Khả năng chống chịu sức ép thanh khoản của các ngân hàng châu Á
Các công ty khởi nghiệp châu Á suy giảm niềm tin từ vụ sụp đổ của SVB | |
ADB: Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của FDI toàn cầu ở châu Á | |
Hỗ trợ cải thiện thanh khoản ngân hàng |
Ngân hàng SVB đã bị đóng cửa vào ngày 10/3 vừa qua |
Báo cáo Chiến lược và kinh tế mới nhất của Ngân hàng DBS do nhà hoạch định chiến lược Trương Vĩ Lương phụ trách đã đưa ra quan điểm này.
Sau khi hai ngân hàng của Mỹ là Silicon Valley Bank và Signature Bank sụp đổ, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhanh chóng cung cấp các phương tiện cho vay thanh khoản với các điều khoản hào phóng cho các ngân hàng để ứng phó với mối lo ngại đối diện rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. Tin tức về sự sụp đổ của hai ngân hàng Mỹ đến vào thời điểm rất tồi tệ đối với ngân hàng lớn Credit Suisse của Thụy Sỹ. Credit Suisse đối diện với làn sóng rút tiền sau khi tiết lộ những thiếu sót nghiêm trọng về kiểm soát nội bộ, cuối cùng chấp nhận phương án sáp nhập của cơ quan quản lý giám sát để thoát khỏi khó khăn.
Xem xét từ ba phương diện, ông Trương Vĩ Lương cho rằng, khả năng vấn đề của các ngân hàng phương Tây lan sang các ngân hàng châu Á tương đối hạn chế. Thứ nhất, số lượng người gửi tiền được bảo hiểm tiền gửi của các ngân hàng châu Á lớn, tiền gửi của các ngân hàng châu Á rất linh hoạt. Ở Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc đại lục và Indonesia, 90-99,98% tài khoản tiền gửi được bảo hiểm tiền gửi đầy đủ. Ngoài ra, tất cả các ngân hàng hoạt động trong thị trường tín dụng USD châu Á đều có mô hình kinh doanh phục vụ thị trường bán lẻ rộng lớn, không phụ thuộc vào các khách hàng gửi tiền giàu có.
Thứ hai, biến động lãi suất tương đối thấp và lượng nắm giữ đầu tư tương đối nhỏ cũng đã hạn chế phạm vi thiệt hại chưa thực hiện trên sổ sách của các ngân hàng châu Á. Ngân hàng đầu tiên của Mỹ sụp đổ là do thiệt hại đầu tư chưa thực hiện lớn làm dấy lên sự lo ngại ngân hàng đang thiếu tiền, hơn nữa sự thiệt hại này có liên quan đến vấn đề quản lý rủi ro lãi suất. Lãi suất ở thị trường châu Á tăng chậm hơn so với Mỹ, do đó mức độ tăng lãi suất dài hạn và mức độ biến động lãi suất của châu Á tương đối nhỏ, đầu tư của các ngân hàng châu Á đối điện với rủi ro thị trường tương đối ít.
Thứ ba, quyền sở hữu và mức độ hỗ trợ của Chính phủ đối với các ngân hàng châu Á tương đối cao có tác dụng hỗ trợ lòng tin trong những thời điểm không chắc chắn. Phần lớn các tổ chức tài chính châu Á thuộc sở hữu hoặc nhận được sự hậu thuẫn của chính quyền trung ương và địa phương. Ước tính hơn 50% các nhà phát hành trái phiếu tài chính bằng USD trên thị trường châu Á là các tổ chức có liên quan đến Chính phủ. Những tổ chức này được cho là có sự hỗ trợ của Chính phủ, nghĩa là Chính phủ sẽ trực tiếp bơm vốn can thiệp khi cần thiết, hoặc họ sẽ phải đối mặt với ít rào cản chính trị hơn trong việc đảm bảo tiền gửi
Tin liên quan
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
21:19 | 17/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics