Lấp khoảng trống quản lý thuế đối với kinh tế chia sẻ
Dịch vụ vận tải Grab là một loại hình kinh tế chia sẻ đang hoạt động khá tốt tại Việt Nam. Ảnh: ST |
Lỏng lẻo trong chính sách quản lý
Thực tế cho thấy, việc ứng dụng khoa học công nghệ để hỗ trợ quản lý, kết nối các dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ y tế, dịch vụ giúp việc, dịch vụ cho thuê tài sản dư thừa, dịch vụ tài chính... không còn là hoạt động mới tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Những hoạt động này là đặc trưng phổ biến của mô hình kinh tế chia sẻ - một xu thế mới, tất yếu của nền kinh tế số. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế chia sẻ cũng đang đặt ra các rủi ro đối với quản lý thuế.
Theo Bộ Tài chính, chính sách thuế hiện hành không phân biệt hoạt động kinh doanh theo hình thức truyền thống và hoạt động kinh doanh theo hình thức kinh tế chia sẻ. Việc thu thuế đối với hoạt động kinh tế chia sẻ được thực hiện theo đúng quy định của Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, Luật Quản lý thuế... và các văn bản hướng dẫn thi hành, Thông tư số 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam. Bộ Tài chính khẳng định, đối với loại hình kinh doanh có đăng ký, bất kể là theo mô hình kinh tế chia sẻ hay mô hình kinh doanh truyền thống, cơ quan quản lý thuế vẫn phải thu đủ theo loại hình kinh doanh.
Tuy nhiên, có một thực tế là đối với các doanh nghiệp có trụ sở ở nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam, có doanh thu tại Việt Nam thì sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương thức ủy nhiệm thu (doanh nghiệp khai bao nhiêu thì thu bấy nhiêu) do không quản lý được chi phí đầu vào ở nước ngoài và không có trụ sở thường trú tại Việt Nam. Điều này đã gây ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Một ví dụ cụ thể cho loại hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam đó chính là dịch vụ chia sẻ phòng đang rất phổ biến hiện nay. Bộ Tài chính cho rằng, cho dù là dịch vụ lưu trú qua trực tuyến hay qua ứng dụng công nghệ cao cũng cần phải tuân theo các quy định bắt buộc của pháp luật. Tuy nhiên, để có sự tuân thủ chặt chẽ đúng quy trình đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trú theo mô hình kinh tế chia sẻ thì cần có sự phối hợp tích cực của các bên tham gia trong việc kê khai, cung cấp thông tin. Trong khi đó, những doanh nghiệp đã hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam còn gặp khó khăn về kê khai thuế. Lý do là hệ thống pháp luật chưa ghi nhận loại hình kinh doanh này và các cơ quan Thuế lúng túng khi xác định bản chất giao dịch để áp thuế.
Một ví dụ khác chính là hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải hàng hóa là là start-up Log Lag. Doanh nghiệp này đang gặp vấn đề về kê khai thuế do hệ thống pháp luật chưa ghi nhận loại hình doanh nghiệp công nghệ trong lĩnh vực này. Vì thế, Log Lag phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo doanh nghiệp vận tải, doanh thu phải hạch toán theo tổng giá trị giao dịch của chuyến hàng với con số lớn hơn nhiều so với mức phí mà doanh nghiệp thực thu trong vai trò kết nối. Nếu được thực hiện theo cơ chế thử nghiệm chính sách, công ty này kỳ vọng sẽ giảm thiểu rủi ro về dòng tiền. Trong khi đó, đối với công ty Luxstay Việt Nam - một doanh nghiệp đang hoạt động theo mô hình chia sẻ căn hộ, nhiều vòng gọi vốn triệu USD thành công và đang tính toán mở rộng ra các dịch vụ chia sẻ khác, Bộ Tài chính cho rằng cần có một cơ chế thử nghiệm chính sách thông thoáng cho công ty này trong quản lý thuế.
Nhiều nguy cơ rủi ro
Theo Bộ Tài chính, khoảng trống về nghĩa vụ thuế của các loại hình công ty này trong kinh tế chia sẻ tại Việt Nam cần được khắc phục. Hiện còn thiếu (hoặc chưa hoàn thiện) các cơ chế chính sách quản lý các giao dịch thanh toán điện tử xuyên biên giới để có thể giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các đối tác nước ngoài tham gia vào các hoạt động kinh doanh này ở Việt Nam.
"Lỗ hổng" trong công tác quản lý thuế với loại hình kinh tế chia sẻ theo Bộ Tài chính là bởi các loại hình này áp dụng công nghệ kinh doanh trên mạng nên rất khó khăn cho cơ quan Thuế trong việc xác định doanh thu nộp thuế của cơ sở do các giao dịch của họ chủ yếu là các văn bản điện tử. Vì thế, phụ thuộc rất nhiều vào sự trung thực của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh. Đối với nhà cung cấp dịch vụ trung gian là các nhà thầu nước ngoài, cơ quan quản lý cũng khó kiểm tra, giám sát và thu thuế bởi họ không đặt văn phòng, chi nhánh ở Việt Nam. Việc quy định người cung cấp dịch vụ trong nước có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài cũng khó khả thi bởi vì Việt Nam đã tham gia và ký kết 76 Hiệp định về tránh đánh thuế 2 lần nên các quy định về nộp thuế sẽ tuân thủ theo quy định tại các Hiệp định này.
Riêng đối với lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P Lending) còn xuất hiện thêm rủi ro về thuế và quản lý ngoại hối do trường hợp người tham gia giao dịch là người không cư trú. Điều này dẫn tới khó khăn trong quản lý ngoại hối và thu thuế. Hoặc nếu người tham gia cố tình lừa đảo, ẩn danh, mạo danh thì có thể không có khả năng truy thu thuế thu nhập cá nhân. Đặc biệt, nếu người giam gia không vay bằng tiền đồng pháp định (như Việt Nam đồng hoặc các đồng tiền ngoại tệ khác) mà vay bằng tài sản ảo, tiền kỹ thuật số... thì việc quản lý, giám sát chống rửa tiền... trở nên khó khăn trong thực hiện và mang nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Bộ Tài chính cũng chỉ ra thực trạng sử dụng tiền mặt tại Việt Nam gây ảnh hưởng đến việc xác định giá trị các giao dịch khi tham gia các dịch vụ trên mạng. Các cơ quan quản lý nhà nước đang khó kiểm soát về các giao dịch tiền mặt này.
Cần có quy định về hạn chế tiền mặt
Để tăng cường quản lý thuế trong nền kinh tế chia sẻ, Bộ Tài chính cho rằng cần tổ chức tuyên truyền pháp luật về thuế trên các nền tảng thương mại điện tử như liên kết đường link các website về quản lý thuế trên các trang thương mại điện tử,... Hiện nay, việc quản lý thuế đối với những nền tảng thương mại điện tử ở nước ngoài đang là “vấn đề rất khó” nên theo kinh nghiệm quốc tế, cần có sự hợp tác giữa các nước hoặc tham gia vào các diễn đàn quản lý thuế hoặc sáng lập các diễn đàn quản lý thuế trong khu vực.... để thống nhất các thỏa thuận về cung cấp, chia sẻ thông tin...
Diễn đàn quản lý thuế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đang xây dựng dự thảo quy tắc ứng xử đối với nền tảng kinh tế chia sẻ, trong đó nêu rõ các nội dung, giải pháp phối hợp giữa các quốc gia để quản lý thuế hiệu quả cũng là một kênh tham khảo cho cơ quan quản lý của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng chỉ ra rằng, thông tin thu thập từ hoạt động thương mại điện tử có thể qua các nền tảng thương mại điện tử hoặc các mạng xã hội (như Facebook, Zalo...), vì vậy để đảm bảo tính hiệu quả, thống nhất về dữ liệu, cần phải nghiên cứu đầu tư xây dựng các công cụ chuyển đổi dữ liệu phi cấu trúc về các giao dịch thương mại trên hệ thống các mạng xã hội và nền tảng thương mại điện tử thành dữ liệu có cấu trúc để dùng chung cho các cơ quan, đơn vị liên quan.
Mặc khác, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ cần có quy định hạn chế việc giao dịch tiền mặt khi thực hiện các giao dịch trên mạng, các công ty cung cấp dịch vụ chỉ được áp dụng hình thức thanh toán qua các ngân hàng hoặc các trung gian thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.
Theo Bộ Tài chính, ở Việt Nam, kinh tế chia sẻ chưa phát triển mạnh như ở nhiều nước nhưng cũng có tiềm năng lớn để phát triển. Thực tế hiện nay một số loại hình kinh tế chia sẻ đã xuất hiện, trong đó nổi lên ba loại hình: dịch vụ vận tải trực tuyến (như Grab, Dichung, Fastdo...); dịch vụ chia sẻ phòng (như: Airbnb, Travelmob, Luxstay...); dịch vụ cho vay ngang hàng (P2P lending). Ngoài ra, nhiều dịch vụ khác cũng được hình thành trên thực tế như dịch vụ du lịch, chia sẻ chỗ làm việc, gửi xe, chia sẻ nhân lực... |
Tin liên quan
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vắng bóng các thương vụ "khủng", thị trường IPO ảm đạm nhất trong 9 năm qua
09:17 | 24/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy công khai ngân sách cấp huyện
08:13 | 24/11/2024 Tài chính
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Quảng Ngãi phối hợp xác minh ma túy trôi dạt vào bờ biển
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 lít dầu DO trái phép trên biển
Sẽ có nhiều điểm mới trong quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics