Hết thuốc chữa khi gia tăng lạm dụng kháng sinh
Cùng hành động chấm dứt vấn nạn lạm dụng kháng sinh | |
Ngộ độc sau khi dùng thuốc tiểu đường chứa chất cấm | |
Làm rõ hơn hướng dẫn về thủ tục nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc |
Dự báo đến năm 2050, chi phí do kháng kháng sinh trên toàn cầu lên tới 100 nghìn tỷ USD và gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong thêm trong mỗi năm. Ảnh: DN |
Gia tăng báo động
Việt Nam là một trong những các quốc gia, trong những năm gần đây đã phải chứng kiến mối đe dọa ngày càng gia tăng của kháng kháng sinh, do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý của người dân trong việc điều trị bệnh, trong nuôi trồng thủy sản, trong chăn nuôi và trong cộng đồng. Tại Việt Nam, kháng sinh chiếm hơn 50% các thuốc dùng cho người và thông thường được bán tại các nhà thuốc cộng đồng. Phần lớn các cửa hàng bán thuốc kê kháng sinh mà không có đơn thuốc của bác sỹ mặc dù điều này đã bị cấm theo quy định của ngành Y tế.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho hay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trong khu vực châu Á. Trong khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn hiệu quả thì Việt Nam đã phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4.
Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng đưa một con số đáng ngại khi trong năm 2016 có 490.000 người đã phát triển bệnh lao đa kháng thuốc trên toàn cầu và kháng thuốc đang bắt đầu làm phức tạp cuộc chiến chống lại HIV và sốt rét.
Dự báo đến năm 2050, chi phí do kháng kháng sinh trên toàn cầu lên tới 100 nghìn tỷ USD và gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong thêm trong mỗi năm. Thậm chí, hậu quả kinh tế của kháng kháng sinh được cho là nặng nề tương đương với hậu quả khủng hoảng tài chính.
Nhấn mạnh nguy cơ của việc lạm dụng kháng sinh, bác sỹ Nguyễn Văn Chi, Phụ trách Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, chính tỷ lệ kháng thuốc ngày càng cao đã làm cho việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn huyết, bị thất bại dẫn đến tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn ngày càng gia tăng. Không chỉ làm tăng tỷ lệ tử vong, kháng kháng sinh còn làm cho bệnh nặng hơn.
Là một cơ sở y tế lớn nhất cả nước về điều trị nội khoa, các chuyên gia y tế của Bệnh viện Bạch Mai đã nhiều lần cảnh báo về vấn nạn lạm dụng kháng sinh của người dân và ngay cả nhân viên y tế.
Bác sỹ Nguyễn Hữu Quân, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, tình trạng kháng kháng sinh đang tăng cao một cách đáng báo động theo từng năm. Những năm trước, tỷ lệ bệnh nhân kháng kháng sinh từ tuyến dưới chỉ gặp vài ca, nhưng đến nay, nhiều ca chuyển từ tuyến dưới lên Bệnh viện Bạch Mai khi được cấy vi khuẩn ngay từ lúc vừa mới tiếp nhận đã phát hiện vi khuẩn kháng thuốc.
“Khi gặp vi khuẩn kháng thuốc rất khó khăn cho bác sỹ khi phải lựa chọn loại kháng sinh điều trị phù hợp. Khi ấy, các bác sỹ sẽ phải dùng thuốc đắt tiền hơn hay phải phối hợp nhiều loại thuốc trong điều trị. Lúc đó cơ hội điều trị cho người bệnh khó hơn, nguy cơ tử vong tăng lên so với nhóm bệnh nhân không kháng kháng sinh”, bác sỹ Quân lo ngại.
Cũng theo đại diện Khoa Cấp cứu A9, tình trạng bệnh nhân kháng thuốc xảy ra nhiều bệnh viện chứ không chỉ ở trung tâm lớn. Trong vòng một năm gần đây, ghi nhận tại Khoa chúng tôi có khoảng 40- 60% ca có vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh. Đây là một hiện trạng đáng buồn. Nhiều bệnh nhân vào viện vì một bệnh khác nhưng nhiễm trùng tăng nhanh, gặp vi trùng kháng kháng sinh khiến bệnh nhân nguy kịch và tử vong do nhiễm trùng chứ không phải do bệnh lý lúc bệnh nhân nhập viện.
Ngăn chặn từ kê đơn và bán thuốc
Dù ngành Y tế đang triển khai siết chặt việc kê đơn thuốc tại các hiệu thuốc song qua thực tế tìm hiểu phóng viên nhận thấy, tại nhiều nhà thuốc nhỏ lẻ, dược sỹ, người bán thuốc luôn kê đơn một cách tùy tiện cho những người bị sổ mũi, ho, nhức đầu, tiêu chảy... Trong mỗi túi thuốc luôn có một loại kháng sinh được kê thường là 3-5 ngày rất tuỳ tiện. Bản thân mỗi người dân khi thấy ốm đau, thường đi mua thuốc uống vô tội vạ mà không cần biết điều ấy có thực sự cần thiết hay không. Có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến tình trạng kháng kháng sinh tăng cao.
Các phương tiện truyền thông đã nói rất nhiều tới vấn nạn lạm dụng kháng sinh nhưng có lẽ cả người dân và ngay cả một số nhân viên y tế vẫn chưa nhận ra mối nguy hại thực sự của thói quen này. Theo bác sỹ Nguyễn Văn Chi, với cộng đồng khi có bất ổn về sức khỏe cần đến khám bởi bác sỹ chuyên môn để được sử dụng kháng sinh đúng, phù hợp.
“Người dân không nên cất đơn thuốc của lần khám trước để lần sau đem dùng, hay chia sẻ đơn cho người khác hoặc dùng không hết thuốc cất thuốc đi cho lần sau. Ngay cả việc khi sử dụng một loại thuốc không đỡ thì tự động phối hợp kháng sinh rất nguy hiểm”, chuyên gia cho hay.
Đối với bác sỹ, dược sỹ cần nâng cao hơn nữa lương tâm, trách nhiệm trong việc khám chữa bệnh cho người bệnh, tránh lạm dụng việc kê kháng sinh, nhất là ở trẻ nhỏ. Ở một khía cạnh khác, theo ông Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam, hiện nay Việt Nam mới quan tâm tới tình trạng nhiễm khuẩn liên quan tới ngành Y tế.
Tuy nhiên, các thuốc kháng sinh sử dụng ngoài ngành Y tế rất nhiều, khó kiểm soát. Điều đáng ngại là các loại kháng sinh này có giá thành rất rẻ và thường có trong thức ăn của người cũng như của gia súc. Điều cấp bách hiện nay là việc kiểm soát tốt việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi của người dân, có như vậy mới mong ngăn chặn được vấn nạn kháng kháng sinh đang lan tràn hiện nay.
“Để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, ngoài nỗ lực từ bệnh viện, từ nhân viên y tế, bản thân cộng đồng, người dân cũng phải có trách nhiệm. Trong đó, hạn chế mua kháng sinh không có đơn, không sử dụng kháng sinh theo kiểu truyền miệng, hạn chế dùng kháng sinh trong chăn nuôi”, ông Nguyễn Gia Bình nêu.
Tin liên quan
Lạng Sơn bắt giữ 1.000 lọ thuốc kháng sinh do Trung Quốc sản xuất
08:56 | 25/12/2019 An ninh XNK
Lạm dụng kháng sinh: Dễ đến một ngày không có thuốc chữa
14:07 | 10/12/2019 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK