Hé lộ nhiều giải pháp mạnh mẽ trong gói kích thích kinh tế lần thứ 2
Không nên có thêm nhiều gói kích thích, hỗ trợ không cần thiết | |
Gói hỗ trợ kinh tế lần 2: Cần lưu ý tính khả thi | |
Chính phủ yêu cầu mọi biện pháp để kích thích các động lực tăng trưởng chủ yếu |
Các doanh nghiệp hàng không, lữ hành gặp khó khăn trong dịch Covid-19 được đề xuất nhiều hỗ trợ từ gói kích thích kinh tế lần 2. Ảnh: Internet. |
Cứu doanh nghiệp hàng không, lữ hành
Bộ KH&ĐT đề xuất nghiên cứu, xây dựng chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, cho các doanh nghiệp hàng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch Covid-19.
Cụ thể, Chính phủ bảo lãnh các khoản vay cho các DN hàng không; Nghiên cứu cơ chế cho Tổng công ty Kinh doanh và Đầu tư vốn Nhà nước (SCIC) được phép đầu tư vào các DN hàng không.
Trong trường hợp này, Bộ KH&ĐT đề xuất cho phép thực hiện quy chế đặc thù để đảm bảo tách bạch kết quả hoạt động đầu tư này với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của DN.
Tác động của chính sách này, theo Bộ KH&ĐT, sẽ hỗ trợ dòng tiền và thanh khoản cho các DN hàng không, tránh việc các DN này phải tuyên bố phá sản, gây ra tác động bất ổn cho kinh tế - xã hội. Nguồn lực dự kiến ước tính khoảng 11 nghìn tỷ đồng.
Tại gói kích thích nền kinh tế lần thứ 2, Bộ KH&ĐT cũng đề xuất giảm 80% số tiền ký quỹ của DN lữ hành.
Chính sách này cho phép DN lữ hành được giảm 80% số tiền ký quỹ của DN theo quy định tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP trong thời hạn 2 năm để giúp tạo dòng tiền vào, giúp DN duy trì, cầm cự và có nguồn tiền làm vốn lưu động, sản xuất.
“Khoản tiền ký quỹ từ 100-500 triệu đồng tùy thuộc loại hình kinh doanh này nằm ở các ngân hàng thương mại và được hoàn trả khi chấm dứt kinh doanh dịch vụ lữ hành, do đó không làm ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước”, Bộ KH&ĐT lưu ý.
Thời gian thực hiện chính sách này theo đề xuất của Bộ KH&ĐT là 2 năm, từ tháng 11/2020 đến 11/2022. Theo số liệu sơ bộ, hiện có 2.667 DN kinh doanh lữ hành quốc tế, hơn 500 DN được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa năm 2019.
Bên cạnh đó, Bộ KH&ĐT cũng đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định 41/2020/NĐ-CP đối với các DN hoạt động trong các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh của dịch Covid-19 thêm 5 tháng.
Cụ thể, gia hạn thời hạn nộp thuế (GTGT, thu nhập DN, thu nhập cá nhân hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và tiền thuê đất) theo quy định tại Nghị định 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ và có thể xem xét mở rộng bổ sung các kỳ tính thuế được gia hạn nộp.
Đối tượng hỗ trợ là các DN, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh và có doanh thu chủ yếu đến từ các ngành, lĩnh vực: dịch vụ du lịch, lưu trú, dịch vụ ăn uống, vận tải hàng không…
Chính sách này, theo Bộ KH&ĐT, sẽ tác động tích cực đến những DN, hộ gia đình, cá nhân đang duy trì được hoạt động, có phát sinh doanh thu, dòng tiền ròng dương hoặc còn duy trì được lợi nhuận.
Giảm thuế GTGT để kích tiêu dùng
Là đơn vị được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương đề xuất các chính sách hỗ trợ bổ sung cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, mới đây, Bộ KH&ĐT đã nghiên cứu và đề xuất một số chính sách hỗ trợ bổ sung bao gồm cả chính sách mới và gia hạn chính sách.
Theo đó, Bộ KH&ĐT đề xuất chính sách mới hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn nhằm bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động dễ bị tổn thương (vừa mất việc và vừa nuôi con nhỏ).
Đối tượng hỗ trợ là người lao động đang thuê nhà và (hoặc) nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; nghỉ việc không hưởng lương.
Cụ thể, hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn (tiền thuê nhà, chi phí nuôi con dưới 6 tuổi). Mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người (hộ gia đình)/tháng hoặc 1 triệu đồng/trẻ em dưới 6 tuổi, hỗ trợ tối đa 3 tháng.
Tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến khoảng 3.600 tỷ đồng và thời gian thực hiện từ tháng 11/2020 đến hết tháng 1/2021.
Cùng với đó, Bộ KH&ĐT cũng đề xuất giảm thuế suất GTGT đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để kích cầu tiêu dùng nội địa.
Việc giảm thuế GTGT có tác dụng giảm giá cả hàng hóa, dịch vụ và có lợi đối với người tiêu dùng, từ đó có thể kích thích mua sắm, kích cầu nền kinh tế. Ước tính việc giảm 1% thuế GTGT có thể kích thích tăng tiêu dùng cuối cùng tương đương 0,2% GDP.
“Tuy nhiên, chính sách này có thể tác động mạnh tới nguồn thu ngân sách nhà nước. Mặt khác, dự kiến việc triển khai tổ chức thực hiện khó khăn vì thuế GTGT áp dụng cho cả các mặt hàng nhập khẩu. Nếu chỉ áp dụng đối với hàng hóa trong nước thì có thể sẽ vi phạm các nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu”, Bộ KH&ĐT lưu ý.
Bộ này cũng đề xuất phiếu chiết khấu, khuyến mãi với dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống áp dụng cho các cơ sở dịch vụ du lịch, lưu trú và các nhà hàng để giảm chi phí vận chuyển hành khách, lưu trú và ăn uống nhằm thúc đẩy tiêu dùng, mua sắm trong ngành dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn.
Phiếu chiết khấu, khuyến mại sẽ áp dụng đối với các hóa đơn vận chuyển (hàng không, đường sắt, đường bộ…), hóa đơn lưu trú khách sạn và ăn uống tại nhà hàng. Tùy thuộc vào mặt hàng phiếu sẽ có tỷ lệ chiết khấu khác nhau và có thời hạn sử dụng nhất định.
Tin liên quan
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhu cầu máy bay mới tăng cao, cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ trong nước
15:53 | 14/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận "Giải thưởng Trinity 2024 vì những đóng góp xuất sắc cho ngành hàng không"
13:21 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics