Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển tài chính xanh
Tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển thị trường trái phiếu xanh Tài chính xanh cho các khu công nghiệp phát triển bền vững Nhiều thách thức phát triển tài chính xanh |
Phát triển thị trường tái chính xanh còn rất khiêm tốn. Ảnh: ST |
Khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện
Để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh bao trùm gắn với năng lực chống chịu biến đổi khí hậu và phát thải ròng bằng 0, Việt Nam cần huy động được nguồn lực tài chính rất lớn.
TS. Bùi Thị Quỳnh Thơ, Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới năm 2022, Việt Nam cần khoản đầu tư khoảng 6,8% GDP mỗi năm, tương đương 368 tỷ USD cho đến năm 2040. Điều này đòi hỏi phải có các cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển thị trường tài chính xanh, khuyến khích dòng vốn tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực của kinh tế xanh.
Tại Việt Nam, bắt đầu từ năm 2017 đến nay, thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh đã có tốc độ phát triển hơn 20%/năm, cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Một số trái phiếu xanh chính quyền địa phương, trái phiếu xanh doanh nghiệp được phát hành thí điểm, đặc biệt, trái phiếu cho các dự án xanh có quy mô lớn như năng lượng tái tạo, vận tải xanh, bất động sản xanh cũng đã phát hành.
Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2019 - 2023, Việt Nam đã phát hành khoảng 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh. Tuy nhiên, thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh của Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và với nhu cầu huy động vốn cho chuyển đổi xanh. Tín dụng xanh mới chiếm khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, trong khi đó, trong 5 năm qua mới có 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh được phát hành, còn rất khiêm tốn so với nhu cầu vốn khoảng 20 tỷ USD trung bình mỗi năm để thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh, dự án xanh.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán và doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh là khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, còn nhiều nút thắt, rào cản, nhất là còn thiếu các quy định, tiêu chí môi trường, danh mục phân loại dự án xanh. Bên cạnh đó, việc ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với tín dụng xanh, trái phiếu xanh còn chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam, do đó còn nhiều hạn chế trong việc xác định trình tự, thủ tục, vai trò, trách nhiệm của các bên có liên quan.
Theo TS. Nguyễn Thị Hải Bình, Trưởng ban Ban Nghiên cứu và Điều phối chính sách giám sát, Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, về khung pháp lý trái phiếu xanh, đã có định nghĩa về trái phiếu xanh, chào bán trái phiếu doanh nghiệp xanh, công bố thông tin trái phiếu xanh quy định tại Nghị định số 95/2018/NĐ-CP… Tuy nhiên, chưa có nhiều DN phát hành trái phiếu xanh trên thực tế.
Cần hoàn thiện hành lang pháp lý, chính sách ưu đãi
Làm rõ thách thức trong thị trường tài chính xanh của Việt Nam, TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, hệ thống thông tin về kinh tế xanh, tài chính xanh còn thiếu, không nhất quán và ít được kiểm định chặt chẽ, đáng tin cậy; khung pháp lý chưa hoàn thiện dẫn đến khó khăn trong đầu tư và phát hành trái phiếu xanh. “Về phía nhà đầu tư, họ gặp khó khăn trong đánh giá rủi ro do thiếu tiêu chuẩn hóa và thiếu dữ liệu sẵn có, thiếu quy định, khái niệm rõ ràng. Điều này dẫn tới việc nhà đầu tư khó nhận biết một cách rạch ròi các doanh nghiệp, công ty xanh “dởm”, còn gọi là “tẩy xanh”. Bên cạnh đó, danh mục xanh chậm ra đời, chưa đầy đủ, nhà đầu tư khó xác định đầu tư vào đâu”, TS. Lê Xuân Sang cho biết.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Thị Hải Bình cho biết, chi phí thực hiện tài chính xanh trên thực tế thường cao hơn khá nhiều so với thông thường trong khi chưa có nhiều chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động tín dụng xanh và tài chính xanh, chưa có nhiều chính sách hỗ trợ về chi phí đối với hoạt động phát hành trái phiếu xanh…
Để giải quyết những thách thức trên, theo TS. Nguyễn Thị Hải Bình, cần hoàn thiện hành lang pháp lý về tài chính xanh, cụ thể là: sớm ban hành danh mục dự án xanh; xem xét phương án mở rộng định nghĩa về trái phiếu xanh; bổ sung tín dụng xanh là lĩnh vực được hưởng lãi suất ngắn hạn tối đa, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu để đánh giá mức độ tuân thủ và hiệu quả.
Đồng thời, bà Nguyễn Thị Hải Bình kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ thuế, phí cho tổ chức phát hành và tổ chức, cá nhân đầu tư trái phiếu xanh. Theo đó, xem xét giảm thuế TNDN đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh hoặc cho phép khấu trừ số tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh vào chi phí hợp lý, hợp lệ; miễn, giảm chi phí phát hành, chi phí lưu ký…
Theo TS. Lê Xuân Sang, Nhà nước cần xây dựng cụ thể các hạng mục dữ liệu, thông tin thị trường, danh sách trái phiếu, cổ phiếu, tín dụng xanh với các định nghĩa pháp lý rõ ràng, tiêu chí chặt chẽ trong huy động vốn và chính sách khuyến khích nhằm đáp ứng kỳ vọng, lợi ích của các nhóm đầu tư trong và ngoài nước. Chính phủ cần xác lập quy định trong việc khai thác thị trường tài chính truyền thống, tạo dựng niềm tin cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới, hướng đến phát triển bền vững thị trường tài chính xanh.
Tin liên quan
Tạo khuôn khổ pháp lý rõ ràng, đồng bộ trong triển khai thuế tối thiểu toàn cầu
15:12 | 03/12/2024 Tài chính
Doanh nghiệp Việt khó khăn tiếp cận tài chính xanh
13:29 | 01/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh
14:35 | 26/11/2024 Kinh tế
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đẩy mạnh đàm phán các cam kết về hải quan trong khuôn khổ FTA
15:09 | 03/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Lưu ý về quản lý hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử
16:01 | 02/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Rà soát đối tượng không chịu thuế GTGT đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu
15:41 | 02/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2024: Nỗ lực bám trụ trước thách thức của thiên nhiên
Trình phương án chuyển giao bắt buộc GPBank và DongABank trước 20/12/2024
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
Ra mắt sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn, kết nối cả giá trị văn hoá
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Phúc
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia