Khi sức mạnh địa kinh tế dịch chuyển mạnh mẽ sang châu Á
RCEP được khởi xướng năm 2012 và được ký kết thành công trong năm 2020 là minh chứng cho “Phương thức ASEAN” mang bản sắc riêng của khu vực. Quá trình này chứa đựng các nguyên tắc xã hội hóa, ngoại giao thầm lặng, kín đáo, ra quyết định đồng thuận, thương lượng không đối đầu và bình đẳng chủ quyền. Việc thực hiện các nguyên tắc của ASEAN được thể hiện rõ trong các vấn đề lớn, nhỏ của RCEP. Vấn đề nhỏ là những ưu đãi giảm bớt rào cản thương mại đối với các nền kinh tế ASEAN kém phát triển nhất. Vấn đề lớn là những gì đạt được trong việc hiện thức hóa mối quan hệ thương mại tự do Nhật-Trung-Hàn được mong đợi từ lâu. Trên hết, RCEP giải quyết sự phức tạp của các mối quan hệ thương mại châu Á bằng cách xóa bỏ ngay lập tức thuế quan và hạn ngạch đối với 65% hàng hóa giao dịch trong khối, tăng lên 90% theo thời gian.
Đáng chú ý, việc RCEP cho phép hiện thực hóa thỏa thuận thương mại tự do 3 bên Nhật-Trung-Hàn, vốn được các nước này mong đợi từ lâu, là rất quan trọng vì Nhật Bản và Trung Quốc có lịch sử quan hệ "cơm không lành, canh không ngọt", trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc là đồng minh tự nhiên của Mỹ. Các chính sách thương mại đơn phương của Mỹ và tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến các nền kinh tế châu Á xích lại gần nhau hơn khi các nhà sản xuất tìm cách ổn định các chuỗi cung ứng khu vực. Thỏa thuận thương mại tự do 3 bên Nhật-Trung-Hàn giúp nâng cao các nền kinh tế mang tính chất bổ sung cho nhau của các nước này. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của cả Nhật Bản và Hàn Quốc, và hai quốc gia này cũng là các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc. Nói rộng hơn, RCEP sẽ tăng cường các mối quan hệ thương mại và kinh tế trong khu vực Đông Á vì thương mại tự do và các điều khoản về quy tắc xuất xứ được đơn giản hóa giúp tăng cường mối liên kết giữa sản xuất, công nghệ, tự nhiên và nguồn nhân lực trong khu vực.
Các hệ quả của thỏa thuận này không phải là không thể tránh khỏi. Như được định hình ban đầu, cả CPTPP và RCEP lẽ ra sẽ giúp mở rộng không giới hạn về phạm vi tiếp cận của hiệp định thương mại tự do đối với châu Á. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các lợi ích của phương Tây bị giảm sút nghiêm trọng. Và khi các nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa ở Mỹ và Ấn Độ rút khỏi đàm phán, cả CPTPP và RCEP đều lấy châu Á làm trung tâm.
Xét về các tác động có thể xảy ra của RCEP đối với mối quan hệ Mỹ-Trung, phân tích hiện có chỉ ra rằng sự phụ thuộc lẫn nhau ở Đông Á sẽ nâng cao vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong khu vực và khiến nước này được hưởng lợi kinh tế lớn nhất từ RCEP. Các điều khoản về quy tắc xuất xứ tự do của RCEP sẽ tái định hướng mạnh mẽ quan hệ đối tác chuỗi cung ứng sang khu vực hiệp định thương mại tự do Đông Á. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu của Mỹ sẽ gặp khó khăn tại khu vực này so với các nhà sản xuất châu Á bởi ít khả năng Mỹ sẽ có các hành động nhằm đảo ngược lập trường bảo hộ và theo đuổi việc gia nhập RCEP hoặc CPTPP trong môi trường chính trị trong nước hiện nay. Về mặt địa kinh tế, RCEP rõ ràng đã tạo lợi thế cho Trung Quốc và có thể kích động Mỹ tiến hành các hành động quyết đoán hơn về thương mại, công nghệ hoặc an ninh nhằm kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc.
Có thể sự xáo trộn ngẫu nhiên trong chính sách thương mại của phương Tây và việc hoàn tất RCEP lấy châu Á làm trung tâm đánh dấu thời điểm mà quá trình chuyển đổi sức mạnh địa kinh tế dịch chuyển mạnh mẽ sang châu Á. Một khi được chấp nhận, thực tế đó sẽ đòi hỏi tất cả các quốc gia, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, phải thúc đẩy điều mà nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ Henry Kissinger từng gọi là một “mối quan hệ ổn định về mặt chiến lược”. Đạt được kết quả đó sẽ kiểm tra năng lực của các nhà ngoại giao phương Tây, mặc dù “Phương thức ASEAN” cung cấp một phương pháp đàm phán thành công kiểu châu Á.
Tin liên quan
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
08:37 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
08:36 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
07:28 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
18:23 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ
08:39 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris chính thức thừa nhận thất bại
08:04 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:06 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
14:10 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK