Hỗ trợ 38.000 tỷ đồng, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp vẫn an toàn
Người lao động giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: ST |
Hỗ trợ kịp thời cho người lao động
Thời gian qua, chính sách Bảo hiểm xã hội và chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã phát huy hiệu quả trong việc đảm bảo an sinh xã hội, giúp người lao động ổn định cuộc sống. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hàng triệu lao động bị mất việc, ngừng việc, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã thực sự trở thành “chỗ dựa” cho người lao động, giúp họ có nguồn tài chính vượt qua khó khăn, duy trì cuộc sống, vơi bớt những áp lực về kinh tế trong mùa dịch. Ngoài ra, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp cũng giúp người lao động có cơ hội được hỗ trợ học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, từ đó tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp mới chất lượng hơn cho bản thân.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến cuối ngày 16/11, Bảo hiểm xã hội các địa phương đã giải quyết hưởng hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho 11.778.660 lao động. Cụ thể, Bảo hiểm xã hội đã chi trả cho số lao động đang tham gia Bảo hiểm thất nghiệp là 10.993.009 người; đã dừng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp 785.651 lao động với tổng số tiền hỗ trợ là trên 28 nghìn tỷ đồng. |
Thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội các địa phương đã, tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 805 đơn vị với 152.068 lao động tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền hơn 1.065 tỷ đồng tại 57 tỉnh, thành; xác nhận danh sách cho 2.475.153 lao động của 64.945 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách tại 63 tỉnh, thành phố.
Trong đó gồm 1.766.383 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương của 58.508 đơn vị; 470.841 lao động ngừng việc để nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người của 4.872 đơn vị; 3.626 lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của 32 đơn vị.
Đồng thời, Bảo hiểm xã hội các địa phương cũng đã xác nhận 75.944 lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 của 987 đơn vị, được doanh nghiệp vay vốn trả lương ngừng việc; 126.157 người lao động được doanh nghiệp đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động) của 338 đơn vị; 32.202 lao động được doanh nghiệp đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) của 208 đơn vị.
Đảm bảo an toàn kết dư trong 5 năm tới
Liên quan đến việc sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động liệu có ảnh hưởng đến kết dư của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, tính hết năm 2020, kết dư từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là 90.600 tỷ đồng, đây là mức tốt và an toàn cao.
“Trước tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, đời sống lao động, việc làm của người dân, nhất là những người đang tham gia Bảo hiểm thất nghiệp và chủ sử dụng lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, chúng tôi thấy để kết dư lớn như thế thì thực sự không ổn. Vì vậy, sau khi đánh giá tác động và tính toán, cân nhắc số kết dư phải đảm bảo an toàn ít nhất trong 5 năm tới, tức là hết năm 2025 vẫn phải đảm an toàn, Chính phủ thấy hoàn toàn có căn cứ để đề xuất với cấp có thẩm quyền và báo cáo Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến để sử dụng 38.000 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, trong đó 30.000 tỷ đồng từ kết dư và 8.000 tỷ đồng từ giảm đóng cho người sử dụng lao động để hỗ trợ cho người lao động”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong tình hình hiện nay kết dư của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hoàn toàn an toàn, bởi sau khi hỗ trợ 38.000 tỷ đồng, trừ số đã chi của năm 2021 thì kết dư của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp sẽ còn lại khoảng 56.000 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần mức tổng chi tất cả 5 chính sách của Bảo hiểm thất nghiệp.
Trước đó, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tổ chức 5 Đoàn công tác do Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc làm Trưởng đoàn làm việc tại Bảo hiểm xã hội 9 tỉnh, thành phố (gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Ninh).
Qua báo cáo của các địa phương cho thấy, thực hiện chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhằm triển khai thống nhất và hiệu quả, Bảo hiểm xã hội các tỉnh đã triển khai các giải pháp đồng bộ như: thành lập Tổ công tác về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg; kịp thời báo cáo, tham mưu với UBND tỉnh, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để tổ chức, thực hiện; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin... với tinh thần rút ngắn thời gian giải quyết, không phát sinh thủ tục, hồ sơ để lao động, người sử dụng lao động nhận được hỗ trợ một cách sớm nhất. Qua nắm bắt tình hình chung, lao động rất phấn khởi, yên tâm, tin tưởng vào tính nhân văn của chính sách Bảo hiểm thất nghiệp cũng như sự quan tâm, động viên kịp thời của Đảng và Nhà nước đối với lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đã giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
Tin liên quan
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
TPHCM đồng hành cùng doanh nghiệp đưa nước mắm truyền thống Việt ra thế giới
08:53 | 24/10/2024 Kinh tế
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK