Giải ngân vốn đầu tư công: Chưa thật sự quyết liệt
Giá vật tư, vật liệu xây dựng sắt thép, cát đá, xi măng… tăng làm cho tiến độ thi công dự án bị ảnh hưởng (Ảnh minh họa: QUANG MINH). |
29 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân kế hoạch đầu tư
Ông Rahul Kitchlu, Quản lý Chương trình Cơ sở hạ tầng của Ngân hàng thế giới (World Bank) tại Việt Nam: Khu vực tư nhân sẽ là động lực tăng trưởng của Việt Nam và đầu tư công có thể là chất xúc tác cho sự tăng trưởng của khu vực này. Các dự án cơ sở hạ tầng chiến lược với quy mô lớn, đặc biệt là các dự án triển khai qua hình thức đối tác công tư là những chương trình đầu tư công quan trọng, có thể kể đến như đường cao tốc Bắc-Nam, các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam: Chính phủ và Quốc hội quyết định tăng cường đầu tư vào hạ tầng là tin vui đối với các nhà thầu Việt Nam và đây là đà để chuẩn bị cho bước phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau này. Mặc dù vừa rồi Chính phủ đã có những quyết định rất nhanh chóng và kịp thời như chỉ định thầu 12 gói để giảm bớt thời gian, thủ tục đấu thầu, tuy nhiên để thực hiện những gói thầu có nguồn vốn đầu tư công hiệu quả vướng mắc lớn nhất hiện nay là Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng xem xét lại định mức, bởi các nghị định về định mức hiện nay đã không còn phù hợp. Chính vì vậy, rất nhiều nhà thầu xây dựng Việt Nam hiện đang rất phân vân khi quyết định việc có tham gia gói thầu không. Bên cạnh đó, các gói thầu trọn gói có thời hạn kéo dài, trong điều kiện giá cả vật liệu xây dựng đang có sự biến động mạnh, lạm phát có thể có các áp lực nhất định lên tài chính khiến việc triển khai cũng rất khó khăn. Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, cơn bão giá vật liệu xây dựng như một cú đấm bồi đối với sự phục hồi của các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến nhiều công trình, dự án chậm tiến độ, ảnh hưởng nặng nề tới quá trình hồi phục kinh tế sau đại dịch. Xuân Thảo (ghi) |
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 ước thanh toán đến ngày 31/3/2022 là 61.536,08 tỷ đồng, đạt 11,88% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 13,17% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Có 46/51 bộ, cơ quan Trung ương và 27/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức bình quân của cả nước (11,88%), trong đó có 29 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2022.
Theo báo cáo của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, việc chậm giải ngân là do có một số dự án khởi công mới đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đấu thầu, chấm thầu, thương thảo hợp đồng. Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc giải ngân chậm là do trách nhiệm của các chủ đầu tư; một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa thật sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời ban hành các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công. Trong thực tế, cùng một cơ chế, chính sách, có những bộ, ngành, địa phương giải ngân tốt, có những bộ, địa phương giải ngân rất thấp, đến nay còn 29 đơn vị chưa giải ngân.
Bên cạnh đó, một yếu tố khách quan đang tác động tiến độ giải ngân vốn, lặp lại tương tự như những tháng đầu năm 2021 là giá vật tư, vật liệu xây dựng sắt thép, cát đá, xi măng… tăng làm cho tiến độ thi công dự án bị chậm lại, thi công theo kiểu “cầm chừng” để chờ giảm giá vì nếu thi công các nhà thầu sẽ bị lỗ so với giá trúng thầu, ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án.
Năm 2022, Bộ Giao thông vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công với tổng số vốn 50.328 tỷ đồng. Đây là kế hoạch giao vốn lớn nhất từ trước tới nay, chiếm 23,5% kế hoạch vốn năm 2022 của khối các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và chiếm 9,7% kế hoạch vốn năm 2022 của cả nước. Thông tin về tình hình thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, Bộ Tài chính cho biết, thứ nhất, dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư là 22.856 tỷ đồng, tổng lũy kế vốn bố trí đến năm 2021 là 22.855,035 tỷ đồng. Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, đến thời điểm báo cáo, dự án giải ngân đạt 14.699.340 tỷ đồng, bằng 64,32% kế hoạch giao, trong đó, kế hoạch năm 2021 giải ngân là 2.195.348 tỷ đồng, đạt 47,11% kế hoạch.
Thứ hai, với dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, trong giai đoạn 2017 – 2020, theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, đến thời điểm báo cáo (5/4/2022), dự án giải ngân được 1.506,648 tỷ đồng, đạt 8,9% kế hoạch năm 2022 (6.865,645 tỷ đồng).
Báo cáo Bộ Giao thông vận tải cho thấy, công tác giải phóng mặt bằng cơ bản hoàn thành, tuy nhiên vẫn còn các tồn tại, vướng mắc như một số hộ dân kiến nghị về bồi thường, hỗ trợ, chưa nhận đất tái định cư....
Có 8 dự án đáp ứng và cơ bản đáp ứng tiến độ gồm: Mai Sơn -Quốc lộ 45; Quốc lộ 45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu; Cam Lộ - La Sơn; Nha Trang - Cam Lâm ; Cam Lâm - Vĩnh Hảo; Phan Thiết - Dầu Giây và Cầu Mỹ Thuận 2. Còn lại 2 dự án chậm so với kế hoạch, một là, Diễn Châu - Bãi Vọt triển khai theo hình thức BOT, lũy kế sản lượng đạt 1,81%, chậm 6,79% so với kế hoạch; hai là đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết lũy kế sản lượng đạt 28,41%, chậm 8,89% so với kế hoạch điều chỉnh.
Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ
Năm 2022 có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục tạo nền tảng để cả nước thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025. Dự báo năm 2022 sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng, tác động bất lợi của thiên tai, biến đổi khí hậu, chiến tranh,… ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, lượng vốn cần giải ngân trong năm 2022 là khá lớn, ngoài số vốn kế hoạch năm đã được Quốc hội quyết nghị còn một lượng vốn bổ sung từ nguồn vốn thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, năm 2022, tổng số kế hoạch vốn Bộ Giao thông vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao là hơn 50.300 tỷ đồng, gồm 4.877 tỷ đồng vốn nước ngoài và hơn 45.400 tỷ đồng vốn trong nước.
Cũng theo ông Nguyễn Danh Huy, Vụ đã tham mưu Bộ trưởng ban hành quyết định giao chi tiết kế hoạch đầu tư công năm 2022 đợt 1 cho các dự án đã đầy đủ thủ tục, tổng số hơn 41.300 tỷ đồng (đạt 82,1%), trong đó, vốn nước ngoài là 4.877 tỷ đồng; vốn trong nước là hơn 36.400 tỷ đồng.
“Sau khi Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 đợt 2, Vụ Kế hoạch - Đầu tư đã tham mưu Bộ trưởng có quyết định giao chi tiết kế hoạch đầu tư công năm 2022 đợt 2 khoảng 650 tỷ đồng để đẩy nhanh công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tư vấn thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, sớm trình Bộ trưởng phê duyệt theo thẩm quyền làm cơ sở tiếp tục giao vốn thực hiện cho các dự án khởi công mới”, ông Nguyễn Danh Huy nhấn mạnh.
Vụ Kế hoạch - Đầu tư đề nghị, các dự án khởi công mới đã được giao vốn thực hiện cũng cần khẩn trương đẩy nhanh tiến độ đấu thầu, ký hợp đồng để tạm ứng, phối hợp chặt chẽ với các địa phương để giải ngân giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, để đưa toàn bộ lượng vốn đầu tư công năm 2022 vào nền kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó cần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng; rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn; thành lập tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn trong từng bộ, cơ quan, địa phương để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công.
Đồng thời, thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực; xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng hợp đồng và kịp thời chỉ đạo ban hành đơn giá xây dựng phù hợp với tình hình, điều chỉnh dự toán, vốn đầu tư của các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định.
Tin liên quan
Triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm để đầu tư công góp phần tăng trưởng kinh tế
15:02 | 25/12/2024 Tài chính
Tiếp tục công khai tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các dự án quan trọng quốc gia
20:50 | 12/12/2024 Tài chính
Chậm giải ngân đầu tư công vốn vay nước ngoài
07:48 | 08/12/2024 Tài chính
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics