Kinh tế chia sẻ: Lợi nhuận vẫn về tay “đội khách”
Trong số nhiều loại hình ví điện tử, chỉ có Viettelpay là thuần Việt, còn lại hầu hết được rót vốn đầu tư hoặc bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài. |
Nguy cơ bị “thâu tóm”
Theo ông Lưu Đức Khải, Trưởng ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), hiện đang có xu hướng các tập đoàn lớn của nước ngoài với ưu thế về vốn và công nghệ đẩy mạnh mua lại cổ phần chi phối tại các công ty thuộc loại hình KTCS ở Việt Nam.
Thậm chí các tập đoàn nước ngoài chấp nhận thua lỗ trong ngắn hạn để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam (ví dụ như đối với nền tảng thương mại điện tử Tiki và Sendo). Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài giữ vai trò dẫn dắt và chi phối các chủ thể tham gia các mô hình kinh doanh chia sẻ ở trong nước và kết nối với mạng lưới các chi nhánh khác ở nước ngoài. Trên thực tế, Grabcar, Uber, Fastgo… đang chi phối thị trường vận tải trực tuyến, còn Airbnb, Expedia… đang chi phối thị trường dịch vụ chia sẻ phòng tại Việt Nam. Còn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thị trường dịch vụ P2P lending đang chủ yếu do các nhà đầu tư có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Indonesia, Singapore chi phối.
Ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng nhà nước Việt Nam) cho biết, sự biến tướng của KTCS ở Việt Nam có thể dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp lớn thôn tính và lũng đoạn thị trường. Các doanh nghiệp này sẽ kinh doanh với mức giá thấp để lôi kéo người tiêu dùng và tiến tới độc quyền, sau khi loại các đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức truyền thống.
Nhìn vào loại hình ví điện tử, một trong các mô hình KTCS đầu tiên tại Việt Nam với những thương hiệu lớn như MoMo, Airpay, Zalopay, GrabPay by Moca, VNPay, Viettelpay, Payoo… có thể dễ dàng nhận thấy chỉ có duy nhất Viettelpay là thuần Việt, còn lại hầu hết được rót vốn đầu tư hoặc bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Vì vậy nếu không khẩn trương ban hành và triển khai chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thì có thể dẫn đến hiện tượng bị nước ngoài chi phối hoàn toàn thị phần KTCS trong nước. Ngoài ra, các đối tác khác của mô hình KTCS khi không cập nhật được thông tin, công nghệ sẽ trở thành đối tượng yếu thế, mất việc làm… vì không theo kịp hoặc bị hình thức kinh doanh mới thống lĩnh, chiếm thị phần.
Giám sát chặt “quyền lực”
Mặc dù chưa phát triển mạnh mẽ như ở các nước trên thế giới, song KTCS ở Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng lớn. Trong khi đó, hệ thống pháp luật lại không theo kịp diễn biến này trên thị trường trong nước, đang để ngỏ nhiều khoảng trống pháp luật. Thậm chí, một số lĩnh vực đã có quy định pháp luật nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng để các doanh nghiệp nước ngoài khai thác, gây bất lợi cho thị trường trong nước.
Theo Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và Nghị định số 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn quản lý ngoại thương đối với hoạt động thương mại điện tử có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài đã có giấy phép đầu tư kinh doanh cần có thêm giấy tờ kinh doanh đối với hoạt động cung cấp thương mại điện tử dưới dạng website (một công cụ trong quản lý ngoại thương). Tuy thế, rào cản thương mại này vẫn còn có lỗ hổng vì chỉ quy định cho website mà không quy định cho ứng dụng điện thoại di động.
Nguy cơ này có thể được kiềm chế, kiểm soát nếu Nhà nước có chính sách và cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ “quyền lực” của các nền tảng trên thị trường từng ngành sản phẩm. Đây đang là một thách thức đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.
Để phát triển mô hình KTCS, theo ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng CIEM, cần hoàn thiện hệ thống luật pháp quản lý KTCS, quy định rõ trách nhiệm giữa các bên trong KTCS, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý đối với mô hình KTCS.
Cùng với đó là đề xuất nghiên cứu rà soát các quy định pháp luật hiện hành về đầu tư liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài hoặc có nguồn gốc từ nước ngoài là bên cung cấp nền tảng kết nối và hoạt động theo mô hình KTCS ở Việt Nam để xác định lỗ hổng pháp lý và bổ sung.
“Cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện khung khổ luật pháp, chính sách về tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động KTCS và doanh nghiệp kinh doanh truyền thống, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh chia sẻ trên thị trường trong nước.”, ông Lưu Đức Khải cho biết. Đặc biệt, cần nâng cao năng lực độc lập, tự chủ về công nghệ, phát triển nhanh các công nghệ nền tảng, nhất là các công nghệ nền tảng lớn, giảm dần lệ thuộc của nền kinh tế vào các nền tảng công nghệ lớn ở nước ngoài.
Tin liên quan
Bức tranh tài chính khả quan của GELEX
15:14 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bão số 3 “cuốn trôi” lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm
10:10 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
20:14 | 24/11/2024 Kinh tế
Dệt may, da giày cần trợ lực để xanh hóa chuỗi cung ứng
08:11 | 24/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Quảng Ngãi phối hợp xác minh ma túy trôi dạt vào bờ biển
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 lít dầu DO trái phép trên biển
Sẽ có nhiều điểm mới trong quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics