Facebook Twitter youtube Tiktok

Tăng trưởng kinh tế ghi nhận dấu hiệu tích cực

(HQ Online) - Trước "con sóng chao đảo" của tình hình thế giới (lạm phát gia tăng, tăng trưởng sụt giảm), sau 5 tháng đầu năm, hàng loạt chỉ số như: vốn đầu tư nước ngoài, sản xuất toàn ngành công nghiệp, đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, tổng mức bán lẻ hàng hóa, xuất nhập khẩu... đã có nhiều cải thiện. Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tín hiệu trên đã cho thấy tăng trưởng kinh tế có thể tích cực hơn trong quý 2.
Thị trường bất động sản ghi nhận những chuyển biến tích cực
TPHCM: Kinh tế giảm nhưng đã có dấu hiệu phục hồi
Tăng trưởng kinh tế ghi nhận dấu hiệu tích cực
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đang được “trợ lực” bởi nhiều chính sách về tài chính, tín dụng của Chính phủ. Ảnh minh họa: Đức Duy

Các chỉ số cải thiện

Theo Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh tình hình kinh tế – xã hội thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, Chính phủ đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân đầu tư công; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sớm ổn định lại và hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ đó, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu tháng 5 tiếp tục ghi nhận chuyển biến so với tháng 4 và cả quý 1/2023. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 2,2% so với tháng trước. Cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu 9,8 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 0,24 tỷ USD). Đáng chú ý, hoạt động thương mại và dịch vụ cũng tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Nhận định về tình hình kinh tế- xã hội 5 tháng đầu năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm ước đạt 25,5% kế hoạch, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 24,9% và tăng 10,8%), kết quả này là sự nỗ lực của Chính phủ, bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công nhằm tạo động lực tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung của kinh tế thế giới.

Ngoài ra, chuyển biến tích cực còn ghi nhận ở vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy Việt Nam tiếp tục là thị trường tiềm năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài thời gian tới. Các tín hiệu trên đã cho thấy tăng trưởng kinh tế có thể tích cực hơn nữa trong quý 2.

Tuy nhiên, hơn 1/3 chặng được của năm 2023 đã đi qua và đây là chặng đường đã được dự báo trước sẽ có những "cơn gió ngược" tác động trực tiếp đến những động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Là một nền kinh tế có độ mở lớn, có thể dễ dàng nhận thấy những "cơn gió ngược" đã tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, tài chính và kể cả thu hút FDI.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, bên cạnh những kết quả đã đạt được, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với không ít rủi ro, biến động phức tạp. Đầu tư xã hội, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tuy đã có tín hiệu phục hồi, nhưng còn chậm. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa phục hồi nhẹ trong tháng 5 nhưng lũy kế 5 tháng vẫn giảm gần 15% so với cùng kỳ. Nhìn từ số liệu xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm có thể thấy, nhập khẩu tư liệu sản xuất đã giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy nhu cầu đầu vào sản xuất trong nước tiếp tục chậm lại.

“Ba khó khăn lớn nhất là về dòng tiền, khả năng tiếp cận vốn vay; thị trường và thủ tục hành chính. Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn được Chính phủ đưa ra, song Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần có các giải pháp tổng thể và đồng bộ từ tất cả các cấp, ngành, địa phương, nhất là phối hợp giữa chính sách tài khóa tiền tệ và thương mại. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị các giải pháp trọng tâm, bao gồm tập trung theo dõi tình hình thế giới, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Bộ Tài chính quản lý chặt chẽ nguồn thu, triệt để tiết kiệm chi; sớm đề xuất chính sách tài khóa, giảm thuế, phí, gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ, đẩy nhanh hoàn thuế giá trị gia tăng và tạo thuận lợi các thủ tục xuất nhập khẩu. Bộ cũng cần đề xuất giải pháp khả thi, xử lý dứt điểm vướng mắc, hạn chế của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước điều hành, giảm mặt bằng lãi suất; giữ ổn định thị trường ngoại tệ, tỷ giá và rà soát các gói tín dụng với các điều kiện cho vay kịp thời, thuận lợi…”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất.

Cần thêm chính sách hỗ trợ

Dự báo về tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong lại cho rằng, rất khó tìm cơ hội tăng trưởng trong quý 2, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng thế giới giảm do khả năng suy thoái kinh tế nhẹ, lãi suất các nước tăng cao, lạm phát ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam. Trong nước, tiêu dùng nội địa cũng suy giảm. Cũng theo ông Tùng, động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng là đầu tư công, song giải ngân vẫn rất chậm. Nhìn chung, hiện vẫn chưa thấy có tín hiệu tích cực nào xét cả bên trong và bên ngoài. Như vậy, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm nay vào khoảng 6,5% là một thách thức rất lớn.

Để thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng còn lại của năm 2023, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần sử dụng linh hoạt 2 công cụ tài khóa và tiền tệ nhằm đối phó tình hình khó khăn hiện nay. Cùng với đó, tập trung vào 3 động lực là xuất khẩu, đầu tư công và đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm thêm đầu ra cho sản phẩm cũng là những giải pháp cấp bách được các chuyên gia kiến nghị.

Đại diện Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Đặng Xuân Thanh đánh giá, bối cảnh hiện nay đặt ra nhu cầu cấp thiết về việc đặt trọng tâm sắp tới của các chính sách nhằm cố gắng thúc đẩy tăng trưởng ở mức tối đa hay nhằm giảm thiểu nguy cơ suy thoái ở mức tối thiểu. Với tình trạng mất cân đối cung-cầu do thiếu hụt lượng cung như hiện nay, hiệu lực kích cầu của chính sách tiền tệ và tài khóa thậm chí còn có xu hướng làm trầm trọng thêm khoảng cách cung-cầu nếu thiếu đi sự kết hợp cả hai chính sách với liều lượng phù hợp. Nếu nền kinh tế tiếp tục được bơm thêm tiền theo các kênh khác nhau, như đầu tư và tiêu dùng tư nhân, để thúc đẩy tăng trưởng thì lạm phát sẽ có nguy cơ vượt chỉ tiêu đã đề ra. Một kịch bản khác cũng có thể xảy ra là tập trung các giải pháp cần thiết để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế ở mức tối thiểu, rồi sau đó, chọn thời điểm để vận hành chính sách tiền tệ và tài khóa một cách tổng lực để vực dậy nền kinh tế. Sự lựa chọn trọng tâm chính sách này có vai trò quan trọng để nền kinh tế nội địa ứng phó với bối cảnh biến động của nền kinh tế thế giới trong thời gian tới.

Cũng theo ông Đặng Xuân Thanh, giải ngân vốn đầu tư công hiện nay là ưu tiên hàng đầu để giải quyết các khó khăn và thách thức mà nền kinh tế đang gặp phải. Vốn đầu tư công hiện nay vẫn còn tiềm năng để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, nhằm tháo gỡ các khó khăn trên diện rộng mà nền kinh tế đang gặp phải, nhất là khi mà các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang sụt giảm rõ ràng.

Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm cũng cần lưu ý khi triển khai giải pháp này. Thứ nhất, vì giải ngân vốn đầu tư công là một công cụ của chính sách tài khóa, nên tác động lan tỏa gia tăng tổng cầu sẽ rất rõ ràng. Điều này dẫn đến hiện tượng tạo nên nguy cơ gia tăng lạm phát khi vốn đầu tư công được giải ngân. Do vậy, công tác phòng chống lạm phát cũng cần được đề cao trong quá trình giải ngân vốn đầu tư công.

Thứ hai, công tác giải phóng quỹ đất sạch vẫn là vấn đề khó khăn lâu dài gắn với đầu tư công trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, giải ngân đầu tư công còn gắn chặt với quá trình hình thành và phát triển thị trường bất động sản, nhất là ở các địa phương có hệ thống giao thông đi qua. Theo đó, thông tin liên quan đến các dự án đầu tư công cũng cần được truyền thông rõ ràng, minh bạch đến người dân để thị trường bất động sản được phát triển ổn định, bền vững đi kèm với quá trình giải ngân vốn đầu tư công.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC):

Tăng trưởng kinh tế ghi nhận dấu hiệu tích cực
Ông Vũ Tiến Lộc.

Thời điểm để thực hiện quốc sách khoan sức dân, yểm trợ cho doanh nghiệp

Các số liệu được Tổng cục Thống kê vừa công bố mới đây cho thấy thực trạng kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023 là rất khó khăn. Các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế đều đang trên đà suy giảm. Nguyên nhân chính của tình trạng ảm đạm nói trên, một phần là do nhu cầu tiêu dùng tại các nước phát triển, thị trường xuất khẩu chủ yếu của chúng ta, tăng trưởng chậm lại, phần khác là do thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở nước ta bị đóng băng, gây tác động dây chuyền, khiến tình trạng nợ nần gia tăng, sản xuất bị đình trệ, thu nhập của người dân giảm sút.

Trong thời gian tới, Chính phủ cần thực thi các biện pháp tài khóa và tiền tệ mạnh mẽ hơn, bởi lạm phát tại Việt Nam đang giảm nhanh khi CPI trong 5 tháng đầu năm chỉ tăng 0,4% so với thời điểm cuối năm ngoái, cán cân thương mại đang thặng dư lớn, còn nợ công mới ở mức 43,1% GDP, thấp hơn nhiều so với trần nợ công 60% GDP do Quốc hội quy định.

Dư địa của các chính sách tài khoá – tiền tệ, đặc biệt là chính sách tài khoá của chúng ta còn lớn. Vì vậy đây là thời điểm thích hợp để chúng ta thực hiện quốc sách khoan sức dân, yểm trợ cho doanh nghiệp, không nên tăng thêm bất cứ loại thuế, phí và thủ tục nào.

Để nền kinh tế có thể vượt qua những khó khăn hiện nay, cần có những quyết sách mạnh mẽ hơn. Cụ thể, vấn đề trách nhiệm của các cấp, các ngành, phải được phân định rõ như một kỷ luật thép, để đẩy mạnh giải ngân đầu tư công hơn nữa, từ đó tăng được tổng cầu và tạo được tác động lan tỏa trong nền kinh tế. Các vướng mắc về pháp lý và thủ tục hành chính cần được giải quyết nhanh chóng hơn, để các dự án bất động sản và các dự án sản xuất, kinh doanh khác được triển khai, tạo việc làm cho người lao động, đem về doanh thu và tăng khả năng trả nợ cho doanh nghiệp. Hiện nay 70% các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, được phản ánh là đang gặp khó khăn về pháp lý. Đó là sự cảnh báo về tình trạng trì trệ nghiêm trọng.

Ngoài ra, trong bối cảnh các kênh dẫn vốn trong nền kinh tế như tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp bị tắc nghẽn, khu vực doanh nghiệp nội địa đang suy kiệt, thì việc đổi mới chính sách, chủ động thu hút các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp có chất lượng cao từ nước ngoài vào Việt Nam, có khả năng liên kết liên doanh với doanh nghiệp Việt, trong bối cảnh mới, cũng không kém phần quan trọng…

Ông Trần Phước Tường, Phó Cục trưởng Cục Thống kê TPHCM:

Tăng trưởng kinh tế ghi nhận dấu hiệu tích cực
Ông Trần Phước Tường.

Kinh tế TPHCM đã có những chuyển biến tích cực

Trong quý 1/2023 kinh tế TPHCM phải đương đầu với vô vàn khó khăn, thách thức khi sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu suy giảm, thương mại tăng trưởng chậm, giải ngân đầu tư công đạt thấp, thu ngân sách gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của thành phố và tăng trưởng quý 1 chỉ tăng 0,7%. Trước tình hình đó, cùng với cả hệ thống chính trị, chính quyền TPHCM đã đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân có những giải pháp thiết thực và quyết liệt tạo nên hiệu ứng tốt trên tất cả mọi mặt kinh tế - xã hội và các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng quý 2.

Qua số liệu 5 tháng đầu năm 2023, cho thấy kinh tế TPHCM đã có những chuyển biến tích cực tạo tiền đề tăng trưởng cho 6 tháng cuối năm. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn TPHCM (GRDP) quý 2 năm 2023 ước đạt 5,87% (trong khi quý 1 tăng 0,7%). Một trong những nguyên nhân chính giúp GRDP TPHCM tăng trưởng là sản xuất công nghiệp có chuyển biến tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2023 ước tính tăng 1,51% so với tháng trước và tăng 5,45% so cùng kỳ. Đây là một trong những yếu tố thấy tăng trưởng phục hồi trở lại. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, IIP tăng 1,62% so cùng kỳ.

Bên cạnh đó, sức mua của thị trường trong nước vẫn được duy trì. Tổng mức bán lẻ hàng hoá 5 tháng tăng 9,4% so cùng kỳ. Sức mua nội địa duy trì được xem là điểm sáng của nền kinh tế khi hoạt động xuất khẩu suy giảm. Giải ngân vốn đầu tư công đã khởi sắc. Đây là xem động lực phát triển cho nền kinh tế. Ngoài ra, lạm phát trên địa bàn TPHCM bắt đầu giảm (chỉ số CPI tháng năm giảm 0,09% so với tháng trước); môi trường kinh doanh trên địa bàn dần được cải thiện. Trong đó, lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường là 18.243 doanh nghiệp nhưng có gần 25.100 doanh nghiệp tham gia vào thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh điểm sáng, tình hình xuất khẩu của TPHCM tiếp tục khó khăn khi các thị trường chủ lực chưa phục hồi. Thu ngân sách nhà nước giảm so với cùng kỳ. Ước tính 5 tháng, tổng thu ngân sách nhà nước TPHCM đạt 43% dự toán (giảm 4,5% so cùng kỳ).

Theo đó, từ nay đến cuối năm, TPHCM cần tiếp tục tập trung thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, TP tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, kiềm chế lạm pháp, tăng tốc trong giải ngân vốn đầu tư công. Song song đó là có giải pháp để nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động; tăng cường xúc tiến đầu tư, thay thế, bổ sung các thị trường xuất, nhập khẩu truyền thống đang gặp khó khăn…

Thu Dịu (thực hiện)

Cần ưu tiên sử dụng chính sách tài khoá, đẩy mạnh các gói hỗ trợ

Tăng trưởng kinh tế ghi nhận dấu hiệu tích cực
GS.TS. Tô Trung Thành.

GS.TS. Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, để đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay, Việt Nam cần ưu tiên sử dụng chính sách tài khoá, đẩy mạnh các gói hỗ trợ. Chính sách hỗ trợ cần rõ ràng, minh bạch, giảm thiểu phiền hà, quy trình tiếp cận. Ví dụ như gói hỗ trợ lãi suất 2%, Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc dừng, chuyển nguồn lực sang gói hỗ trợ về thuế, phí... bởi doanh nghiệp không mặn mà với gói hỗ trợ này vì các quy định phức tạp, quy trình ít khả thi, ngân hàng gặp áp lực khi thực hiện.

Theo ông đâu là điểm nghẽn của kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua?

Các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 gồm: suy giảm trong cầu hàng hóa, dịch vụ thế giới ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu; chính sách tiền tệ thắt chặt trên diện rộng và môi trường lãi suất cao dẫn đến điều kiện tài chính không thuận lợi; lạm phát thế giới vẫn ở mức cao tác động đến lạm phát và ổn định vĩ mô trong nước. Ở trong nước, dư địa chính sách tiền tệ sẽ bị thu hẹp đáng kể, khả năng tăng nhanh tín dụng và giảm nhanh lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng là khó khăn. Ngoài ra, về phía cầu, chi tiêu của người tiêu dùng (yếu tố đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng) có thể bị ảnh hưởng do lạm phát gia tăng liên tục, trong khi lãi suất cao, giá năng lượng duy trì ở mức cao, cộng thêm các chi phí đầu vào khác gia tăng tiếp tục là những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải, ảnh hưởng đến động lực đầu tư tư nhân trong nước.

Tác động của các yếu tố bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới cũng như các điểm nghẽn về nền tảng tăng trưởng trong nước đã khiến cho những dự báo về tăng trưởng Việt Nam trong năm 2023 đều được điều chỉnh giảm so với năm 2022. Dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng từ 6,3% đến 6,5% trong năm 2023

Động lực tăng trưởng trong năm 2023 của Việt Nam đến từ 4 yếu tố cơ bản có triển vọng tốt như: sau giai đoạn khó khăn của đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo – chiếm tỷ trọng khoảng 25% GDP – đang có sức bật trở lại, với sự hỗ trợ của khu vực FDI; ngành dịch vụ du lịch và lưu trú khôi phục trở lại với lượng khách quốc tế cao hơn đến từ chính sách nới lỏng các biện pháp phong tỏa ở nhiều nước, đặc biệt là từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, đầu tư công đang được quyết liệt đẩy mạnh và sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2023, đóng góp lớn vào đầu tư xã hội. Đầu tư công cũng bổ trợ cho khu vực tư nhân – khu vực này còn khó khăn trong mô hình tăng trưởng còn phụ thuộc lớn vào đầu tư và tín dụng. Ngoài ra, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thực hiện trong năm cuối cùng với quyết tâm mạnh mẽ hơn sẽ góp phần hỗ trợ tăng trưởng.

Với các “cơn gió ngược” đang khiến tăng trưởng của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, chúng ta cần phải làm như thế nào để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2023 là 6,5%, thưa ông?

Để đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay, cần thực hiện nhanh và hiệu quả các giải pháp ổn định vĩ mô phục hồi tăng trưởng và các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, giải pháp kích cầu, kích cầu du lịch, phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy đầu tư công. Dư địa chính sách tiền tệ sẽ bị thu hẹp đáng kể, khả năng tăng nhanh tín dụng và giảm nhanh lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng là khó khăn. Vì thế, phải trông vào chính sách tài khóa. Trong đó, tiếp tục gia hạn thuế theo Nghị định 12/2023/NĐ-CP của Chính phủ; rà soát lại các gói hỗ trợ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, phần nào chưa giải ngân hết như tiền hỗ trợ lãi suất 2% dự kiến đến hết năm 2023 còn khoảng 37.520 tỷ đồng chưa giải ngân, và khoảng 2.823 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư chuyển cho các gói chính sách hỗ trợ khác có khả năng thực hiện và giải ngân cao.

Bên cạnh các chính sách ngắn hạn về tài khoá, hỗ trợ thì cần đẩy nhiều hơn tài khoá vào trong gói hỗ trợ nhằm tăng giải ngân. Với chính sách tiền tệ thì cần quan tâm đến tính thực thi. Như vậy, mấu chốt ở đây liên quan đến đổi mới thể chế kinh tế. Đây là vấn đề mang tính dài hạn, nhưng nếu giải quyết tốt thì sẽ tăng nền tảng kinh tế một cách vững chắc, tránh được các rủi ro trong tương lai. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay rủi ro ngày càng lớn, nếu chúng ta chú trọng quá nhiều đến việc phản ứng linh hoạt để tránh những “cú sốc” thì sẽ có phản ứng ngược là làm ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Xin cảm ơn ông!

Xuân Thảo (thực hiện)

Xuân Thảo

Tin liên quan

Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc

Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc

(HQ Online) - Phát triển kinh tế xanh và kinh tế số, cùng với sự đồng thuận và quyết tâm cao độ của hệ thống chính trị, sẽ là chìa khóa để TPHCM và vùng Đông Nam Bộ tiến vào thời kỳ phát triển mới, vươn lên cùng khát vọng của dân tộc.
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%

Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%

(HQ Online) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20/12/2024 về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội

Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội

Theo WB, trong năm 2024, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Á-Thái Bình Dương nhờ sự phục hồi xuất khẩu và nhu cầu nội địa.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

(HQ Online) - Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới gần 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân thương mại ghi nhận năm thứ 9 liên tiếp xuất siêu ở mức cao (gần 25 tỷ USD).
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD

Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD

(HQ Online) - Dù chưa hết năm, nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đã đạt được mức cao nhất lịch sử và có thể lập mốc mới hơn 400 tỷ USD.
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

(HQ Online) - Không chỉ là vựa nông sản, thủy sản của cả nước, tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn ẩn chứa “kho báu” dược liệu vô cùng lớn với hàng nghìn loài dược liệu quý. Tuy nhiên, đền nay “kho báu” này hầu như vẫn trong trạng thái “ngủ yên”, chưa được khai thác hiệu quả.
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

(HQ Online) - Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Đông năm 2024 tăng trưởng 2 con số, thị trường này lọt vào top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm

(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm

(HQ Online) - Kỳ 1 tháng 12 (1-15/12/2024) kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 31,48 tỷ USD, giảm 3,5% (tương ứng giảm 1,16 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 11/2024.
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc

Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc

(HQ Online) - Việc mở cửa được các thị trường lớn cùng sự chủ động của DN trong việc đầu tư chế biến sâu, chuyển đổi xanh… sẽ tạo đà cho ngành dừa Việt Nam bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD

Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 12/2024 (từ ngày 1-15/12) đạt 31,48 tỷ USD giảm 3,5% (tương ứng giảm 1,16 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 11/2024.
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu

Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu

(HQ Online) - Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hóa nhập khẩu. Điều này không chỉ tạo ra thách thức lớn mà còn mở ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam nếu biết cách chuyển mình. Vậy các doanh nghiệp cần làm gì để thích nghi và tận dụng cơ hội này? Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Nguyễn Hải Minh (ảnh) cho rằng, để tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới, cập nhật thông tin, nâng cao năng lực sản xuất xanh và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý cũng như đối tác quốc tế.
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam

Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam

(HQ Online) - Chuyển đổi xanh không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro bị loại khỏi các thị trường xuất khẩu quan trọng mà còn tạo cơ hội xây dựng thương hiệu bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm và tiếp cận các phân khúc khách hàng cao cấp trên toàn cầu.
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?

Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?

(HQ Online) - Nền kinh tế dự báo sẽ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ từ cuối năm 2024 sang năm 2025, giúp nhu cầu tín dụng tăng nhanh, nhưng mặt bằng lãi suất cho vay cũng có thể chịu sức ép gia tăng.
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD

Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD

(HQ Online) - Mới qua 11 tháng của năm 2024 nhưng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc đã đạt con số cao kỷ lục từ trước đến nay, ở mức 130,51 tỷ USD.
TP Hồ Chí Minh:  Đa dạng hình thức hỗ trợ  doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa

TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa

(HQ Online) - Để doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu hàng hóa, TPHCM đã có nhiều hình thức hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp với đối tác nước ngoài mở rộng thị trường.
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước

Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước

(HQ Online) - Tính đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 30 vụ việc phòng vệ thương mại và đã áp dụng 22 biện pháp với hàng hóa nhập khẩu.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
vinamil
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc

Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc

Phát triển kinh tế xanh và kinh tế số, cùng với sự đồng thuận và quyết tâm cao độ của hệ thống chính trị, sẽ là chìa khóa để TPHCM và vùng Đông Nam Bộ tiến vào thời kỳ phát triển mới, vươn lên cùng khát vọng của dân tộc.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới gần 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân thương mại ghi nhận năm thứ 9
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo

Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo

Toàn và Hùng khai nhận, đã chở 48 thùng giấy màu đỏ đựng pháo hoa nổ do Trung Quốc sản xuất, mỗi thùng đựng 12 bệ pháo loại 36 quả pháo.
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng

Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng

Theo Công ty CP cảng Hải Phòng, Dự án đầu tư xây dựng hai bến container số 3, 4 được khởi công xây dựng từ tháng 7/2022 với tổng vốn đầu từ gần 7.000 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động từ quý 1/2025.
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam

Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam

Với việc triển khai chính sách Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR – Extended Producer Responsibility), Bridgestone tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ của mình đối với môi trường và cộng đồng.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc

Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc

Phát triển kinh tế xanh và kinh tế số, cùng với sự đồng thuận và quyết tâm cao độ của ...

Báo động tai nạn tự chế pháo nổ

Chỉ trong 2 tuần qua, Khoa Bỏng- Chỉnh hình của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) đã ...

Đột phá cho chuyển đổi số

Mặc dù chuyển đổi số đã và đang là một xu thế tất yếu nhưng thực tế cho thấy, nhiều ...
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%

Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20/12/2024 về việc thúc ...
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo

Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo

(HQ Online) - Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ...
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội

Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội

Theo WB, trong năm 2024, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng ...
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024 có các tin chính sau:
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi

Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi

Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại, đồng hành cùng doanh nghiệp là những giải pháp ...
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh

Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh

Năm 2024, Cục Hải quan Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, thiết kế và đánh giá Bộ chỉ số ...
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới

Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới

Chiều 20/12, Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, ...
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao

Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao

Năm 2024, Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đạt nhiều ...
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác

Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác

Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh đã lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ, đảng bộ cơ sở thực ...
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo

Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo

Toàn và Hùng khai nhận, đã chở 48 thùng giấy màu đỏ đựng pháo hoa nổ do Trung Quốc sản ...
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu

Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu

Mua nguyên liệu là đậu nành chiên tương, sau đó thuê nhân công san chia, đóng gói vào các túi ...
Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt

Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt

Hòng qua mặt lực lượng chức năng, các đối tượng ngụy trang ma túy trong các bình nhựa đựng măng ...
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất

Trong buổi khảo sát, nắm tình hình công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép ...
Bóc thủ đoạn giấu ma túy, hàng cấm qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo

Bóc thủ đoạn giấu ma túy, hàng cấm qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo

Giấu ma túy bên trong giày cá nhân, các hộp bánh, bức tranh, hộc đựng đồ, hộc gạt tàn thuốc, ...
Hơn 2 năm lần theo đường dây ma túy “khủng”

Hơn 2 năm lần theo đường dây ma túy “khủng”

Vụ án vừa được Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04, Bộ Công an) thông tin.
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng

Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng

Theo Công ty CP cảng Hải Phòng, Dự án đầu tư xây dựng hai bến container số 3, 4 được ...
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam

Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam

Với việc triển khai chính sách Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR – Extended Producer Responsibility), Bridgestone ...
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ

Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ

Sau 4 ngày diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) từ 19-22/12/2024, ...
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đông đảo đại biểu, quan khách của Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có những trải nghiệm ...
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06

Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06

Agribank đã cùng ngành Ngân hàng tập trung thực hiện Kế hoạch 01 giữa ngành Ngân hàng và Bộ Công ...
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc

Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc

Việc mở cửa được các thị trường lớn cùng sự chủ động của DN trong việc đầu tư chế biến ...
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng

Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng

Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định ...
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất ...
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp

Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính với doanh nghiệp (DN) về chính sách ...
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh

Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh

Doanh nghiệp, hợp tác xã... bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế nếu có ...
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu

Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu

Ông Vũ Văn Hải, Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đang gặp nhiều khó khăn ...
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Quá trình thực thi các FTA cũng phát sinh nhiều thách thức, khó khăn tác động mạnh đến phát triển ...
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm

Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm

Nửa đầu tháng 12 (1-15/12), cả nước nhập khẩu 5.914 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt ...
Nội địa hóa công nghiệp ô tô: Bước phát triển thần tốc từ nội lực

Nội địa hóa công nghiệp ô tô: Bước phát triển thần tốc từ nội lực

Chỉ trong thời gian ngắn, với nội lực, quyết tâm và bản lĩnh của mình, các doanh nghiệp trong nước ...
Xe điện Trung Quốc “rẽ lối” trong chiến lược tiếp cận thị trường EU

Xe điện Trung Quốc “rẽ lối” trong chiến lược tiếp cận thị trường EU

Ủy ban châu Âu cho rằng các khoản trợ cấp không công bằng từ Chính phủ Trung Quốc đã góp ...
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng hoàn toàn dịch vụ taxi bằng xe Vinfast VF 8

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng hoàn toàn dịch vụ taxi bằng xe Vinfast VF 8

Ngày 19/12/2024, nhà sáng lập GSM - tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố dừng hoàn toàn dịch vụ taxi ...
Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam

Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam

Lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong tháng 11 đạt 17.855 chiếc, với tổng kim ngạch đạt ...
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng

Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng

Năm 2024, Ford Việt Nam gặt hái nhiều cột mốc bán hàng mới. Hết tháng 11, Ford Việt Nam đạt ...
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024

Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024

Ngày 22/12, Thủ tướng Malaysia cho biết chính quyền đã triển khai nhiều sáng kiến chiến lược trong suốt năm ...
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới

Cuộc "chiến tranh lạnh" mới

Năm 2024 đã chứng kiến giai đoạn căng thẳng, thậm chí thù địch trên bán đảo Triều Tiên, khi quan ...
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển

Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển

Từ một thập kỷ trước, việc nguồn vốn tư nhân dồn dập đổ vào những nền kinh tế đang phát ...
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm

Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm

Các ngân hàng kỳ vọng khối lượng giao dịch toàn cầu sẽ vượt quá 4.000 tỷ USD vào năm tới, ...
Những yếu tố định hình thế giới 2025

Những yếu tố định hình thế giới 2025

Theo các nhà phân tích, trong năm tới, những rủi ro địa chính trị trên thế giới sẽ tiếp tục ...
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu

13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu

(HQ Online) - Mới đây, Hải quan Tây Ban Nha phối hợp với Cảnh sát quốc gia Tây Ban Nha ...
Phiên bản di động