Không có cơ chế ưu đãi riêng cho từng nhà đầu tư trong dự án cao tốc Bắc - Nam
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông | |
Giao tiếp hơn 127 tỷ đồng vốn cho Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông |
Tổng mức đầu tư của các dự án khoảng 118.000 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước tham gia là 55.000 tỷ đồng đầu tư cho 3 dự án đầu tư công, hỗ trợ toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng. Ảnh: ST. |
Đấu thầu quốc tế
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV đã ban hành Nghị quyết số 52/2017/QH14 thông qua chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, giai đoạn 2017 - 2020 sẽ đầu tư xây dựng 654km, chia thành 11 dự án thành phần, đi qua địa phận 13 tỉnh, thành phố; gồm 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP).
Tổng mức đầu tư của các dự án khoảng 118.000 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước tham gia là 55.000 tỷ đồng đầu tư cho 3 dự án đầu tư công, hỗ trợ toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng và góp một phần vốn xây dựng công trình để đảm bảo tính khả thi của các dự án. Gồm 14.155 tỷ đồng thực hiện giải phóng mặt bằng; 27.694 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng các dự án đầu tư theo hình thức PPP (loại hợp đồng BOT); 13.151 tỷ đồng cho các đoạn đầu tư công gồm: đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình), đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên Huế) và cầu Mỹ Thuận 2.
Số còn lại khoảng 63.716 tỷ đồng là phần vốn nhà đầu tư. Trong đó, vốn chủ sở hữu các nhà đầu tư rót vào dự án khoảng 12.743 tỷ đồng, vốn vay khoảng 50.973 tỷ đồng. Đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt dự án đầu tư của toàn bộ 11 dự án và đang gấp rút triển khai công tác thiết kế kỹ thuật và giải phóng mặt bằng.
Dự án được thực hiện theo hình thức Nhà nước lập thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng công trình làm cơ sở xác định tổng vốn đầu tư từng dự án thành phần và phương án tài chính trong hồ sơ mời thầu. Giá đấu thầu dựa vào tổng mức đầu tư theo thiết kế kỹ thuật và dự toán, nhà đầu tư nào đấu thầu với giá thấp hơn giá trần thì thắng. Giá trị trúng thầu là giá trị thanh quyết toán và nhà đầu tư chấp nhận lời ăn, lỗ chịu.
Theo kế hoạch của Bộ Giao thông vận tải, tháng 5/2019 thông báo mời sơ tuyển nhà thầu, tháng 8/2019 công khai kết quả sơ tuyển. Tháng 10/2019 thông báo mời thầu, tháng 3/2020 công khai kết quả đấu thầu và đến tháng 4/2020 sẽ ký hợp đồng dự án với nhà đầu tư trúng thầu.
Việc lựa chọn nhà đầu tư các dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP sẽ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế theo 2 giai đoạn: Sơ tuyển quốc tế và giai đoạn đấu thầu. Hiện hồ sơ mời sơ tuyển quốc tế của toàn bộ 8 dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP đã được phát hành rộng rãi đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
"Bất cứ nhà đầu tư dù đến từ nước nào miễn có đủ kinh nghiệm, năng lực, chi phí thực hiện dự án hợp lý sẽ được lựa chọn công khai qua đấu thầu quốc tế", ông Nhật khẳng định.
“Cửa hẹp” cho doanh nghiệp nội
Theo Bộ Giao thông vận tải, sau khi hoàn thành, các nhà đầu tư trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông sẽ được thu phí với mức giá dịch vụ giai đoạn khởi điểm là 1.500 đồng/km với xe tiêu chuẩn (dưới 12 chỗ ngồi), và tối đa là 3.400 đồng/km với xe tiêu chuẩn. Mức phí áp dụng ổn định trong thời hạn 3 năm, sau đó sẽ tăng 1 lần, mỗi lần tăng từ 200 - 400 đồng/km. Thời gian thu phí bình quân mỗi dự án khoảng 24 năm.
Cụ thể, giai đoạn 2021- 2023 (khi dự án hoàn thành và bắt đầu thu phí) mức phí nhà đầu tư được thu là 1.500 đồng/km/xe tiêu chuẩn; giai đoạn 2024- 2026 là 1.700 đồng/km, giai đoạn 2027- 2029 là 1.900 đồng/km; Giai đoạn 2030- 2032 là 2.100 đồng/km, giai đoạn 2033- 2035 là 2.400 đồng/km, giai đoạn 2036- 2038 là 2.700 đồng/km, giai đoạn 2039- 2041 là 3.000 đồng/km, giai đoạn 2042- 2044 là 3.400 đồng/km.
Với mức phí trên, theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải, mức lợi nhuận của nhà đầu tư khoảng 11,7%. Mức lợi nhuận này được tính toán trên cơ sở lạm phát khoảng 3%/năm, lãi vay ngân hàng khoảng 6,5%/năm.
Bày tỏ băn khoăn về những điều kiện khá khắt khe để được tham gia đấu thầu 8 dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc – Nam phía Đông, ông Nguyễn Văn Lợi, đại diện Hiệp hội các nhà đầu tư hạ tầng giao thông cho biết, dù nhà đầu tư trong nước muốn tham gia cũng không dễ. Bởi các nhà đầu tư trong nước có thể đáp ứng được tiêu chí về tài chính, song khó đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm. Cụ thể, với điều kiện năng lực kinh nghiệm quy định nhà đầu tư phải từng thực hiện dự án trước đó có tổng mức đầu tư đạt 50% tổng mức đầu tư của các dự án sẽ tham gia đấu thầu, sẽ có nhiều doanh nghiệp trong nước không đáp ứng được do chưa làm dự án nào lớn như vậy. Từ trước đến nay Việt Nam rất ít dự án có vốn lớn bằng với mức đầu tư cao tốc Bắc - Nam để nhà đầu tư tham gia và có kinh nghiệm. Nếu liên kết, thì từng nhà đầu tư trong liên danh cũng phải đáp ứng các điều kiện đó. Trong khi để liên kết với nhà đầu tư nước ngoài họ yêu cầu được bảo lãnh tỷ giá, doanh thu, nên không mặn mà liên kết. Với quy định như vậy thì rõ ràng nhà đầu tư trong nước không có lợi thế so với doanh nghiệp nước ngoài," ông Lợi đánh giá.
Cũng theo ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tasco, với những yêu cầu cao về năng lực tài chính, kinh nghiệm thi công, đầu tư các công trình tương tự, việc liên danh với các nhà đầu tư lớn nước ngoài là cơ hội duy nhất để doanh nghiệp trong nước có thể chen chân vào các dự án cao tốc Bắc – Nam.
Về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP), Bộ Giao thông vận tải cho biết, số lượng các nhà đầu tư trong nước chiếm hơn một nửa, các nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 45%, bao gồm các quốc gia như Anh, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...
Tuy nhiên, trái ngược nỗi lo lắng với các doanh nghiệp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài lại khá băn khoăn về việc bảo lãnh ngoại tệ và bảo lãnh doanh thu tối thiểu, cam kết tăng phí đúng lộ trình. Theo ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Vụ trưởng Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), đối với bảo lãnh ngoại tệ, pháp luật nước ta ban hành đầy đủ hướng dẫn nhà đầu tư kinh doanh Việt Nam có quyền mua ngoại tệ mà nhà đầu tư được quyền chuyển lợi nhuận vốn hợp pháp về nước họ. Trong trường hợp cần thiết, ngân hàng sẽ bảo lãnh ngoại hối, điều hành tỷ giá duy trì ổn định, luật pháp của Việt Nam có chính sách dự phòng cho các rủi ro trong đó có tỷ giá là đối tượng được hưởng chính sách dự phòng. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước luôn theo đuổi chính sách ổn định kinh tế vĩ mô để nhà đầu tư ổn định làm ăn.
8 dự án thành phần kêu gọi đầu tư PPP gồm: Nghi Sơn - Diễn Châu, dài 50km, tổng mức đầu tư là 8.381 tỷ đồng (trong đó vốn tư nhân là 5.831 tỷ đồng, vốn nhà nước là 2.550 tỷ đồng); Mai Sơn - Quốc lộ 45, dài 63 km, tổng mức đầu tư 12.918 tỷ đồng (vốn tư nhân là 9.745 tỷ đồng, vốn nhà nước là 3.169 tỷ đồng); Diễn Châu - Bãi Vọt, dài 49km, tổng vốn đầu tư hơn 13.338 tỷ đồng (vốn tư nhân là 5.261 tỷ đồng, vốn nhà nước là 8.077 tỷ đồng); Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, dài 43km, tổng vốn đầu tư hơn 6.333 tỷ đồng (vốn tư nhân là 4.330 tỷ đồng, vốn nhà nước là 2.003 tỷ đồng); Nha Trang - Cam Lâm, dài 50km, tổng vốn đầu tư hơn 7.615 tỷ đồng (vốn tư nhân là 2.557 tỷ đồng, vốn nhà nước là 5.058 tỷ đồng); Phan Thiết - Dầu Giây, dài 99km, tổng vốn đầu tư hơn 14.359 tỷ đồng (vốn tư nhân là 11.879 tỷ đồng, vốn nhà nước là 2.480 tỷ đồng); Cam Lâm - Vĩnh Hảo, dài 79km, tổng vốn đầu tư hơn 13.687 tỷ đồng (vốn tư nhân là 4.376 tỷ đồng, vốn nhà nước là 9.311 tỷ đồng); Vĩnh Hảo - Phan Thiết, dài 101km, tổng vốn đầu tư hơn 11.603 tỷ đồng (vốn tư nhân là 7.719 tỷ đồng, vốn nhà nước là 3.884 tỷ đồng). |
Tin liên quan
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
16:12 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics