Giải ngân vốn đầu tư công: “Sự quyết liệt của người lãnh đạo đứng đầu là vấn đề mấu chốt”
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương |
Mặc dù ngay từ đầu năm Chính phủ đã rất rốt ráo và quyết liệt trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công song nửa đầu năm, giải ngân nguồn vốn này mới đạt 35%, và như vậy, cũng như các năm trước, việc giải ngân thường sẽ dồn vào cuối năm. Xin ông cho biết nguyên nhân của tình trạng này?
- Thực tế, quy luật “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả" của giải ngân vốn đầu tư công không phải chỉ riêng tại Việt Nam mà tồn tại ở rất nhiều quốc gia. Điều này xuất phát từ bản chất đầu tư công là nhà thầu chỉ được ứng trước một phần tiền khi có hợp đồng, việc giải ngân chỉ được thực hiện khi có khối lượng công việc hoàn thành. Thông thường, một hạng mục xây lắp cần khoảng 6-9 tháng để thực hiện, do đó, việc giải ngân đầu tư công trong những tháng đầu năm thường ở mức thấp. Bên cạnh đó, do năm nay việc thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn được áp dụng điều khoản chuyển tiếp, tức là có hai năm để thực hiện, kế hoạch năm 2020 chưa giải ngân hết thì có thể chuyển sang 2021, nên đâu đó vẫn còn tâm lý thảnh thơi. Tuy nhiên, với Luật Đầu tư công mới, quy luật giải ngân sẽ có nhiều thay đổi. Từ năm 2021, theo quy định, nếu bộ, ngành, địa phương nào không giải ngân hết kế hoạch vốn trong năm thì sẽ bị hủy dự toán, giảm kế hoạch vốn, kéo theo tổng kế hoạch trung hạn 5 năm bị giảm. Do đó, các bộ, ngành, địa phương sẽ phải tính toán cẩn thận, lập kế hoạch hợp lý ngay từ đầu.
Đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng là “cỗ xe tam mã” cho tăng trưởng 2020. Nhưng vai trò của giải ngân đầu tư công đặc biệt được nhấn mạnh trong bối cảnh hiện tại, vì sao vậy, thưa ông? Ông Trần Quốc Phương: Đầu tư công là cấu phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Ở bối cảnh hiện tại, khi dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng và phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, tác động tiêu cực, làm suy giảm nền kinh tế, suy giảm nhu cầu nhập khẩu và tiêu dùng của nhiều quốc gia, qua đó tác động tới kim ngạch xuất khẩu cũng như tiêu dùng của Việt Nam, thì đầu tư công đóng vai trò rất quan trọng, là mũi nhọn để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng. Khác với xuất khẩu, tiêu dùng, giải ngân vốn đầu tư công, với tư cách là kết quả cuối cùng của đầu tư công, là giải pháp động lực mà chúng ta có thể nắm trong tầm tay, chỉ cần đốc thúc quyết liệt thực hiện, thi công và giải ngân đúng tiến độ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP. Bên cạnh đóng góp vào giá trị đầu tư của giá trị GDP, thì đóng góp của đầu tư công vào tăng trưởng GDP thể hiện chính ở khía cạnh thứ hai, đó là vốn đầu tư công để xây dựng công trình hạ tầng thiết bị thiết yếu, phục vụ cho nền kinh tế. Khi các dự án hạ tầng này hoàn thiện thì sẽ có tác động lan toả rất mạnh đối với phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ... Chính vì thế, việc thúc đẩy thực hiện, thi công và giải ngân tại các dự án đầu tư công là rất quan trọng, nhất là khi các công trình hạ tầng trọng điểm được đưa vào sử dụng đúng hoặc sớm so với tiến độ dự kiến sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các ngành kinh tế. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, giải ngân đầu tư công tăng thêm 1% thì sẽ làm GDP tăng trưởng thêm 0,067%. Hiện tại giải ngân đầu tư công đã đi được ½ quãng đường, do đó, phải dùng mọi biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư công là giải pháp hiệu quả nhất để thúc đẩy tăng trưởng GDP 2020. |
Sốt ruột với giải ngân đầu tư công, mới đây, Chính phủ đã có những thông điệp mạnh mẽ, cứng rắn cho thấy quyết tâm của Chính phủ đối với nhiệm vụ quan trọng này. Theo ông, với sự “ra tay” của Chính phủ, nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công 2020 liệu có về đích?
- Trong các giải pháp đã đề ra, mấu chốt của bài toán giải ngân vốn đầu tư công là ở sự năng nổ, quyết liệt của lãnh đạo từng bộ, ngành, địa phương. Đơn vị nào có lãnh đạo sát sao, quyết liệt thì giải ngân vốn đầu tư công sẽ đạt hiệu quả cao. Trong quá trình triển khai dự án, gặp khó khăn ở đâu, họ sẵn sàng tìm hiểu, từng bước giải quyết những khó khăn đó. Nhiều ý kiến cho rằng khó khăn nằm ở thủ tục, quy trình…, điều đó là đúng, nhưng hiểu như thế là chưa đầy đủ. Trước hết, phải khẳng định quy trình và điều kiện để được giải ngân với một dự án đầu tư công thực sự rất nhiều thủ tục và rất phức tạp, phụ thuộc vào tiến độ từng hạng mục, hoàn thành hạng mục nào thì mới được thanh toán hạng mục đó, việc thanh toán phụ thuộc vào khối lượng thực hiện và điều này cần phải có thời gian. Như vậy, yếu tố quan trọng nhất là phải có khối lượng thực hiện, tuy nhiên, công tác này là một chuỗi các thủ tục liên hoàn mà chỉ cần một khâu gặp trục trặc sẽ kéo theo cả quá trình giải ngân bị đình trệ. Trong chuỗi liên hoàn này, giải phóng mặt bằng và khâu tư vấn lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án, lập kế hoạch đầu tư cho dự án là hai bước mất nhiều thời gian nhất. Song phải nói rõ là, lý do giải ngân chậm, bên cạnh vướng thủ tục quy trình phức tạp, thì còn có lý do những người tham gia chưa hiểu quy trình. Nếu hiểu, họ sẽ làm được rất nhanh. Do đó, tôi cho rằng quan trọng nhất vẫn là người lãnh đạo phải quyết liệt, bám sát dự án để có những tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh, phải xác định sẽ thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư công với tinh thần trách nhiệm cao nhất, coi đây là trách nhiệm chính trị. Nếu làm được như vậy, cùng với sự tích cực tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, việc xử lý nghiêm khắc tình trạng chây ỳ, trì trệ, tôi tin rằng mục tiêu đề ra cho giải ngân đầu tư công, dù rất khó khăn những sẽ đạt được kết quả cao nhất.
Việc điều chuyển vốn của những bộ, ngành, địa phương giải ngân chậm sang bộ, ngành, địa phương làm tốt hơn sẽ được tiến hành ngay trong tháng 8/2020. Xin ông cho biết, để đạt hiệu quả, việc điều chuyển sẽ được tiến hành như thế nào?
- Theo giải pháp này, Bộ KH&ĐT được giao nhiệm vụ theo dõi, quan sát những đơn vị có kết quả giải ngân thấp để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Hiện Thủ tướng đã được Quốc hội giao thẩm quyền điều chuyển vốn từ bộ, ngành, địa phương giải ngân thấp sang bộ, ngành, địa phương làm tốt hơn, mục đích là đốc thúc giải ngân và sử dụng vốn hiệu quả. Tuy nhiên, điều này phải qua một bước rà soát. Hiện đã có những đơn vị tự rà soát và cảm thấy không thể hoàn thành mục tiêu giải ngân nên đã trả lại kế hoạch vốn hàng trăm tỷ đồng. Bộ NN&PTNT đã có văn bản đề xuất điều chuyển số vốn hơn 1.800 tỷ đồng (trên tổng số vốn 3.600 tỷ đồng) kế hoạch vốn nước ngoài đã giao cho bộ này trong năm 2020 sang các bộ, ngành và địa phương khác có khối lượng thực hiện lớn và đảm bảo đủ điều kiện giải ngân. Bên cạnh đó, qua kết quả rà soát, nhận thấy địa phương, đơn vị nào có thể giải ngân nhiều hơn vốn đã giao, chúng tôi sẽ đề xuất Thủ tướng điều chỉnh bổ sung thêm.Với các giải pháp quyết liệt của Chính phủ đã đề ra và nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, địa phương như hiện nay, tôi rất hy vọng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm nay sẽ cao. Câu chuyện "có tiền nhưng không tiêu được" sẽ dần được khắc phục trong giai đoạn tới, quyền chủ động của các bộ, ngành, địa phương sẽ lớn hơn nhưng đi kèm với trách nhiệm sẽ nhiều hơn.
Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
Trong chặng "nước rút" giải ngân vốn đầu tư công
09:41 | 12/11/2024 Tài chính
Còn 3 tháng để phấn đấu hoàn thành mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công
22:53 | 09/11/2024 Kinh tế
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics