Ngân hàng được lợi ra sao khi chuyển đổi số?
Doanh nghiệp đồng hành cùng Hải quan thực hiện chuyển đổi số | |
Chuyển đổi số sẽ là chìa khóa cho mô hình tăng trưởng |
MSB đặt mục tiêu nâng tỷ lệ số hóa các dịch vụ của ngân hàng lên khoảng 60% trong 3 năm tới. Ảnh: MSB |
Tăng lợi thế cạnh tranh
Tại buổi gặp gỡ chuyên viên phân tích, nhà đầu tư mới đây, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc Ngân hàng MSB cho biết, trong năm 2021, doanh thu thuần ngoài lãi của ngân hàng đã có sự bứt phá mạnh mẽ với mức đóng góp 4.372 tỷ đồng, tăng hơn 85% và chiếm tỷ trọng hơn 40% tổng thu nhập hoạt động của MSB. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Giám đốc Tài chính của MSB cũng cho biết, nhờ đẩy mạnh số hóa, nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên nền tảng giao dịch online, đáp ứng nhu cầu của khách hàng đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19, số lượng và giá trị giao dịch qua ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân đã tăng vọt, tương ứng 46,6% và 79% so với năm 2020. Cũng nhờ đẩy mạnh số hóa mà tỷ lệ CIR (chi phí hoạt động trên tổng thu nhập) của ngân hàng giảm mạnh từ 49,2% năm 2020 xuống còn 37,1% cuối năm 2021.
Tương tự, Ngân hàng OCB cũng ghi nhận sự tăng trưởng nổi bật của ngân hàng số trong năm 2021 với số lượng người dùng OCB OMNI tăng gấp 3 lần, lượng giao dịch tăng hơn 60% và eKYC (định danh điện tử) tăng 15 lần so với 2020. Bên cạnh việc số hóa các dịch vụ khách hàng, OCB cũng tập trung đẩy mạnh số hóa các hoạt động nội bộ. Trong năm 2021 hầu hết quy trình, văn bản đều được thực hiện, phê duyệt online đến gần 80%, giúp tối ưu được năng suất lao động, tiết giảm chi phí hoạt động. Nhờ đó, tỷ lệ CIR năm 2021 của OCB được kiểm soát ở mức 26,9% - nằm trong top 3 thấp nhất ngành ngân hàng.
Tại Ngân hàng VPBank, các sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên nền tảng số hóa đã nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng mẹ, giảm chi phí hoạt động và nâng cao đáng kể năng lực tiếp cận và cung cấp dịch vụ không tiếp xúc cho khách hàng ngay cả trong thời gian giãn cách xã hội. Điều này thể hiện qua tăng trưởng tín dụng năm 2021 đạt tới 20,2%, cao hơn nhiều so với mức 13% trung bình toàn ngành. Trong đó, phân khúc chiến lược là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ 33% so với năm 2020.
Đặc biệt, việc chuyển đổi số thành công đã mang lại bứt phá của VPBank trong cuộc đua CASA (tiền gửi không kỳ hạn). Cụ thể, CASA của VPBank liên tục cải thiện qua các năm, từ mức 13,5% trong năm 2019 đến 15,8% trong năm 2020 và đạt gần 23% trong năm 2021. Sự bứt phá này kỳ vọng sẽ tạo nền tảng tăng trưởng vững chắc về lợi nhuận từ lãi do chi phí vốn được cải thiện vượt trội trong thời gian tới.
Chiến lược số hóa cũng đã tạo ra bước nhảy vọt về số lượng khách hàng tại Ngân hàng TPBank trong những năm qua. Từ chỗ chỉ có 1,7 triệu khách hàng vào năm 2017, TPBank đã cán mốc 5 triệu khách hàng vào cuối năm 2021, trong đó có hơn 2,4 triệu khách thường xuyên trên các kênh giao dịch điện tử. Trong khi đó, chi phí hoạt động của ngân hàng cũng được kéo xuống mức thấp nhất từ trước tới nay với tỷ lệ CIR trong một năm qua đã giảm từ 40% xuống 33%. Các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn ROA và ROE lần lượt là 1,94% và 22,61%, cho thấy TPBank tiếp tục nằm trong nhóm những ngân hàng hoạt động hiệu quả.
Tiếp tục đầu tư mạnh mẽ
Nhận định về tình hình số hóa ngành ngân hàng tại Việt Nam, ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam chỉ ra rằng, trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, tỷ lệ đón nhận số hóa của Việt Nam còn khá thấp vì khách hàng chưa nhìn thấy lý do thôi thúc họ phải đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng qua mạng bởi mọi người còn đang chấp nhận quy trình sử dụng giấy tờ và chữ ký sống. Khi Việt Nam áp dụng biện pháp giãn cách lần đầu vào tháng 4/2020, người dân mới nhận ra tầm quan trọng của ngân hàng trực tuyến và các dịch vụ trên mạng. Tại HSBC Việt Nam, tỷ lệ sử dụng ngân hàng trực tuyến tăng mạnh với các giao dịch kinh doanh thương mại và nhu cầu sử dụng các nền tảng số khác của HSBC Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng vì khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch. Lợi thế phát sinh trong nghịch cảnh chính là Covid-19 đã thúc đẩy tỷ lệ chấp nhận và sử dụng ngân hàng số gia tăng.
Theo quan sát của HSBC Việt Nam, nhiều ngân hàng ở Việt Nam cũng đã chủ động triển khai số hóa quy trình nội bộ như hệ thống giao dịch thời gian thực và các kênh đầu cuối như định danh khách hàng trực tuyến, thanh toán bằng mã QR… Một số ngân hàng cũng đã đưa vào kế hoạch ứng dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn, API mở, chuỗi khối hay trí tuệ nhân tạo.
Quá trình này cũng đang tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Cụ thể, lãnh đạo MSB cho biết, hai dự án chiến lược là thay mới Core-banking và “Nhà máy số” được kích hoạt trong năm 2021 sẽ tiếp tục được triển khai mạnh mẽ trong năm 2022 với mục tiêu nâng tỷ lệ số hóa các dịch vụ của ngân hàng lên khoảng 60% trong 3 năm tới. Bên cạnh đó, trong sự thích ứng linh hoạt với xu thế mới hậu Covid-19, ngân hàng cũng đang phối hợp với đối tác chiến lược BCG để triển khai dự án làm việc linh hoạt cho cán bộ nhân viên, đưa tinh thần số hóa vào phương thức làm việc để nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc trên toàn hệ thống.
Tương tự, VPBank đã đầu tư và liên tục đưa ra các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng, điển hình là các thương hiệu và nền tảng giao dịch như VPBank Prime, VPBank NEO, Race Car, Race Home, VPBank NEO Express, VPBank NEOBiz hay các sản phẩm và ứng dụng công nghệ được triển khai trong các hoạt động dịch vụ chăm sóc khách hàng, mở tài khoản thanh toán từ xa… Thời gian tới, ngân hàng này sẽ tiếp tục củng cố nền tảng công nghệ nhằm tạo bệ đỡ vững chắc cho sự phát triển bùng nổ trong năm 2022 và dài hạn. Với hệ sinh thái đã được phát triển rộng rãi trên nền tảng số cùng việc triển khai thành công nhiều hoạt động và dịch vụ chăm sóc kết nối khách hàng, cho vay qua các kênh số hóa được kỳ vọng là một lợi thế tạo sức bật cho VPBank trong năm 2022.
Theo ông Tim Evans, trong năm 2022, các ngân hàng cần tiếp tục phát huy những gì đã làm được vì nhu cầu khách hàng luôn biến đổi không ngừng và đại dịch Covid-19 còn chưa chấm dứt hoàn toàn. Các ngân hàng cần tiếp tục đầu tư vào ngân hàng số để theo kịp nhu cầu và hành vi của khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần giúp những người dân còn mang tâm lý e ngại thay đổi và lo lắng về an toàn trên không gian mạng. Theo McKensey, 71% khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng Việt Nam sẵn sàng tiếp cận sản phẩm ngân hàng qua các kênh số hóa nhưng chỉ 23% đã thực sự hoàn tất các bước để mua sản phẩm của ngân hàng trực tuyến hoặc qua ứng dụng di động.
“Thay đổi tư duy không phải một việc dễ dàng làm được ngay trong một sớm một chiều nhưng chúng ta cần lắng nghe những băn khoăn của khách hàng và thể hiện rõ phía ngân hàng sẽ hỗ trợ khách hàng ra sao khi họ bắt đầu thay đổi, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch như hiện nay. Trong tương lai, nhiều chuyên gia tin rằng chuyển đổi số sẽ là động lực quan trọng giúp phục hồi và phát triển kinh tế. Khi đó, ngành ngân hàng sẽ đóng vai trò không nhỏ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của Việt Nam” – ông Tim Evans nhấn mạnh.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics