Gỡ nút thắt cho tài chính xanh
Nhiều thách thức phát triển tài chính xanh Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển tài chính xanh Doanh nghiệp Việt khó khăn tiếp cận tài chính xanh |
Việc thu hút các nguồn vốn xanh giúp TTC AgriS có thêm nguồn lực cho mục tiêu phát triển bền vững. Trong ảnh: Vùng nguyên liệu của TTC AgriS tại Tây Ninh. Ảnh: TL |
Nguồn lực xanh hóa cho DN
Là một DN xuất khẩu nông sản ra thị trường quốc tế, Công ty TTC AgriS luôn xác định chiến lược kinh doanh “xanh” là kim chỉ nam cho hoạt động của DN ngay từ những ngày đầu hoạt động và được duy trì, đẩy mạnh trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Hiện tại, DN này đã có gần 72.000 ha vùng nguyên liệu xanh, trải dài tại 4 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia và Australia. Công ty cũng đa dạng hóa chuỗi giá trị sản phẩm từ cây trồng nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu và giảm tối đa các chế, phụ phẩm trong quá trình sản xuất.
Chia sẻ tại Diễn đàn “TPHCM - Gỡ vướng cho kinh tế xanh” tổ chức tại TPHCM vào cuối tuần qua, bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch TTC AgriS cho biết, với chiến lược xanh, nhiều định chế tài chính đã đầu tư mạnh mẽ vào TTC AgriS với hàng trăm triệu USD. Từ nguồn lực “xanh” đó, bà My khẳng định, nông nghiệp Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để thực thi các tiêu chuẩn xanh, từ đó đáp ứng điều kiện và thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu khó tính. Hiện TTC AgriS đã đặt ra mục tiêu sẽ đạt Net Zero vào năm 2035.
Để đạt mục tiêu trung hòa carbon và tăng trưởng xanh, phát triển tài chính xanh đang là một trong những ưu tiên của Chính phủ. Điều này được thế hiện qua rất nhiều văn bản pháp luật được ban hành, tạo khung pháp lý định hướng phát triển tài chính xanh, như Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định 01/2022/QĐ-TTg, Quyết định 1009/QĐ-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ…
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trong giai đoạn 2017-2023, dư nợ cấp tín dụng xanh tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân hơn 22%/năm. Đến 31/3/2024 đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt gần 637.000 nghìn tỷ đồng. Chủ yếu tập trung vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Việt Nam cũng đã phát hành 1,157 tỷ USD trái phiếu xanh giai đoạn 2019 -2023.
Trong các năm gần đây từ giai đoạn 2022-2024, nhiều công ty Việt Nam cũng đã thành công phát hành trái phiếu xanh. Chẳng hạn, năm 2022, Công ty tài chính cổ phần Điện Lực (EVNFinance) đã phát hành 73,7 triệu USD trái phiếu xanh. Năm 2023, BIDV phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu xanh theo nguyên tắc trái phiếu xanh của Hiệp hội thị trường vốn quốc tế (ICMA). Cuối tháng 11/2024, Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường.
Một thống kê của IFC ước tính các cơ hội đầu tư về khí hậu của Việt Nam có thể lên tới 757 tỷ USD vào năm 2030, tập trung vào lĩnh vực: năng lượng, giao thông, xây dựng xanh.
Sớm hoàn thiện khung pháp lý
Dù đã có những kết quả bước đầu tích cực như trên, song bà Nguyễn Thị Việt Hà, Quyền Chủ tịch Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) cho rằng, tài chính xanh hiện vẫn còn nhiều rào cản. Về cơ chế chính sách, danh mục phân loại xanh chưa được ban hành, tiêu chí phân loại xanh chưa thống nhất. Cơ chế ưu đãi về thuế phí với các sản phẩm tài chính xanh vẫn chưa hoàn thiện. Xét về yếu tố vận hành, còn thiếu hụt nhân sự chuyên trách ESG hay chuyên gia ngành đánh giá và thẩm định dự án xanh. Nhận thức của DN hạn chế, chưa chú trọng phát triển bền vững, chưa chú trọng kiểm kê khí nhà kính và công bố thông tin phát thải minh bạch, chính xác.
Liên quan đến việc chưa có bộ tiêu chuẩn phân loại xanh, Tiến sĩ Bùi Duy Tùng, Đại học RMIT Việt Nam, dẫn chứng báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, hơn 50% các tổ chức tài chính gặp trở ngại trong việc phân định rủi ro và tiềm năng của các dự án xanh, chủ yếu do thiếu hướng dẫn chi tiết.
Theo ông Tùng, tác động của việc thiếu khung pháp lý và tiêu chuẩn phân loại xanh là rất lớn. Đầu tiên, các DN và ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng cao hơn do không thể xác định chính xác dự án nào thực sự xanh. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả trong phân bổ vốn mà còn tăng nguy cơ xuất hiện các trường hợp “tẩy xanh”, gây mất niềm tin trong hệ sinh thái tài chính xanh.
Ngoài ra vẫn còn thiếu sự đa dạng trong các sản phẩm tài chính xanh, bao gồm trái phiếu xanh, tín dụng xanh, và các công cụ tài chính bền vững khác. Dư nợ tín dụng xanh chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế giai đoạn 2017-2022. Điều này cho thấy thị trường tài chính xanh của Việt Nam vẫn còn non trẻ và chưa đáp ứng được nhu cầu vốn khổng lồ để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Một số sáng kiến đã được triển khai, như việc TPHCM phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh cho 34 dự án, nhưng quy mô này vẫn nhỏ so với tổng nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, giao thông bền vững và quản lý chất thải.
“Hiện nhiều tổ chức tài chính ngần ngại tham gia vào thị trường tài chính xanh do thiếu nhân lực và kỹ năng, trong khi các DN lại thiếu động lực để cải thiện năng lực quản lý và tích hợp ESG. Điều này làm chậm tiến độ phát triển tài chính xanh tại Việt Nam và gây ra sự phụ thuộc vào vốn truyền thống, với chi phí cao hơn và ít tính bền vững” - Tiến sĩ Bùi Duy Tùng chia sẻ.
Từ thực tế như trên, để khơi thông nguồn tài chính xanh, bà Hà cho rằng Nhà nước cần sớm hoàn thiện khung chính sách và có chính sách thúc đẩy tài chính bền vững. Tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức, khuyến khích DN công bố thông tin và thực hành ESG, chuyển đổi xanh, công bố thông tin bằng tiếng Anh. Chủ động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về nhận thức, đánh giá rủi ro ESG.
Về phía HoSE, bà Hà cho biết sẽ cải tiến quy tắc lựa chọn cổ phiếu vào rổ chỉ số phát triển bền vững để các tiêu chí đánh giá xanh, bền vững bám sát hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và các tiêu chuẩn quốc tế, trở thành chỉ số được các quỹ đầu tư lựa chọn khi muốn đầu tư vào các DN xanh. Tăng cường đào tào, nâng cao nhận thức cho DN niêm yết, khuyến khích DN công bố thông tin và thực hành ESG, chuyển đổi xanh, công bố thông tin bằng tiếng Anh.
TS Bùi Duy Tùng cũng cho rằng, cần khẩn trương thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn phân loại xanh lấy kinh nghiệm từ các thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo tính minh bạch và khả năng ứng dụng thực tế. Việt Nam cũng cần tăng cường khả năng huy động vốn quốc tế để tài trợ cho các dự án xanh quy mô lớn. Chính phủ cần tập trung xây dựng các dự án mẫu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời sử dụng công nghệ như blockchain để theo dõi và minh bạch hóa dòng vốn.
Liên quan đến khung pháp lý, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TPHCM cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành các chính sách ưu đãi về lãi suất đối với các khoản vay xanh, khuyến khích ngân hàng tăng cường cho vay lĩnh vực này. Đồng thời xây dựng cơ chế bảo lãnh tín dụng cho các dự án xanh, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng như thiết lập một hệ thống giám sát chặt chẽ để đảm bảo các khoản vay xanh được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả.
Tin liên quan
Phát triển thị trường TPCP là kênh huy động vốn chủ yếu cho Chính phủ
14:00 | 10/12/2024 Tài chính
Doanh nghiệp cảng biển sớm chuyển đổi xanh
08:38 | 10/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gỡ “nút thắt” để chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp
10:02 | 06/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Để doanh nghiệp đúng hướng trong hành trình chuyển đổi xanh nhiều “cam go”
15:22 | 13/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam và Mỹ thử nghiệm thuốc thế hệ mới điều trị ung thư giai đoạn cuối
15:20 | 13/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hyundai Experience Day 2024: Lời tri ân từ Hyundai Thành Công
10:41 | 13/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VinFuture 2024: Giải thưởng đầu tiên nhận ra và tôn vinh 3 nền tảng của AI
10:31 | 13/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp tung nhiều sản phẩm mới, giảm giá mạnh phục vụ Tết
10:19 | 13/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Masan Group tiếp tục vào TOP 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024
09:48 | 13/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chương trình "Xây Tết 2025" sẽ trao tặng 18.500 phần quà Tết cho công nhân
17:03 | 12/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
GE HealthCare hợp tác với Bệnh viện Trung ương Huế nâng cao năng lực y tế
16:59 | 12/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank – phí 0 đồng
16:31 | 12/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ tháng 1/2025 bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV
14:18 | 12/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam trao tặng kỷ niệm chương tôn vinh 301 nhân viên có thâm niên 20-25-30 năm
14:15 | 12/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nào dẫn đầu xuất khẩu cá tra?
09:50 | 12/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công viên Logistics Viettel: Giải pháp 1 điểm dừng cho hàng hoá xuất nhập khẩu
08:13 | 12/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Phúc
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tiếp Giám đốc WB Mariam Sherman
Đảm bảo bình ổn giá, chất lượng hàng hoá phục vụ Tết 2025
Quản chặt mã số vùng trồng để bảo đảm phát triển bền vững ngành dừa
Xuất khẩu của Việt Nam thu về gần 370 tỷ USD sau 11 tháng
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia