Kích cầu nội địa, phục hồi kinh tế từ tài chính tiêu dùng
Tọa đàm về thị trường tài chính tiêu dùng sáng 21/5. |
Nói về hướng phát triển kinh tế trong nước hậu Covid-19, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, mô hình phục hồi kinh tế hiện nay đều là củng cố thị trường trong nước trước, sau đó mới vươn ra thị trường nước ngoài, đồng thời phụ thuộc vào xu hướng tiêu dùng mới của người dân, doanh nghiệp và Chính phủ.
Vì thế, để làm được điều này, theo ông Thứ trưởng Phương, kích cầu thị trường nội địa thông qua thúc đẩy tiêu dùng chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên trong giai đoạn khởi động lại nền kinh tế hiện nay.
Theo các chuyên gia, lĩnh vực tài chính tiêu dùng, tuy chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động tín dụng của cả nền kinh tế nhưng có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong việc đảm bảo an sinh xã hội, giúp người dân vượt qua khó khăn tài chính tạm thời, thúc đẩy tiêu dùng xã hội, thông qua đó thúc đẩy sản xuất và đóng góp một cách trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Theo nghiên cứu của PGS. TS. Đặng Ngọc Đức, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đối với nền kinh tế, sự phát triển của tài chính tiêu dùng góp phần rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa, đồng thời đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục với quy mô ngày càng tăng.
Chính vì những lợi ích này, không chỉ ngân hàng, nhiều công ty tài chính cũng đang hoạt động khá hiệu quả với hàng triệu khách hàng trên cả nước. Không những thế, để hỗ trợ khách hàng, các công ty tài chính cũng thực hiện miễn giảm lãi, chia nhỏ các khoản thanh toán cho khách hàng có khó khăn về tài chính, hoặc chấp nhận hoãn việc thanh toán trong 3 tháng, đồng thời xem xét miễn giảm phí chậm thanh toán đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bới Covid-19.
Đặc biêt, tiềm năng tăng trưởng của thị trường tài chính tiêu dùng vẫn còn rất lớn, bởi tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ ở Việt Nam mới đạt khoảng 11,4%.
Tuy nhiên, với vai trò và tiềm năng phát triển như vậy, chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực cho rằng, các bên liên quan cần xem xét một số giải pháp để phát triển thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam một cách lành mạnh, bền vững như: Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc quản lý, giám sát các công ty tài chính; nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia; tăng cường nền tảng công nghệ…
Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng không loại trừ khả năng dịch Covid-19 tác động đến nhu cầu cho vay, trong đó có trường hợp người đi vay tiêu dùng có khả năng trả nợ nhưng nhân dịp có lý do tác động của dịch Covid-19 tìm cách giãn nợ, hoãn nợ… dẫn tới ảnh hưởng đến các công ty tài chính…
Do đó, tại tọa đàm, các công ty tài chính mong muốn Ngân hàng Nhà nước có nhiều chế tài pháp lý chặt chẽ hơn nữa đối với các khách hàng không trả nợ đúng hạn để các công ty tài chính có thể xây dựng các phương án thu hồi nợ toàn diện và hiệu quả hơn nữa. Luật pháp cần bảo vệ người bị hại không chỉ là người đi vay mà còn là người cho vay – tức các tổ chức tín dụng trong trường hợp người đi vay vi phạm quy định.
Tin liên quan
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
21:19 | 17/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics