm để kích thích khách lưu trú và chi tiêu. Ảnh: ST |
Dịch vụ đêm hút khách
Từ 19h, nhiều con phố ở Hà Nội như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Tạ Hiện, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến… bắt đầu trở nên đông đúc và náo nhiệt sau thời gian dịch Covid-19. Người dân đổ về khu vực này không chỉ có các du khách người nước ngoài mà còn là người dân ở khắp Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước, mong muốn một lần được sống trong cảnh về đêm của Thủ đô.
Hà Nội về đêm trong mắt du khách không chỉ là các cửa hàng tiện ích, các quán ăn uống, quán bar, cà phê, thời trang, mà còn xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh ăn theo khác như xích lô, văn nghệ đường phố. Tất cả tạo nên không gian về đêm rất đặc trưng của Hà Nội. Đặc biệt, với một lượng lớn du khách tập trung về khu phố cổ đã tạo cơ hội việc làm rất lớn cho người lao động, tăng thu nhập cho các tiểu thương, thu hút khách du lịch.
Ông Nguyễn Hồng Đài, Tổng giám đốc APT Travelcho rằng, kinh tế ban đêm không gói gọn trong chợ đêm hay phố đi bộ, vũ trường, quán nhậu, karaoke... mà còn hàng loạt dịch vụ khác như vận tải, thương mại, thậm chí là giao dịch tài chính xuyên quốc gia do đặc thù múi giờ khác nhau. Chẳng hạn, rất nhiều chuyến bay đến thành phố vào buổi tối, nhiều lao động, người đi làm thời gian này, do đó, ngoài nhu cầu mua sắm, ăn uống, cần có nhiều loại hình thương mại, dịch vụ khác đi theo. |
Từ năm 2016, thành phố Hà Nội đã cho phép quận Hoàn Kiếm triển khai thí điểm một số quán bar, nhà hàng mở cửa đến 2 giờ sáng, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch. Các cơ sở này phải đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, tiếng ồn, an toàn trật tự, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân xung quanh.
Sau khi rà soát, có gần 100 cơ sở kinh doanh đủ điều kiện tham gia, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, doanh thu của các cơ sở kinh doanh tăng khoảng 30-40% so với trước khi có chủ trương thí điểm.
Qua tìm hiểu phóng viên được biết, hiện hoạt động kinh tế đêm tại quận Hoàn Kiếm chủ yếu khai thác tại phố đi bộ ban đêm, chợ đêm Đồng Xuân, phố bia đêm Tạ Hiện và các cơ sở ăn uống, quán bar. Tuy chưa có thống kê riêng biệt về kinh tế đêm tại quận Hoàn Kiếm nhưng ông Đinh Hồng Phong, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm thông tin, năm 2018, quận Hoàn Kiếm thu ngân sách đạt 7.728 tỷ đồng; năm 2019 thu ngân sách 9.600 tỷ đồng, trong đó các hoạt động kinh tế ban đêm đóng góp không nhỏ.
Theo lãnh đạo phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, sản phẩm du lịch từ 18- 3h sáng mang lại doanh thu 70% dịch vụ cho địa bàn. Cụ thể, doanh thu bình quân của các cơ sở tham gia thí điểm mở cửa ban đêm tăng 30% so với thời gian chưa thực hiện thí điểm.
Tuy nhiên, nhiều du khách quốc tế hoặc khách nội địa khi tới Hà Nội đều cho rằng Thủ đô thiếu các dịch vụ vui chơi, giải trí về đêm, ngoài con phố Tạ Hiện và cho rằng cuộc sống về đêm ở đây khá tẻ nhạt. Cùng với đó, thị trường quà lưu niệm dành cho khách du lịch đến Hà Nội cũng chẳng có gì hấp dẫn, ngoài mấy mô hình xích lô uốn bằng dây thép, nón lá hay biểu tượng cô gái mặc áo dài.
Chưa kể, các hoạt động vui chơi, giải trí, lễ hội để phục vụ người dân, du khách ở Hà Nội cũng khá khiêm tốn. Ngoài các nhà hát truyền thống như Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Múa rối Thăng Long… các hoạt động khác gần như chỉ mang tính chất thời vụ hoặc vào các dịp lễ.
Về phía DN lữ hành, nhiều ý kiến cũng cho rằng Hà Nội vẫn chưa khai thác tốt lợi thế kinh tế về đêm. Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng chia sẻ, nếu so với TPHCM người dân Hà Nội ít có nhiều điểm tụ tập vui chơi, giải trí, mua sắm hơn. Phần lớn các cửa hàng đều đóng cửa trước 23h. Chỉ một số điểm hoạt động ban đêm nhưng cũng không được phép muộn hơn 2h sáng. Do vậy, nếu muốn du khách mở hầu bao, theo ông Thắng, Hà Nội cần phát triển kinh tế đêm để kích thích khách lưu trú và chi tiêu.
Tận dụng tiềm năng
Để tận dụng tiềm năng vốn có của Thủ đô về đêm, ông Nguyễn Công Hoan, Tổng giám đốc HanoiRedtours kiến nghị cần phải tạo hành lang pháp lý về kinh tế ban đêm. Cụ thể, khi phát triển hoạt động dịch vụ gì, thời gian, khu vực, người tham gia các lĩnh vực đó… phải đáp ứng tiêu chuẩn về tiếng ồn, ánh sáng, xa khu dân cư, bệnh viện, trường học; đồng thời tăng công tác quản lý nhà nước để tránh tệ nạn có thể phát sinh
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel cho rằng, chúng ta đã biết được hiệu quả kinh tế đêm, tuy nhiên chúng ta chưa quan tâm đầu tư để có những chính sách, cơ chế riêng phát triển kinh tế về đêm. Đây chính là nút thắt lớn cần được tháo gỡ.
“Tôi cho rằng rào cản không chỉ nằm ở giới hạn thời gian mà còn là quy hoạch và quản lý. Chính vì không quy hoạch được mới trở nên xô bồ. Nhiều tuyến phố đi bộ ở các thành phố lớn, giờ người ta gọi là phố đi nhậu. Hàng quán tràn ra lòng đường, chiếm diện tích. Những con phố rộng hơn, thích hợp làm dịch vụ, thì lại trống trơn”, Tổng Giám đốc Vietravel nhận định
Đại diện DN này cũng cho rằng, kinh tế ban đêm không thể hình thành nhờ vào việc kéo dài thời gian hoạt động của vài cơ sở kinh doanh, nó luôn phải hoạt động đồng bộ từ phương tiện công cộng để đến các địa điểm giải trí ban đêm, tới nhà hàng để ăn sau khi rời sân khấu lúc 2h sáng, chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/24 để sẵn sàng phục vụ du khách.
Về phía thành phố Hà Nội, theo lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, thời gian tới quận sẽ tập trung xây dựng và triển khai đề án thí điểm phát triển kinh tế đêm theo hướng tổ chức xuyên đêm, phân loại theo mô hình tổ chức trong nhà và ngoài trời, trong không gian đi bộ.
“Ngoài các dịch vụ đêm như phố đi bộ, chợ đêm thì trong thời gian tới quận Hoàn Kiếm sẽ mở 2 điểm nhấn đặc sắc để níu chân du khách. Quận đề xuất xây dựng “cột mốc số 0” của Hà Nội và cả nước tại không gian đi bộ Hoàn Kiếm để trở thành điểm nhấn không chỉ của Thủ đô mà của cả nước nhằm thu hút khách quốc tế đến tham quan. Đồng thời quận cũng tăng cường tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, lễ hội ẩm thực, làng nghề, tháng khuyến mãi hấp dẫn…”, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm nói.
Về nguy cơ xuất hiện tệ nạn nếu mở rộng thêm các cơ sở kinh doanh về đêm, đại diện Công an thành phố Hà Nội đề xuất, các cấp, các ngành cần nghiên cứu đề ra các chính sách hỗ trợ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ban đêm để thu hút các cơ sở kinh doanh tham gia; quy định các điều kiện đối với hoạt động kinh doanh về đêm để không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
Tin liên quan
Kinh tế Việt Nam năm 2025 sẽ tươi sáng hơn
20:45 | 12/12/2024 Kinh tế
"Điểm mặt" nhiều biến số tác động tăng trưởng kinh tế năm 2025
20:40 | 12/12/2024 Kinh tế
Khen thưởng thành tích phá vụ án buôn lậu 7.300 tấn khí cười
09:11 | 11/12/2024 An ninh XNK
Mỗi đối tượng lao động đều cần những chính sách hỗ trợ phù hợp
14:34 | 15/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lừa đảo trên mạng
07:01 | 15/12/2024 Người quan sát
Ra mắt sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn, kết nối cả giá trị văn hoá
19:12 | 13/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Phúc
16:35 | 13/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo bình ổn giá, chất lượng hàng hoá phục vụ Tết 2025
16:10 | 13/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp cam kết không tăng giá bán hàng Tết
10:00 | 13/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu biến động nhẹ trong kỳ điều hành ngày 12/12
14:58 | 12/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn nạn “video bẩn”
08:09 | 11/12/2024 Người quan sát
Giải bài toán nhà ở cho người lao động thu nhập thấp tại TPHCM
13:16 | 10/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Nội vụ hướng dẫn sắp xếp, bố trí cán bộ khi tinh gọn tổ chức bộ máy
13:08 | 10/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngành gỗ tận dụng cơ hội trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
07:45 | 10/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ấn Độ: Việt Nam quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới
09:29 | 09/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn
15:02 | 08/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mỗi đối tượng lao động đều cần những chính sách hỗ trợ phù hợp
Mỹ-Trung lại "nóng" vấn đề bán dẫn
Hà Nội: Hỗ trợ tối đa để liên kết sản xuất, tiêu dùng bền vững nông sản
Lạng Sơn quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại
Quyết tâm bóc gỡ các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia