Kinh tế chia sẻ: Cần tư duy mới thay vì “không quản được thì cấm”
Kinh tế 2019: Tự tin về đích | |
Phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ | |
Tăng trưởng kinh tế đối diện nhiều lực cản |
Hội thảo “Đẩy mạnh triển khai thực hiện đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ”. Ảnh:H.Dịu |
Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 999/QĐ-TTg, mục tiêu của Đề án là tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa hoạt động kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống. Đồng thời khuyến khích đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số và phát triển kinh tế số.
Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng phụ trách CIEM cho biết, kinh tế chia sẻ là phương thức kinh doanh mới và hiện có tốc độ phát triển rất nhanh trên thế giới. Ở nước ta mô hình này đã đi vào cuộc sống, song vẫn là mô hình mới mẻ. Chính vì thế, theo bà Tuệ Anh, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải thay đổi tư duy, chấp nhận cái mới, đồng thời cho phép thử nghiệm các mô hình tiên phong, thay vì tư tưởng không quản được thì cấm.
Do vậy, tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau phân tích tình hình để giúp cơ quan nhà nước và doanh nghiệp có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về mô hình kinh tế chia sẻ.
Trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), theo ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, hiện có nhiều quan điểm khác nhau trong cách quản lý fintech. “Trường phái” thận trọng thì muốn coi sản phẩm dịch vụ của fintech phải tuân thủ như các quy định pháp lý của ngân hàng; còn “trường phái cởi mở” thì chấp nhận và thúc đẩy những đổi mới, sáng tạo của Fintech, không bị bó buộc vào khuôn khổ như các ngân hàng truyền thống.
Vì thế, Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu cơ chế quản lý thử nghiệm (sandbox) cho hoạt động fintech, giúp cho phép công ty khởi nghiệp và tổ chức đổi mới sáng tạo được thực hiện thử nghiệm sản phẩm, giải pháp trong môi trường được kiểm soát và giám sát chặt chẽ trước khi cung ứng ra thị trường.
Đối với các hoạt động cho vay ngang hàng (P2P), Tiến sỹ Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng đánh giá đây là lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội nhưng tiềm ẩn lắm thách thức.
Nên vị này đề xuất cần phải bổ sung các hoạt động cho vay ngang hàng vào lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và phải làm rõ trách nhiệm của nhà đầu tư và người vay trong việc tìm hiểu rõ hoạt động của công ty P2P, cũng như các điều khoản sử dụng, hợp đồng trước khi vay và trong quá trình cho vay. Vì thế, các cơ quan nhà nước phải vào cuộc, một mình Ngân hàng Nhà nước không thể làm được mà cần sự chia sẻ của các bộ, ngành như Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông… để tạo ra hành lang pháp lý để phát triển hoạt động cho vay ngang hàng tại nước ta.
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, chuyên gia Ngô Vĩnh Bạch Dương, trưởng phòng Pháp luật Kinh tế, Viện Nhà nước và pháp luật nhấn mạnh, các quy định cũ về định danh dịch vụ, cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng… đang trở nên chật hẹp với những phát triển mới của kinh tế chia sẻ.
Từ đó, chuyên gia Ngô Vĩnh Bạch Dương đưa ra kiến nghị, Chính phủ nên tiếp cận theo hướng cởi bỏ các điều kiện kinh doanh thay vì áp dụng các điều kiện kinh doanh gò bó của mô hình kinh doanh truyền thống lên các mô hình kinh doanh đổi mới, sáng tạo. Trong quá trình quản lý các nền tảng, Nhà nước cần chú trọng, xem xét các điều kiện giao dịch chung, đặc biệt trong việc phân định trách nhiệm các bên để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và bảo vệ các đối tác yếu thế trong giao dịch.
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics