Gỡ điểm nghẽn pháp lý cho ngân hàng số bứt phá
Ngân hàng được lợi ra sao khi chuyển đổi số? | |
Doanh nghiệp tận dụng khung chuyển đổi số để tăng tốc, bứt phá sau đại dịch Covid-19 | |
Ngân hàng chạy đua “số hóa” hút tiền gửi |
Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong giai đoạn dịch Covid-19. Ảnh. N.H |
Xu thế tất yếu
Tại Việt Nam, xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ với sự tham gia từ rất sớm của nhiều ngân hàng. Điển hình như Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã triển khai khai thành công nền tảng ngân hàng mở (Open API) từ cuối năm 2019. Ông Nguyễn Văn Hương, Giám đốc Khối Bán lẻ của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cho biết, Open API sẽ giúp ngân hàng tạo hệ sinh thái khách hàng lớn và ổn định, kết nối với nhiều tổ chức, DN, cá nhân khác nhau. Bên cạnh đó, có thể tích hợp Open API vào hệ thống quản trị ERP để giảm thiểu thời gian phát triển sản phẩm, tập trung vào tính năng cốt lõi giúp tiết kiệm thời gian, chi phí vận hành, giảm thiểu rủi ro.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Giám đốc Viện Đào tạo và nghiên cứu Ngân hàng BIDV: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong ngành ngân hàng trên toàn thế giới. Điều này thể hiện qua số lượng chi nhánh ngân hàng tại châu Âu đang giảm rất nhanh, từ 71,3 nghìn chi nhánh vào năm 2016 xuống chỉ còn 59,9 nghìn trong năm 2020 và dự kiến sẽ giảm mạnh chỉ còn 36 nghìn vào năm 2023. |
Ông Hương cho biết thêm, thông qua Open API, các DN, tập đoàn, fintech, công ty phần mềm có thể đẩy mạnh dịch vụ, chủ động thực hiện lệnh thanh toán, chuyển tiền… qua OCB nhanh chóng, ít rủi ro, giảm thiểu chi phí và có thể thực hiện được ngay trên hệ thống quản lý của đối tác. Sản phẩm, dịch vụ thực hiện qua Open API khá đa dạng, gồm mở tài khoản, chuyển tiền, truy vấn thông tin, tính năng xác thực… OCB cũng mở rộng sản phẩm, dịch vụ thông qua Open API theo nhu cầu của từng khách hàng.
Việc chuyển đổi số của các ngân hàng cũng nhận được sự hưởng ứng tích cực của khách hàng, thể hiện qua số lượng người dùng dịch vụ ngân hàng điện tử và doanh số giao dịch của ngân hàng điện tử đều tăng rất mạnh. Tại Ngân hàng Sacombank, ông Bùi Anh Tú, Phó giám đốc Trung tâm chuyển đổi số của Sacombank cho biết, hiện có hơn 3 triệu người dùng dịch vụ ngân hàng điện tử của Sacombank, ghi nhận mức tăng trưởng hơn 19%; doanh số giao dịch cũng tăng mạnh 43%, đạt 3.583 tỷ đồng. Tỷ lệ giao dịch online của ngân hàng liên tục tăng trưởng cao qua từng năm, đạt mức 55% trong năm 2020 và 74% trong năm 2021. Hiện 80-90% sản phẩm dịch vụ của Sacombank đã được số hóa lên online, ngân hàng cũng đã phát triển thành công mô hình ngân hàng hợp kênh, kết nối vào hệ sinh thái API…
Tương tự, ông Linh Đức Hoàng, Trưởng ban Khách hàng cá nhân, Ngân hàng Agribank cho biết, hiện Agribank có gần 15 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh mobile banking, internet banking, SMS banking. Với gần 80% khách hàng là hộ gia đình, cá nhân ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, lượng lớn khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank cho thấy sự lan tỏa của xu hướng số hóa dịch vụ ngân hàng về khu vực nông thôn – nơi vốn được coi là yếu thế hơn và còn nhiều khó khăn trong việc phát triển các dịch vụ số.
Ngoài việc kết nối với các cơ quan Nhà nước như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước… thanh toán thu chi ngân sách qua hệ thống ngân hàng, Agribank cũng đa dạng hóa hệ sinh thái số bằng việc hợp tác với các công ty fintech cung cấp cổng thanh toán hóa đơn tập trung với trên 15 loại dịch vụ khác nhau. Đến hết năm 2021, Agribank đã ký thỏa thuận hợp tác với trên 2.000 nhà cung cấp dịch vụ để thực hiện các dịch vụ thanh toán thu hộ, chi hộ phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Gấp rút gỡ điểm nghẽn về pháp lý
Trong sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ ngân hàng số đã bộc lộ nhiều điểm nghẽn về pháp lý cần gấp rút được hoàn thiện trong thời gian tới. Ông Phạm Thanh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước chỉ ra rằng dù các công ty fintech ít nhiều được tiếp cận thông tin của các ngân hàng khi triển khai hoạt động hợp tác, song vẫn chưa có quy định pháp lý trực tiếp điều chỉnh nghĩa vụ bảo mật thông tin của công ty fintech. Điều này là do các công ty fintech (ngoại trừ các trung gian thanh toán) vẫn chưa được quản lý bởi pháp luật chuyên ngành và cơ quan quản lý chuyên ngành mà vẫn đang hoạt động dưới đăng ký kinh doanh gồm các ngành nghề kinh doanh không có điều kiện.
Riêng về dịch vụ ngân hàng mở, ông Nguyễn Văn Hương cho biết, tại Việt Nam hiện chưa có quy định, hướng dẫn riêng và đầy đủ về lĩnh vực ngân hàng mở mà hiện mới chỉ có những chính sách chung về chuyển đổi số và một số quy định riêng lẻ liên quan tới một số khía cạnh của ngân hàng mở cả về pháp lý cũng như kỹ thuật. Khi xây dựng, triển khai ngân hàng mở, hiện các ngân hàng chủ yếu dựa vào Thông tư 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó có điều khoản cho phép ngân hàng được hợp tác với bên thứ 3 cung cấp dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, hiện vẫn còn thiếu hành lang pháp lý riêng, đầy đủ, cụ thể để hỗ trợ thuận lợi cho các tổ chức tín dụng triển khai ngân hàng mở.
Cùng quan điểm này, ông Ngọc cho hay, Thông tư 39 chỉ cho phép các trung gian thanh toán được NHNN cấp phép mới được phép sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng, còn việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên các ứng dụng của fintech khác chưa được quy định. Hiện cũng chưa có quy định về những dịch vụ, dữ liệu nào của ngân hàng mà fintech được sử dụng; chưa có quy định về tiêu chuẩn công nghệ thông tin liên quan đến lưu trữ thông tin khách hàng, bảo mật dữ liệu trong quá trình kết nối; chưa có quy định về áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật vào quy trình xác thực khách hàng từ bên thứ ba.
Để khắc phục những vấn đề trên, ông Ngọc cho biết, NHNN đang gấp rút hoàn thiện dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm sandbox đối với hoạt động fintech. Nghị định này dự kiến điều chỉnh các hoạt động cho vay ngang hàng, hỗ trợ định danh khách hàng, Open API, các giải pháp ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo như blockchain…, trong đó có điều kiện về xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu an toàn thông tin và bảo mật thông tin. Bộ Công an cũng đang xây dựng Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân quy định về xử lý dữ liệu cá nhân, biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, xử lý vi phạm về dữ liệu cá nhân, trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
“Tuy nhiên, cho đến khi các nghị định này được ban hành, các tổ chức tín dụng cần chủ động giám sát, ràng buộc các công ty fintech trong việc sử dụng đúng mục đích thông tin ngân hàng, đồng thời phải có chính sách bảo mật nội bộ phù hợp. Các DN fintech cũng cần quan tâm đến khía cạnh bảo mật khi đưa ra ý tưởng và triển khai hợp tác cung ứng dịch vụ” – ông Ngọc lưu ý thêm.
Tin liên quan
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics