Sớm gỡ chính sách để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư
Sẽ điều chỉnh hoặc thu hồi kế hoạch vốn năm 2020 đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện bố trí vốn hoặc không còn nhu cầu sử dụng vốn. Ảnh: ST |
Vẫn còn đơn vị chưa giải ngân
Theo thống kê của Bộ Tài chính, từ đầu năm đến hết 30/6, ước thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công là hơn 169.348 tỷ đồng, đạt 28,94% kế hoạch. Trong đó: vốn trong nước là hơn 153.739 tỷ đồng, đạt 31,18% kế hoạch; vốn nước ngoài là hơn 7.610 tỷ đồng, đạt 12,02% kế hoạch; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia hơn 7.997 tỷ đồng, đạt 31,64% kế hoạch. Những con số này gồm cả kế hoạch vốn các năm trước kéo dài chuyển sang năm 2020.
Nếu tính riêng số vốn được giao trong năm 2020, ước thanh toán là hơn 155.938 tỷ đồng, đạt 30,22% kế hoạch; cao hơn cùng kỳ năm 2019 (đạt 28,56% kế hoạch Quốc hội giao và đạt 32,41% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), trong đó, vốn trong nước đạt 32,98% kế hoạch, vốn nước ngoài đạt 10,24% kế hoạch, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia đạt 27,76% kế hoạch.
Cụ thể, ở các bộ, ngành, địa phương, có 9 bộ, ngành và 37 địa phương có số ước giải ngân đến 30/6/2020 đạt trên 30%, trong đó, 4 bộ, ngành và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 50% gồm: Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (100%), Hội Nhà văn Việt Nam (93,59%), Ngân hàng Phát triển (61,09%), Bộ Nội vụ (55,48%), Hưng Yên (62,09%), Nghệ An (58,01%), Thái Bình (57,02%), Hà Nam (56,85%), Ninh Bình (66,6%). Song, có đến 34 bộ, ngành Trung ương và 7 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20%, trong đó, có 10 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 5% và vẫn còn một số ngành Trung ương chưa giải ngân đồng vốn nào như Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam…
Vướng từ chính sách
Qua tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính cho rằng, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công có cả nguyên nhân khách quan như ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng cũng có cả yếu tố chủ quan như vướng về cơ chế chính sách, thủ tục giải phóng mặt bằng,…
Về cơ chế chính sách, theo Bộ Tài chính, Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, trong đó có một số quy định mới về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư, sử dụng chi phí dự phòng của dự án thuộc thẩm quyền của người quyết định đầu tư (trước đây chủ đầu tư được quyền quyết định). Ngoài ra, theo quy định quản lý định mức xây dựng tại Điều 15 Nghị định số 68/2019/NĐCP, Bộ quản lý ngành và UBND cấp tỉnh ban hành dự toán xây dựng cho các công việc đặc thù, chuyên ngành của ngành, địa phương làm cơ sở để lập đơn giá, xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng và quản lý chi phí. Vì vậy, hiện nay, nhiều địa phương đang xây dựng ban hành dự toán ảnh hưởng tới việc triển khai các dự án mới, các dự án phải điều chỉnh.
Đến thời điểm hiện nay, Bộ Xây dựng chưa có hướng dẫn về quy trình, thủ tục cập nhật giá gói thầu; thẩm quyền quyết định sử dụng chi phí dự phòng của giá gói thầu khi cập nhật giá gói thầu... dẫn đến công tác chuẩn bị đầu tư, điều chỉnh dự án và cập nhật giá gói thầu để tổ chức lựa chọn nhà thầu của các dự án triển khai chậm. Những vướng mắc trong thực hiện trình tự, thủ tục phê duyệt đấu thầu còn kéo dài, hạn mức chỉ định thầu theo quy định hiện hành còn thấp (gói thầu xây dựng có giá trị không quá 1 tỷ đồng; gói thầu tư vấn có giá trị không quá 500 triệu đồng), ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn. Tình trạng này diễn ra tại Hậu Giang, Hà Nội và một số địa phương.
Hướng dẫn kịp thời quy trình, thủ tục
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020, Bộ Tài chính đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ hoàn thành việc giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án của các bộ, ngành, địa phương dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020 theo đúng Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ. Bộ Tài chính cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà soát, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh hoặc thu hồi kế hoạch vốn năm 2020 đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện bố trí vốn hoặc không còn nhu cầu sử dụng vốn. Tương tự, với vốn ngân sách trung ương năm 2019 kéo dài sang năm 2020 của các dự án chậm tiến độ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cần chủ trì rà soát, tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh giảm, chuyển sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt và có nhu cầu bổ sung vốn để thực hiện trên cơ sở đề nghị của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Đối với vướng mắc về cơ chế chính sách, Bộ Xây dựng cũng cần sớm có hướng dẫn về quy trình, thủ tục cập nhật giá gói thầu; thẩm quyền quyết định sử dụng chi phí dự phòng của giá gói thầu khi cập nhật giá gói thầu...
Về phía các bộ, ngành trung ương và địa phương, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, Bộ Tài chính đề nghị trước ngày 30/6/2020, phải hoàn thành việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020 cho các dự án.
Đặc biệt, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải chỉ đạo chủ đầu tư hoàn thành việc thu hồi vốn ứng trước, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản của các dự án được giao kế hoạch năm 2020 trong tháng 5/2020. Đến hết tháng 8/2020 giải ngân toàn bộ số vốn kéo dài các năm 2018, 2019; hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án quy mô lớn, quan trọng chậm nhất trong tháng 6/2020; thực hiện các thủ tục thanh toán vốn đầu tư cho dự án trong thời hạn 4 ngày kể từ ngày có khối lượng được nghiệm thu theo quy định.
Trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, tăng tiến độ giải ngân được coi là cứu cánh thúc đẩy tăng trưởng. Phát biểu kết luận Hội nghị Chính phủ với địa phương được tổ chức ngày 2/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc cần thiết tập trung giải ngân đầu tư công bởi số lượng tiền năm nay rất lớn, tới gần 30 tỷ USD, trong đó 60% nằm ở các địa phương. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu xem xét tiến độ các dự án hiện nay để thực hiện điều chỉnh vốn vào tháng 8. “Quốc hội đã có nghị quyết giao Thủ tướng điều hành, không giải ngân được thì giao đơn vị khác làm, coi giải ngân vốn đầu tư công là căn cứ đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của các cấp, ngành, địa phương, không để tình trạng trì trệ giải ngân tái diễn như một số năm" - Thủ tướng Chính phủ nêu rõ.
Tin liên quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tiếp Giám đốc WB Mariam Sherman
16:13 | 13/12/2024 Tài chính
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn từng lần bán hàng
15:50 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics