Gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng: Cần tuân theo quy luật thị trường
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận tín dụng do điều kiện ngặt nghèo. Ảnh: ST |
Đừng để doanh nghiệp “chết” mà chưa bàn xong cơ chế
Chia sẻ về khó khăn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Vietravel cho hay, cái khó nhất là các doanh nghiệp không thể tiếp cận được vốn, trong khi các doanh nghiệp đang suy kiệt dòng tiền giống như người thiếu ô xy, nên phải cấp ô xy trước thay vì chờ đợi bàn bạc xem dung lượng được cấp là bao nhiêu. Bởi tình trạng của nhiều doanh nghiệp hiện nay đã rất khó khăn, chờ các cơ quan bàn bạc xong cơ chế thì đã “chết” rồi.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, dự kiến gói hỗ trợ lãi suất này sẽ khoảng 3.000 tỷ đồng, tương đương quy mô dư nợ hơn 100.000 tỷ đồng, lãi suất khoảng 3-4%/năm để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. |
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), khoảng 26,8% doanh nghiệp đang thiếu vốn, nhưng đây là con số trong dịch khi các doanh nghiệp không có cơ hội đầu tư, bình thường hàng năm có thể lên hơn 60%. Chính vì thế, khi nghe tin về gói tín dụng hỗ trợ lãi suất quy mô lên tới 100.000 tỷ đồng, các doanh nghiệp đều mong ngóng gói này sẽ được ban hành và thực thi hiệu quả đến từng doanh nghiệp.
Lâu nay, hầu hết ngành hàng đều đã đề nghị được tiếp cận tín dụng ưu đãi, từ những ngành thiệt hại nặng nề như du lịch, hàng không, vận tải… cho đến cả bất động sản. Tuy nhiên, việc ban hành và triển khai thực hiện vẫn chưa được như mong đợi của các doanh nghiệp.
Ông Bùi Doãn Nề, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) cho biết, từ năm 2020, Hiệp hội đã đề xuất cho doanh nghiệp hàng không được vay gói hỗ trợ lãi suất 25.000 tỷ đồng, ngân sách cấp bù lãi suất 4%. Nhưng đến nay, gói hỗ trợ này vẫn chưa được phê duyệt, khiến nhiều hãng bay cạn kiệt thanh khoản.
Phải xác định có doanh nghiệp không vay được
Doanh nghiệp khó khăn là thực tế, nhưng xét một cách khách quan, ngân sách nhà nước và cả tín dụng ngân hàng không phải là “thùng không đáy”. Tại Diễn đàn chính sách trực tuyến do Tạp chí Hải quan tổ chức mới đây, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng cho biết, hiện nay các ngân hàng cũng đang rất khó khăn, dư địa hỗ trợ doanh nghiệp gần như cạn kiệt. Các ngân hàng cam kết giảm hơn 26.000 tỷ đồng lãi, phí hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đều là nguồn tiền từ chính ngân hàng, hầu hết là hỗ trợ các khoản dư nợ hiện hữu, không phải dư nợ cho vay mới.
Theo các chuyên gia, khi giảm lãi suất, số doanh nghiệp vay vốn sẽ nhiều hơn, họ chấp nhận rủi ro để mở rộng sản xuất, nhưng các gói hỗ trợ đều bế tắc ở việc không thể tiếp cận được vì điều kiện quá ngặt nghèo. Nên việc triển khai gói tín dụng cấp bù lãi suất phải đưa ra đồng thời với các cơ chế đột phá. NHNN cần nghiên cứu, nếu cần thì kiến nghị Chính phủ - Quốc hội cho phép ngân hàng trong một bối cảnh nhất định cấp vốn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Tuy nhiên, việc hỗ trợ cho vay không thể đại trà, “xé rào” hạ chuẩn, vì thực tế đã có những bài học về rủi ro cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Đại diện một ngân hàng thương mại đã chia sẻ, các chương trình cấp bù lãi suất có quy trình cho vay và kiểm toán rất phức tạp. Năm 2009 cũng có gói tín dụng cấp bù lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp trước khủng hoảng kinh tế, song đến tận thời điểm này, một số khoản vay cấp bù lãi suất vẫn chưa được thanh quyết toán xong.
Nói về vấn đề này, theo ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, khi đặt vấn đề có gói cấp bù ngân sách nhà nước để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thì phải xác định có những doanh nghiệp không thể vay được. Đây là cho vay qua các tổ chức tín dụng, không phải cấp phát từ ngân sách nhà nước, nên phải có hiệu quả mới được cấp tín dụng. Ông Kiên cũng cho rằng, doanh nghiệp mong muốn được vay, nhưng bắt buộc phải tuân theo quy luật thị trường một cách sòng phẳng, rõ ràng.
Do đó, để tăng khả năng vay vốn, nhiều chuyên gia đã đề xuất thành lập tổ hợp tín dụng để cho vay tín chấp, nhưng phải nhanh chóng vực dậy và phát huy vai trò của các quỹ bảo lãnh tín dụng. Việt Nam hiện có 28 quỹ bảo lãnh tín dụng nhưng hoạt động chưa hiệu quả, khiến các doanh nghiệp vẫn phải loay hoay đi tìm cơ chế bảo đảm vốn vay.
Tin liên quan
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics