Giữ quân ở Syria, Tổng thống Trump muốn “mặc cả” với Nga và Iran?
Tổng thống Trump tuyên bố duy trì một số quân Mỹ ở Syria để bảo vệ dầu mỏ nhưng đó có phải là căn nguyên sâu xa trong quyết định này? Ảnh: Reuters. |
Dầu mỏ có phải là lý do để Mỹ ở lại Syria?
Chính sách Syria của Mỹ "biến động" không ngừng kể từ tháng 10/2019. Hiện nay vẫn chưa rõ bước đi tiếp theo của Washington là gì khi mà nhiều lựa chọn khác nhau được đưa ra, từ việc rút quân khỏi một số khu vực của Syria cho tới giữ lại tất cả quân ở phía đông Syria và tăng cường binh lính ở một số khu vực giàu tài nguyên dầu mỏ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ tham vấn một nhóm nhỏ các cố vấn về các vấn đề liên quan đến Syria, trong khi chính sách của Mỹ vẫn bị chia rẽ bởi những tuyên bố khác nhau giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao nước này. Chỉ có một điều duy nhất rõ ràng từ Nhà Trắng là hiện nay, Mỹ muốn đảm bảo nguồn dầu mỏ Syria.
Sau khi thông báo về cuộc không kích tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi, cũng trong ngày hôm đó, Tổng thống Trump đã khẳng định rõ ràng rằng Mỹ muốn đảm bảo an ninh ở các mỏ dầu ở Syria. Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng dầu mỏ "có giá trị bởi nhiều lý do" khi mà không ít bên nhòm ngó đến nguồn tài nguyên quan trọng này và tuyên bố rằng ông sẽ làm việc với một công ty dầu mỏ của Mỹ để phát triển các cơ sở hạ tầng ở đây. Hiện nay, Mỹ đang "bảo vệ" dầu mỏ và "điều đó không có nghĩa là chúng tôi không muốn một thỏa thuận vào một thời điểm nào đó", Tổng thống Trump cho biết.
Cụm từ "làm nên một thỏa thuận" trong nhận định trên là một điểm vốn thường thấy trong những tuyên bố của ông Trump và điều đó cho thấy rằng chính quyền Tổng thống Trump có xu hướng coi chính sách đối ngoại giống như một cuộc giao dịch. Chẳng hạn như chính sách "gây sức ép tối đa" của Mỹ lên Iran tập trung vào các lệnh trừng phạt kinh tế hơn là các hành động quân sự. Mỹ không muốn một cuộc chiến với Iran bất chấp việc Nhà Trắng có những tuyên bố cứng rắn với nước Cộng hòa Hồi giáo này. Sự ra đi của Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton hồi tháng 9/2019 lại càng làm giảm khả năng xung đột Mỹ - Iran sẽ nổ ra.
Theo như những tuyên bố của Mỹ, nước này có 3 mục tiêu ở Syria: ủng hộ tiến trình do Liên Hợp Quốc chủ trì nhằm hướng tới một giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến Syria; đánh bại IS và các nhánh của Al Qaeda, cũng như loại bỏ tất cả các lực lượng ủy nhiệm của Iran khỏi Syria".
Dù vậy, Nhà Trắng khá linh động trong việc thực hiện các mục tiêu trên. Tổng thống Trump không ít lần tuyên bố IS bị đánh bại kể từ đầu tháng 12/2018. Mặc dù liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu với 8 đối tác hiện nay đang chiến đấu chống IS ở Iraq song tổ chức khủng bố này đã suy yếu đáng kể từ năm 2017. Nhà lãnh đạo Mỹ khắc họa cuộc chiến chống IS giống một cuộc "chiến tranh bất tận" mà ông "thừa kế" từ những người tiền nhiệm. Tổng thống Trump cũng không tập trung vào cuộc thảo luận Geneva do Liên Hợp Quốc chủ trì về giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Syria.
Do đó, căn nguyên thực sự khiến Mỹ tiếp tục duy trì hiện diện ở Syria không phải nhằm chống lại chính quyền Tổng thống Assad hay cuộc chiến chống IS, mà là để đối phó với Iran. Không chỉ dùng chiến lược gây sức ép tối đa, Nhà Trắng còn coi những mỏ dầu ở phía đông Syria là một công cụ để gây ảnh hưởng nhằm tiến hành một thỏa thuận với Iran.
Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng Iran dường như vẫn giữ thái độ im lặng về vai trò của Mỹ ở Syria. Truyền thông Iran, vốn thường tập trung vào chính sách của Mỹ ở Trung Đông, nay lại đột nhiên "im hơi lặng tiếng" trong những tuần gần đây về chính sách Syria của Tổng thống Trump. Tehran dường như vẫn hy vọng rằng Mỹ sẽ rời đi và không có lý do gì để Iran lên tiếng khi quá trình rút quân của Mỹ đang diễn ra.
Tuy nhiên, thông báo về việc đảm bảo an ninh dầu mỏ ở Syria của Nhà Trắng đã đảo ngược tất cả những điều này. Quân đội Mỹ đang quay trở lại cùng với các thiết bị quân sự. Thực tế thì Mỹ không đời nào từ bỏ các mỏ dầu ở Deir Ezzor và mỏ khí Conoco vốn là mục tiêu nhắm tới của chính phủ Syria và các nhà thầu Nga. Washington và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã giải phóng những khu vực này khỏi IS vào tháng 9/2017. Mỹ thậm chí đã thành lập một căn cứ ở mỏ dầu Omar.
Nắm được những mỏ dầu này trong tay, Mỹ có thể tạo "tam giác ảnh hưởng" trong một khu vực trải dài từ sông Euphrates tới biên giới Iraq. Vị trí này cũng trải dài theo đường thẳng từ nơi Iran đang xây một căn cứ lớn ở Albukamal tới biên giới chiến lược với Iraq.
Sau khi Mỹ thông báo quyết định rút quân khỏi Syria ngày 6/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bay tới Israel và khẳng định rằng Washington sẽ ủng hộ Tel Aviv chống lại Tehran ở Syria. Cùng lúc đó, các quyết định về Syria của Tổng thống Trump cũng ngầm ám chỉ rằng ông sẽ giữ một lực lượng quân Mỹ ở căn cứ al-Tanf gần biên giới với Jordan nhằm kiềm chế vai trò của Iran tại Syria.
“Mặc cả” với Nga và Iran
Bức tranh toàn cảnh về những diễn biến khu vực cho thấy chính sách của Mỹ tại Syria đã thu hẹp lại và giảm dần các mục tiêu, chỉ trừ một mục tiêu vẫn nhất quán và xuyên suốt. Đó là duy trì hành lang chiến lược của Mỹ tại quốc gia Trung Đông này nhằm "mặc cả" trên bàn đàm phán với Nga, chính phủ Syria và Iran. Vậy thì, câu hỏi đặt ra là một thỏa thuận như vậy thực sự sẽ hoạt động như thế nào? Liệu nó có phải là một Hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Nga Putin giống như mô hình tiến trình Astana của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran nhằm dàn xếp và chấm dứt cuộc xung đột Syria?
Giữ lại một số quân ở Syria, Tổng thống Trump đã bắn đi một mũi tên trúng hai đích: đó là một thỏa thuận với Nga về Syria và tiếp tục gây sức ép buộc Iran phải cắt giảm lực lượng để đổi lấy việc các mỏ dầu sẽ được trả lại cho Damascus. Nga và chính phủ Tổng thống Assad đều coi sự hiện diện của Mỹ tại Syria là không thể chấp nhận và cho rằng việc Mỹ khai thác dầu ở Syria là bất hợp pháp.
Thực tế thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị coi như vậy nhưng Nga dường như đã "khuất mắt khôn coi" với vai trò của Ankara ở Syria. Moscow đang hợp tác với Ankara trong thương vụ S-400 và dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ. Nga hiểu rõ rằng xung đột, kinh tế và lãnh thổ là những vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nhà Trắng sẽ không để mình "trắng tay" khi rời khỏi Syria. Tuyên bố của Tổng thống Trump về việc đảm bảo dầu mỏ ở quốc gia Trung Đông đã cho thấy điều đó. Iran rõ ràng là không vui với quyết định này. Iran không muốn trao cho chính quyền Tổng thống Trump một thỏa thuận bởi Tehran vẫn hy vọng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 sẽ xoay chuyển tình hình.
Với Nga thì mọi việc dường như khác hơn. Nga đóng vai trò chủ chốt ở Syria trong khi Moscow vẫn thường xuyên thảo luận với Israel - một đồng minh của Mỹ về tình hình khu vực này. Thậm chí một cuộc gặp "chưa từng có tiền lệ" giữa các cố vấn an ninh quốc gia Nga, Mỹ và Israel đã diễn ra hồi tháng 6/2019. Nga cũng không chỉ trích các cuộc không kích của Israel nhằm vào Iran ở Syria trừ khi các cuộc tấn công này gây thương vong cho máy bay Nga như sự việc hồi tháng 9/2018. Dù vậy, một cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah, trong đó có các cuộc không kích vào các địa điểm của Iran tại Syria có thể khiến tình hình ở khu vực Trung Đông này thêm bất ổn và Nga không muốn điều đó xảy ra. Giữa bối cảnh này, Moscow có thể sẽ cởi mở hơn với những sáng kiến về một thỏa thuận ở Syria với chính quyền Tổng thống Trump.
Tuy nhiên, Syria không phải là một trọng tâm chính sách của Tổng thống Trump giữa bối cảnh chính trường Mỹ đang "dậy sóng" vì những vấn đề nội bộ và các cuộc điều tra liên quan đến Ukraine. Hơn nữa, một thỏa thuận về dầu mỏ ở Syria có thể chỉ là cách để Nhà Trắng “đánh lạc hướng” dư luận về cuộc điều tra luận tội Tổng thống của Hạ viện Mỹ hiện nay.
Tin liên quan
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thủ tướng dự BRICS mở rộng: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác, vị thế đất nước
07:38 | 25/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK