Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng: Mong sớm đến đích
Khi dịch bệnh lây lan thì tình người cũng lan tỏa, đó là giải pháp không có trong mọi kế hoạch nhưng luôn phải được thực thi một cách nhanh chóng. Ảnh: ST |
Nguồn sẽ được lấy từ đâu?
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy mô hỗ trợ của gói hỗ trợ (bao gồm cả hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, hỗ trợ gián tiếp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và nguồn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội) dự kiến khoảng 62.000 tỷ đồng, hỗ trợ cho khoảng 20 triệu đối tượng được thụ hưởng. Cụ thể có 6 nhóm đối tượng được hỗ trợ bằng tiền gồm: Người có công với cách mạng (500.000 đồng/tháng), đối tượng bảo trợ xã hội (1 triệu đồng/tháng), người lao động (1,8 triệu đồng/tháng), hộ kinh doanh cá thể (1 triệu đồng/tháng), lao động tự do (1 triệu đồng/tháng), hỗ trợ doanh nghiệp (vay lãi suất 0%).
Về nguồn kinh phí, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp khoảng 36.000 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương khoảng 22.000 – 23.000 tỷ đồng, dự kiến sẽ sử dụng 19.000 – 20.000 tỷ đồng nguồn tăng thu và nguồn kinh phí còn lại của năm 2019 (tổng số khoảng 55,6 nghìn tỷ đồng). Số còn lại sẽ bố trí từ nguồn dự phòng năm 2020, tiết kiệm chi thường xuyên (giảm chi hội họp, tổ chức lễ hội, đi công tác trong và ngoài nước…) và các nguồn hợp pháp khác theo quy định.
Ngân sách địa phương khoảng 13.000 – 14.000 tỷ đồng, dự kiến bố trí từ nguồn tăng thu và nguồn kinh phí còn lại của ngân sách địa phương năm 2019, quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách địa phương năm 2020 và nguồn cải cách tiền lương còn dư và các nguồn hợp pháp khác theo quy định.
Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương trên 50% tự bảo đảm kinh phí thực hiện. Ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương còn lại theo nguyên tắc: 70% mức thực chi theo quy định đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên; 50% mức thực chi theo quy định đối với các địa phương chưa tự cân đối ngân sách còn lại (ngoài các tỉnh miền núi, Tây Nguyên); 30% mức thực chi theo quy định đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%.
Đồng thời, hỗ trợ gián tiếp thông qua việc cho phép doanh nghiệp và người lao động tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đối với số lao động thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc phải tạm thời nghỉ việc (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương); hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại người lao động (khoảng 3.000 tỷ đồng); cho vay chi trả tiền lương ngừng việc cho người lao động qua Ngân hàng Chính sách xã hội (khoảng 16.000 tỷ đồng).
"Không có ai bị bỏ lại phía sau"
Vui mừng và mong chờ gói hỗ trợ này sớm đi vào cuộc sống, chị Nguyễn Thị Thêm, một lao động vừa phải tạm nghỉ việc do doanh nghiệp gặp khó khăn, không thể duy trì được sản xuất cho biết, đối với những người lao động như chúng tôi, gói hỗ trợ này của Chính phủ là hết sức kịp thời và bao quát đủ các đối tượng gặp khó khăn. Khi bị thất nghiệp, tuy tôi có nhận được Bảo hiểm thất nghiệp nhưng để duy trì được cuộc sống rất khó khăn.
“Ngay khi nghe thấy thông tin sắp tới Chính phủ sẽ có một gói hỗ trợ 3 tháng cho các đối tượng trong đó có những người lao động bị thất nghiệp như tôi, tôi hết sức vui mừng và chỉ mong gói hỗ trợ này sẽ được đến với đúng đối tượng, nhanh chóng, kịp thời với thủ tục hết sức đơn giản để chúng tôi có thể dễ dàng được nhận hỗ trợ”, chị Thêm bày tỏ.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, với sự quan tâm sâu sắc và quyết định rất đúng thời điểm của Chính phủ, mục tiêu bao quát của gói hỗ trợ này là hỗ trợ những người lao động, những người dân bị ảnh hưởng giảm sâu về thu nhập. Nghị quyết đã phân công rất rõ trách nhiệm cho từng bộ - ngành, địa phương.
“Người đứng đầu ở địa phương phải có trách nhiệm giám sát để gói hỗ trợ an sinh xã hội không bị trục lợi. Gói hỗ trợ này phải được chi đúng đối tượng, chi công khai, minh bạch trong dân và cho người được hưởng. Bên cạnh đó, việc công khai, minh bạch để nhân dân, nhất là Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan giám sát chặt chẽ, đồng thời sẽ xử lý nghiêm minh tất cả trường hợp vi phạm trục lợi chính sách… ”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết thêm.
Đánh giá về các gói hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian qua, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, cử tri và nhân dân cả nước rất tin tưởng và phấn khởi khi Chính phủ có ngay các chính sách hỗ trợ người lao động bị giảm thu nhập, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, việc hoãn hay miễn đóng các loại bảo hiểm cho lao động chính thức. Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc sẽ cùng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giám sát vấn đề này và đề nghị làm sao phân bổ kịp thời đến các đối tượng hưởng gói hỗ trợ này sớm, kịp thời mới có ý nghĩa đảm bảo công bằng, minh bạch đúng đối tượng.
Còn theo ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, gói hỗ trợ này là gói hỗ trợ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử và là gói hỗ trợ kịp thời, đúng thời điểm, đúng đối tượng. Bởi hiện nay và trong thời gian tới, người lao động và doanh nghiệp sẽ vẫn còn chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, hầu hết các đối tượng lao động bị mất việc đều không hề có tích lũy, chính vì vậy, việc nhanh chóng triển khai gói hỗ trợ sẽ không chỉ là hỗ trợ mà còn giúp họ vượt qua được khó khăn.
Cũng theo ông Lê Đình Quảng, chính sách này sẽ tạo một thông điệp mạnh mẽ về tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm lá rách” và đặc biệt là thể hiện tính ưu việt của chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Theo gói hỗ trợ này, hơn 20 triệu người sẽ được hỗ trợ, tuy nhiên, để đạt được mục tiêu, gói hỗ trợ an sinh cần được triển khai kịp thời, trực tiếp, đúng đối tượng, tránh việc trục lợi chính sách, nhất là việc thống kê các đối tượng tránh việc bỏ sót hay không đúng đối tượng.
Tin liên quan
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 30 thành công tốt đẹp
11:20 | 14/11/2023 Tài chính
“Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
07:48 | 21/07/2023 Người quan sát
Tăng trưởng kinh tế ghi nhận dấu hiệu tích cực
07:51 | 06/06/2023 Kinh tế
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics