Hỗ trợ cải thiện thanh khoản ngân hàng
Chính phủ yêu cầu đảm bảo thanh khoản nền kinh tế, ổn định thị trường chứng khoán | |
Thủ tướng: Bảo đảm thanh khoản thông suốt, đáp ứng nhu cầu rút tiền của người dân | |
Gỡ khó về thanh khoản |
Theo kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý 1/2023 do NHNN thực hiện, các tổ chức tín dụng kỳ vọng thanh khoản sẽ cải thiện hơn năm 2022. Ảnh: Internet |
Mới đây, NHNN đã ban hành Thông tư 26/2022/TT-NHNN (Thông tư 26) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư có hiệu lực tới hết năm 2023.
Theo đó, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) vẫn tính theo quy định hiện hành tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN ở mức 85%. Tuy nhiên, Thông tư cho phép các ngân hàng được tính một phần tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước vào cấu phần huy động.
Tỷ lệ này được khấu trừ theo lộ trình giảm dần, cụ thể là từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm nay, trừ 50% số dư tiền gửi Kho bạc Nhà nước. Từ ngày 1/1/2024 đến 31/12/2024, trừ 60% số dư tiền gửi Kho bạc Nhà nước. Từ ngày 1/1/2025 đến ngày 31/12/2025, trừ 80% số dư tiền gửi Kho bạc Nhà nước. Từ ngày 1/1/2026, trừ 100% số dư tiền gửi Kho bạc Nhà nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia Công ty Chứng khoán VNDirect, quy định này sẽ có tác động tích cực lên thanh khoản hệ thống, khi có khoảng 50% tiền gửi Kho bạc Nhà nước có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại, ước tính khoảng hơn 150.000 tỷ đồng theo số liệu báo cáo tài chính quý 4/2022, sẽ có khả năng được tính vào phần dư địa cho vay của hệ thống. Theo đó phần nào sẽ giảm áp lực lên lãi suất cho vay.
Do đó, quy định tại Thông tư 26 sẽ mang lại lợi thế cho các ngân hàng có nguồn tiền gửi dồi dào từ Kho bạc Nhà nước, đó là các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank.
Còn theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI, Thông tư 26 có thể được nhìn nhận là một cách hỗ trợ thanh khoản thị trường về trung và dài hạn, khi không loại bỏ lượng tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng ra khỏi công thức tính.
Trao đổi với báo chí vào cuối năm 2022, ông Lưu Hoàng, Cục trưởng Cục Quản lý ngân quỹ, Kho bạc Nhà nước cho biết, hiện tồn quỹ của ngân sách trung ương, địa phương… đang ở mức trên 900.000 tỷ đồng. Trong đó, gần 700.000 tỷ đồng đang được gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định; gần 270.000 tỷ đồng còn lại gửi tại 4 ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối là VietinBank, Vietcombank, Agribank và BIDV kỳ hạn 1-3 tháng, lãi suất trung bình 6%/năm.
Trước đó, nhận định chung về tình hình thanh khoản, theo đánh giá của SSI, thanh khoản thị trường khá ổn định dù một số thời điểm NHNN phải thực hiện cấp thanh khoản tạm thời thông qua hoạt động thị trường mở.
Dữ liệu về diễn biến giao dịch của NHNN trên thị trường mở cho thấy, cơ quan này đã liên tục bơm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trong 3 phiên giao dịch sau Tết Nguyên đán 2023, với tổng giá trị khoảng hơn 31.700 tỷ đồng. Trước đó, NHNN cũng đã liên tục ở trạng thái bơm tiền trong tuần giao dịch trước kỳ nghỉ Tết, với khối lượng lũy kế đạt gần 78.000 tỷ đồng nhằm đáp ứng giai đoạn cao điểm thanh toán cuối năm. Như vậy, động thái này đã đảo ngược xu hướng bơm ròng gần 72.000 tỷ đồng trong tháng 10 và 11/2022.
Hơn nữa, NHNN cũng đã bắt đầu thực hiện việc mua USD nhằm bổ sung dự trữ ngoại hối và đây cũng là một kênh cấp thanh khoản tiền đồng cho thị trường. Biến động tỷ giá trong nước hiện khá ổn định nhờ xu hướng yếu đi của đồng USD.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, hoạt động bơm tiền cũng phải thận trọng khi lạm phát và tỷ giá vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khả năng thẩm thấu tiền của doanh nghiệp cũng không lớn khi lãi suất vẫn ở mức cao trong vài tháng trở lại đây. Hiện lãi suất huy động trong khoảng 8% đến 9,5%/năm đối với tiền gửi thông thường, nhưng lãi suất cho vay không có nhiều thay đổi – vẫn ở mức trung bình khoảng 12-16%/năm.
Trong nhiều trao đổi, lãnh đạo NHNN đã cho biết, NHNN sẽ tập trung các giải pháp, ưu tiên cao nhất đảm bảo thanh khoản, giữ vững ổn định, an toàn hệ thống ngân hàng; tiếp tục điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối; hướng dòng vốn tín dụng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
Các chuyên gia nhận định, xu hướng thanh khoản dồi dào tiếp tục được duy trì sang năm 2023 nhờ các yếu tố như: áp lực tỷ giá giảm bớt, tín dụng tăng chậm hơn, huy động vốn tích cực hơn. Đồng thời, tăng trưởng cung tiền sẽ có sự phục hồi nhờ đầu tư công cải thiện và định hướng tiếp tục hỗ trợ thanh khoản từ nhà điều hành.
Tin liên quan
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
21:19 | 17/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics