Ngân hàng chạy đua “số hóa” hút tiền gửi
Ngân hàng phát hành trái phiếu lo ngại dòng tiền “chạy lòng vòng” | |
Tiền gửi sụt giảm do lãi suất duy trì mức thấp | |
Thêm 6 ngân hàng cho phép chuyển tiền nhanh bằng mã VietQR |
Một số ngân hàng có lợi thế về tỷ lệ CASA cao. Nguồn: BSC |
Đầu tư mạnh cho “số hóa”
Lãi suất tiết kiệm liên tục giảm 1,5-2 điểm % so với trước dịch, hiện dao động từ 3-4% đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7-5% đối với kỳ hạn 6-12 tháng và 4,2-6,5% đối với kỳ hạn trên 12 tháng… đã khiến dòng tiền nhàn rỗi chảy ra các kênh đầu tư sinh lời cao hơn như bất động sản, chứng khoán… nên lượng tiền gửi từ dân cư tại hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm.
Chuyên gia kinh tế - tài chính TS. Cấn Văn Lực: Số hóa ngân hàng là xu thế tất yếu. Ngân hàng không chỉ chuyển đổi số vì nhu cầu của khách hàng đã thay đổi mà còn là lợi ích của chính các ngân hàng khi hiệu quả mang lại rất lớn. Như phần đầu tư công nghệ của ngân hàng giả sử làm tăng chi phí hoạt động khoảng 10% thì doanh thu đem về cho ngân hàng sẽ lớn gấp đôi, khoảng 20%. |
Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng tiền gửi tại các ngân hàng cụ thể vẫn khá cao, trong đó có sự tỷ lệ thuận với tốc độ số hóa. Chẳng hạn, tại MB, nhờ triển khai tích hợp tất cả các giao dịch ngân hàng, quản lý tài chính hoàn toàn miễn phí trên ứng dụng MBBank (dành cho khách hàng cá nhân), BIZ MBBank (dành cho khách hàng doanh nghiệp) và mô hình giao dịch ngân hàng tự động MB SmartBank, nên so với thời điểm cuối năm 2020, số khách hàng sử dụng ứng dụng của MB tăng 120%, chiếm 75% tổng số khách hàng cá nhân của MB. Tổng giao dịch trên kênh số của MB chiếm đến 94% số lượng giao dịch. Nhờ đó, lượng tiền gửi tính đến hết tháng 9/2021 đạt gần 344.000 tỷ đồng, tăng gần 11% so với đầu năm.
Tại Techcombank, trong 9 tháng năm 2021, ngân hàng này đã thu hút thêm khoảng 870.000 khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên 9,2 triệu. Cùng với đó, tổng tiền gửi tính đến cuối tháng 9 đạt trên 316.300 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2020. Ông Phùng Quang Hưng, Giám đốc điều hành Techcombank cho hay, trong giai đoạn 2021-2025, Techcombank sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng năng lực dữ liệu và các nền tảng ngân hàng số mới cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, để mang lại những trải nghiệm hoàn toàn mới cho khách hàng. Hiện Techcombank còn sử dụng iTCBLife - công cụ số ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ tư vấn bảo hiểm chuyên nghiệp giúp ngân hàng "thăng hạng" trong mảng dịch vụ bảo hiểm và lượng tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi của khách hàng (CASA).
Tại HDBank, ngân hàng này cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ, nền tảng thanh toán với các dự án trọng điểm như: số hóa hành trình khách hàng tại quầy, số hóa hành trình khách hàng trực tuyến với các công nghệ tiên phong như eKYC… Theo thống kê của HD Bank, sau 5 tháng đi vào hoạt động (từ tháng 5/2021), số hóa hành trình mở tài khoản tại quầy thông qua ứng dụng trên máy tính bảng, tỷ lệ bán chéo hiệu quả hơn so với cách làm truyền thống với tỷ lệ đăng ký thêm dịch vụ eBanking đạt 67% so với trước đây chỉ đạt 50%. Báo cáo tài chính 9 tháng cũng cho thấy, lượng tiền gửi khách hàng của HD Bank cũng tăng tới 11% so với cuối năm trước.
Ngoài ra, một số ngân hàng khác có thể điểm tên như: TPBank tăng 13%, VIB tăng 13%, VietinBank tăng 8%... Đáng nói, tỷ lệ CASA của những ngân hàng này đều khá cao, có ngân hàng lên tới trên 40%. Tỷ lệ CASA được xem là nguồn tiền có chi phí vốn rẻ, do đó tỷ lệ này càng cao thì càng giúp ngân hàng bù đắp nhiều khoản chi phí, giúp mở rộng biên lợi nhuận, giúp gia tăng hiệu quả cho vay. Do đó, tăng tỷ lệ CASA trở thành xu thế trong toàn ngành ngân hàng, nên đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán không tiền mặt, ngân hàng số... là một trong những giải pháp hiệu quả nhất.
“Cuộc đua” còn trở ngại
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhiều ngân hàng có trên 90% giao dịch trên kênh số, 94% ngân hàng đã đầu tư vào chuyển đổi số, 40% ngân hàng đã đưa chuyển đổi số thành tầm nhìn chiến lược trong 5-10 năm tới. Khảo sát của Nielsen cho thấy, tỷ lệ người Việt Nam dùng mobile banking và internet banking đã tăng từ mức lần lượt là 22% và 28% trong quý 4/2018 lên 68% và 75% vào quý 3/2021. Tuy vậy, báo cáo về công nghệ tài chính (fintech) và ngân hàng số của Backbase (nhà cung cấp nền tảng ngân hàng kỹ thuật số) dự báo đến năm 2025, 38% doanh thu của các ngân hàng truyền thống sẽ đối mặt với rủi ro trước sự xuất hiện của những đối thủ mới như fintech hay các doanh nghiệp trong ngành.
Theo đại diện một số ngân hàng, chuyển đổi số giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng từ đó phát triển hoạt động kinh doanh trên kênh số. Ngân hàng “thông minh” cần phải đi trước đón đầu các nhu cầu của khách hàng và gợi mở sản phẩm, dịch vụ mà có thể khách hàng cần đến trong tương lai. Ngoài ra, các ngân hàng phải đặt vai trò công nghệ lên hàng đầu, kết nối với hệ sinh thái mở (bao gồm các đối tác cung cấp sản phẩm, dịch vụ…) để phục vụ cho khách hàng tốt hơn.
Tuy vậy, “cuộc đua” số hóa của các ngân hàng vẫn đang gặp nhiều rào cản, nhất là về vấn đề pháp lý. Lãnh đạo một số ngân hàng cho biết, hiện nay, các ngân hàng đã số hoá toàn bộ dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền, nhưng việc số hóa dịch vụ vay vốn mới dừng lại ở các khoản vay nhỏ lẻ hoặc phải kết hợp với cả dịch vụ truyền thống. Nghĩa là khách hàng nộp đơn vay và một số giấy tờ theo hình thức trực tuyến, nhưng để quyết định giải ngân thì khách hàng vẫn phải ra quầy gặp nhân viên, ngân hàng vẫn phải lưu trữ hồ sơ bản cứng. Nguyên nhân do khung pháp lý, nhất là về chữ ký điện tử chưa cho phép.
Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho biết, nhiều sản phẩm cho vay chưa thể số hóa được, nhất là các sản phẩm liên quan đến công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo. Dù vậy, OCB dự kiến cuối năm nay sẽ triển khai sản phẩm đầu tiên về cho vay thế chấp bất động sản với mức độ số hóa 90%, còn 10% vẫn phải thực hiện theo phương thức truyền thống (công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo).
Trước những ý kiến này, đại diện NHNN cho biết sẽ đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu xây dựng Luật Giao dịch điện tử thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử năm 2005 để tạo cơ sở pháp lý cho các bộ, ngành hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan , giúp đẩy mạnh số hóa, ứng dụng kỹ thuật số, tạo môi trường giao dịch thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp qua kênh số, phương thức điện tử.
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
17:45 | 22/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
16:04 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoa Sen Home: Dấu ấn hành trình kiến tạo hạnh phúc
08:07 | 20/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược phát triển bền vững ESG
19:02 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước 5G giá chỉ 50.000đ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu Tết
16:45 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK khai xuân với ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp
15:19 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát mang Xuân yêu thương đến với trẻ em tỉnh Bình Dương
15:10 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel AI lọt Top 10 giải thưởng Make in Viet Nam 2024
14:35 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
17:19 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
15:43 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
11:12 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB cấp tín dụng đến 85% giá trị xe cho doanh nghiệp mua ô tô từ Kim Long Motor
16:11 | 14/01/2025 Xe - Công nghệ
Nestlé Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược
15:11 | 14/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics