“Gậy ông đập lưng ông”
Trong cuộc vận động tranh cử năm 2016, ông Trump tuyên bố sẽ nhanh chóng “bắt đầu đảo ngược” thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc. Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Trung Quốc, thâm hụt của Mỹ với Trung Quốc đã tăng lên kể từ đó, đạt 287 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2020. Thâm hụt có giảm vào năm 2019 so với năm trước do các công ty Mỹ chuyển sang nhập khẩu từ các nước khác, nhưng vẫn cao hơn mức thâm hụt 254 tỷ USD của năm 2016. Một phần nguyên nhân là do Bắc Kinh áp thuế trả đũa lên khoảng 110 tỷ USD hàng hóa Mỹ, làm giảm lượng nhập khẩu các sản phẩm của Mỹ và tình hình chỉ bắt đầu phục hồi trong vài tháng cuối năm 2020. Tình trạng thâm hụt dai dẳng cho thấy mức độ phụ thuộc của các công ty vào năng lực sản xuất khổng lồ của Trung Quốc và đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 càng cho thấy rõ hơn điều này. Trung Quốc là quốc gia duy nhất có khả năng tăng sản lượng trên quy mô đủ lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các hàng hóa như máy tính để làm việc ở nhà và thiết bị y tế.
Trong khi đó, có một thực tế khác là cuộc chiến thương mại của ông Trump với Trung Quốc lại diễn ra cùng giai đoạn Trung Quốc gia tăng xuất khẩu. Sau khi giảm liên tiếp trong hai năm 2015 và 2016, tổng lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc tăng đều đặn hằng năm sau khi ông Trump nhậm chức, kể cả vào năm 2019 khi xuất khẩu sang Mỹ giảm. Khối 10 quốc gia Đông Nam Á đã thay thế Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc vào năm 2019. Sự chuyển dịch sang châu Á có thể sẽ còn tiếp tục do các nền kinh tế Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nước phát triển trong thập kỷ tới. Những liên kết thương mại đó sẽ được củng cố hơn nữa nhờ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết vào cuối năm 2020, theo đó 15 nền kinh tế khu vực sẽ dần dần giảm bớt một số thuế quan đối với hàng hóa của nhau.
Một bằng chứng khác cho thấy thực tế không như mong muốn là trong một bài đăng lên Twitter năm 2019, ông Trump từng nói rằng vấn đề thuế quan sẽ khuyến khích các nhà sản xuất Mỹ chuyển nhà xưởng về nước và đã “ra lệnh” cho họ “ngay lập tức bắt đầu tìm nơi thay thế cho Trung Quốc”. Thế nhưng, chẳng thấy sự thay đổi nào như vậy. Theo dữ liệu của Rhodium Group, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Trung Quốc tăng nhẹ từ 12,9 tỷ USD năm 2016 lên 13,3 tỷ USD vào năm 2019. Khi được khảo sát vào tháng 9/2020, hơn 3/4 trong số hơn 200 nhà sản xuất của Mỹ ở Thượng Hải và vùng ven cho biết họ không có ý định chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các công ty Mỹ thường viện dẫn rằng thị trường tiêu dùng Trung Quốc có mức tăng trưởng nhanh, kết hợp với năng lực sản xuất mạnh mẽ của Trung Quốc, chính là lý do để họ mở rộng sản xuất, kinh doanh ở đó.
Chính quyền Trump tuyên bố rằng thuế quan mang lại lợi thế đòn bẩy trong đối phó với Trung Quốc, buộc Bắc Kinh thực hiện cải cách làm lợi cho các công ty Mỹ. Chiến thắng lớn nhất mà chính quyền Trump tuyên bố giành được trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại là việc Bắc Kinh hứa tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng điều đó có lẽ cũng phục vụ lợi ích của chính Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc đã trả cho Mỹ số tiền kỷ lục 7,9 tỷ USD cho các khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ vào năm 2019, tăng từ mức 6,6 tỷ USD vào năm 2016. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Ngân hàng thế giới, mức tăng đó chậm hơn so với các khoản tiền mà Trung Quốc trả cho toàn thế giới về sở hữu trí tuệ, điều này cho thấy các khoản thanh toán của Trung Quốc dành cho Mỹ chỉ là một phần trong một xu hướng chung.
Xét về mọi mặt, chính sách kiềm chế của ông Trump đối với Trung Quốc giống như “gậy ông đập lưng ông”, không những ảnh hưởng không đáng kể mà xét từ góc độ nào đó còn phục vụ lợi ích của Trung Quốc.
Tin liên quan
Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận kế hoạch đóng cửa USAID
14:12 | 05/02/2025 Nhìn ra thế giới
Lạng Sơn: Hàng trăm tấn sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc
09:05 | 05/02/2025 Hải quan
Nhập khẩu hơn 3.800 ô tô trong 15 ngày đầu năm
09:36 | 05/02/2025 Xe - Công nghệ
Đạo luật AI của EU chính thức có hiệu lực
14:12 | 05/02/2025 Nhìn ra thế giới
Lạm phát Eurozone tăng 2,5%, ECB đối mặt thách thức giảm lãi suất
09:32 | 04/02/2025 Nhìn ra thế giới
Chính sách thuế quan của Mỹ đẩy giá vàng thế giới lên mức cao kỷ lục
09:32 | 04/02/2025 Nhìn ra thế giới
Các mức thuế quan mới của Mỹ gây xáo trộn lớn trong chuỗi cung ứng
13:06 | 03/02/2025 Nhìn ra thế giới
Kinh tế thế giới có vững tay chèo trong năm 2025
17:01 | 26/01/2025 Nhìn ra thế giới
Để AI dẫn dắt thế giới?
13:42 | 25/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế đối với các doanh nghiệp không sản xuất tại Mỹ
09:53 | 24/01/2025 Nhìn ra thế giới
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quyết tâm cao độ, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt cho tăng trưởng 8% trở lên
TP Hồ Chí Minh: Khách nước ngoài mua hơn 1.500 tỷ đồng hàng hóa mang theo khi xuất cảnh
WGC: Bất ổn về địa chính trị và kinh tế có thể làm tăng nhu cầu về vàng trong năm 2025
Năm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2025
Transerco tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ hành khách
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics