Ì ạch giải ngân vốn đầu tư công, khó kích cầu kinh tế
Cần phải tập trung giải ngân nhanh nhất, hiệu quả nhất, nhiều nhất thì mới kích cầu kinh tế được. Ảnh: Thuỳ Linh |
Nhiều yếu tố tác động
Ông Hoàng Văn Vịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hiện nay, nhiều tỉnh đã giải ngân được 100% số vốn trong khi vẫn còn địa phương ì ạch và chỉ đăng ký đến hết 31/12 giải ngân 70-80%. Đây là tỷ lệ rất thấp trong khi Chính phủ đang đặt mục tiêu giải ngân là trên 95%. Về việc điều chuyển vốn của các dự án, hiện nay, Chính phủ chỉ cho phép kéo dài nguồn vốn cho các dự án thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia sang năm 2022, còn những dự án khác, trong trường hợp bất khả kháng sẽ phải báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để được cho phép. Còn với các vướng mắc liên quan các dự án ODA hầu như là do các địa phương đã quen thực hiện làm các dự án có vốn trong nước trong khi thực hiện dự án ODA đòi hỏi thủ tục dài hơn, phức tạp hơn và phải chuẩn bị kĩ lưỡng theo yêu cầu của các đối tác nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo, tham mưu Chính phủ để ban hành các văn bản tháo gỡ khó khăn cho các tỉnh. Tuy nhiên, thời gian tới, các địa phương cũng cần rút kinh nghiệm từ việc giải ngân vốn năm 2021 để lên kế hoạch cho năm 2022, tránh lặp lại tình trạng ì ạch giải ngân vốn như hiện nay. Ông Đào Trung Chính, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường: Trong các cuộc họp tháo gỡ về giải ngân vốn đầu tư công, rất nhiều địa phương đã đề nghị xem xét yếu tố khách quan về đại dịch Covid-19 liên quan đến vấn đề đất đai. Theo quy định của pháp luật về đất đai, đối với các dự án chậm trễ liên quan đến các yếu tố sử dụng đất thì dịch Covid-19 sẽ được xếp vào các yếu tố khách quan để không tính đến việc xử phạt các chủ đầu tư. Đây cũng là một lí do để các Tổ công tác có thể báo cáo Chính phủ xem xét gia hạn thời gian giải ngân vốn đầu tư cho các địa phương. Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong: Có hai nhóm lý do dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 còn chậm. Trước hết là do sự bùng phát của dịch Covid-19 khiến mọi hoạt động đều bị dừng lại, không được thông suốt, đặc biệt là giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu tái định cư khiến tiến độ các dự án chững lại. Thứ hai là do việc thay đổi nhân sự, cơ cấu cán bộ ở các đơn vị phần nào khiến quy trình cũ – mới cần có thời gian để hoạt động “khớp nhau”. Trong nhóm lý do này, không thể phủ nhận vẫn đâu đó tồn tại những nhân tố sợ trách nhiệm hoặc có người cho rằng mình không còn quyền lợi nữa nên trì trệ,… Phải nói rằng, giải ngân vốn đầu tư chậm sẽ mang lại những hệ quả trên nhiều mặt, từ tài chính đến tăng trưởng kinh tế, kéo theo đó là việc làm, thu nhập… Vậy nên, Chính phủ cần tiếp tục “tạo sức ép” hơn nữa để thúc đẩy việc giải ngân song song với nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19 để hoạt động xã hội trở lại bình thường. T.L (ghi) |
Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 đề ra mục tiêu đến hết năm 2021 tốc độ giải ngân phải đạt 95-100%. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 11, tỷ lệ giải ngân của cả nước mới ước đạt 63,86% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (tương đương với trên 294.589 tỷ đồng), thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (71,22%).
Đáng chú ý, có một số địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư vẫn còn khá thấp và khả năng khó hoàn thành dự toán năm. Như tại 6 địa phương: Quảng Bình, Quảng Trị, An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, năm 2021, tổng số vốn đầu tư công vốn ngân sách nhà nước giao cho 6 địa phương này là 24.048,659 tỷ đồng, nhưng tính đến 30/11/2021 mới giải ngân được 11.749 tỷ đồng, đạt 48,9% kế hoạch và thấp hơn khá nhiều so với bình quân chung cả nước.
Mới đây, Tổ công tác số 5 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với 6 địa phương này.
Tại buổi làm việc, ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, đến hết tháng 11/2021, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 33,6%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do An Giang là tỉnh biên giới, 6 tháng đầu năm dịch Covid-19 ở Campuchia bùng phát nặng khiến tỉnh này phải tập trung quyết liệt đảm bảo an toàn tuyến biên giới. Sau đó, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 trên cả nước đã khiến An Giang phải thực hiện giãn cách xã hội làm ảnh hưởng lớn tới việc huy động nhân công, các công trình xây dựng phải dừng hoàn toàn.
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chia sẻ, đến hết ngày 30/11/2021, tỉnh này giải ngân được 2.083 tỷ đồng, đạt hơn 44% kế hoạch dù tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo và tổ chức nhiều hội nghị bàn giải pháp, trong đó thành lập các đoàn kiểm tra các công trình trọng điểm, thực hiện điều chuyển vốn các công trình giải ngân thấp sang công trình có khả năng thực hiện cao.
Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng cho biết, trong danh mục các dự án triển khai trong năm 2021 của tỉnh có tới 50% dự án triển khai mới. Các dự án này trong quý 1 đều ở giai đoạn chuẩn bị hồ sơ, các bước để đầu tư. Thậm chí, có dự án khâu chuẩn bị còn kéo dài sang tận tới quý 2/2021. Ngoài ra, cũng như các tỉnh khác, Cà Mau còn khá nhiều dự án quan trọng vốn lớn gặp khó khăn khi giải phóng mặt bằng hoặc có phát sinh điều chỉnh gây mất nhiều thời gian. Đặc biệt, các dự án ODA cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp thực hiện.
Vốn đầu tư công phải là "vốn mồi"
Có thể nói, đầu tư công là một trong những nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế-xã hội, là động lực để nền kinh tế vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid-19.
Nhận định về công tác giải ngân vốn đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, phải xác định vốn đầu tư công là vốn mồi bởi lẽ nếu chúng ta bỏ 1 đồng vốn thì xã hội sẽ bỏ 10 đồng để kích cầu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững.
Theo Bộ trưởng, năm 2020 cũng có dịch Covid-19 nhưng tốc độ giải ngân đầu tư công vẫn đạt 98% kế hoạch. Năm nay, dịch căng hơn, kéo dài hơn nhưng vẫn cần phấn đấu đạt mục tiêu mà Nghị quyết 63/2021/NQ-CP đã ban hành.
"Lãnh đạo của các tỉnh cần nỗ lực từ cấp tỉnh đến huyện để tháo gỡ khó khăn, tập trung đẩy nhanh xây dựng công trình đúng quy định, nắm vững thẩm quyền của mình để điều chỉnh dự án sớm. 6 địa phương này đều là những tỉnh còn nghèo, gần như hoàn toàn hưởng trợ cấp ngân sách nhà nước mà chưa đảm bảo được cân đối thu chi. Do đó, càng phải trân trọng hơn các nguồn vốn để kích cầu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Do những vướng mắc trong quá trình giải ngân, nhiều tỉnh đã đề nghị được điều chuyển vốn và cho phép kéo dài nguồn vốn sang năm 2022. Tuy nhiên, khi bàn về vấn đề này, lãnh đạo Bộ Tài chính tâm tư rằng, cần phải cân nhắc có nên kéo dài hay không bởi sẽ ảnh hưởng đến chính sách tài khóa trong khi đất nước còn đang khó khăn, người dân không có việc làm. Hơn nữa, khi chúng ta còn đang bàn về gói kích cầu kinh tế mà giải ngân đầu tư công lại đề nghị kéo dài thì gói này sẽ không có ý nghĩa. Do đó, cần phải tập trung giải ngân nhanh nhất, hiệu quả nhất, nhiều nhất thì mới kích cầu kinh tế được.
Riêng về vấn đề giá cả vật liệu xây dựng tăng cao, Bộ trưởng cho rằng, các tỉnh cần phải báo cáo kịp thời, chi tiết về thời gian, giá của từng loại nguyên vật liệu tăng như thế nào, tăng trong bao lâu và đề xuất các giải pháp..., trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng sẽ tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Còn giá đất trong giải phóng mặt bằng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương, do vậy khi giải phóng mặt bằng thì việc đền bù sẽ thực hiện theo bảng giá đất do HĐND tỉnh quy định.
Về phía Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định sẽ đảm bảo những vấn đề về nguồn vốn để giải ngân, hướng dẫn những thủ tục thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình. Tổ thường trực cũng luôn sẵn sàng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tỉnh trong thực hiện giải ngân nguồn vốn đầu tư công. Với những vướng mắc của các địa phương, Bộ Tài chính sẽ tham mưu cho Chính phủ có văn bản sớm nhất. Song, Bộ trưởng cũng yêu cầu lãnh đạo các địa phương cần nghiên cứu những vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh để giải quyết sớm.
Tin liên quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tiếp Giám đốc WB Mariam Sherman
16:13 | 13/12/2024 Tài chính
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics