Gậy ông đập lưng ông
Động thái này được cho là sự thừa nhận đầu tiên của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng các hành động thương mại ráo riết của ông đang gây tổn hại tới chính người dân Mỹ.
Chính quyền Trump cho biết họ sẽ sử dụng chương trình thời Đại suy thoái để giúp các nông dân Mỹ chống chọi với cuộc chiến tranh thương mại đang leo thang với Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và các nước khác mà Tổng thống khơi mào. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump xác định duy trì các biện pháp thuế quan như “vũ khí” cho cuộc “xung đột” này.
Theo 3 chương trình viện trợ của Bộ Nông nghiệp Mỹ, các nông dân sẽ nhận các khoản thanh toán trực tiếp hoặc bán các sản phẩm dư thừa cho Chính phủ để được dùng cho các “ngân hàng lương thực” hay các khoản viện trợ lương thực khác. Thêm vào đó, Chính phủ sẽ làm việc để mở cửa các thị trường mới. Điều này sẽ hỗ trợ cho các nhà sản xuất đậu nành, lúa miến, ngô, lúa mỳ, thịt heo, sữa, hoa quả, gạo và các loại hạt - tất cả các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi các biện pháp thuế nhằm trả đũa các hành động của Mỹ. Các quan chức Bộ Nông nghiệp cho biết dự kiến kế hoạch này sẽ áp dụng vào đầu tháng 9 tới.
Giới chức Mỹ cho biết gói viện trợ được đưa ra như biện pháp kích thích tạm thời cho các nông dân trong lúc Mỹ và Trung Quốc đang đàm phán về các vấn đề thương mại. Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue cho biết đây là một giải pháp ngắn hạn nhằm giúp Tổng thống Trump có thêm thời gian để vạch ra chính sách thương mại dài hạn. Theo ông Perdue, gói viện trợ này sẽ được tài trợ qua Công ty Tín dụng Hàng hóa (CCC) của Bộ Nông nghiệp và không cần sự thông qua của Quốc hội. Hành động này của Chính phủ dường như đang chia rẽ đảng Cộng hòa, bởi một số đang ca ngợi biện pháp này trong khi một số khác cảm thấy băn khoăn về cái mà họ cho là chương trình viện trợ của Chính phủ mà đảng Cộng hòa vốn phản đối.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nước này đã xuất khẩu 138 tỷ USD các sản phẩm nông nghiệp trong năm 2017, bao gồm 21,5 tỷ USD đậu nành - mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất. Chỉ riêng Trung Quốc đã nhập khẩu 12,3 tỷ USD đậu nành của Mỹ trong năm ngoái.
Scott Irwin, chuyên gia kinh tế nông nghiệp tại Đại học Illinois cho biết quy mô các khoản viện trợ trực tiếp cho nông dân để bù đắp cho sự sụt giảm trong thương mại sẽ ở mức chưa từng có tiền lệ. Ông nói: “Chúng tôi chưa bao giờ đền bù trực tiếp cho nông dân ở quy mô lớn như vậy bởi các biện pháp thuế trả đũa từ bên ngoài”.
Tuy nhiên, Blake Hurst, một nông dân trồng ngô và đậu nành và là Chủ tịch của Hội Nông nghiệp bang Missouri, cho rằng nếu Nhà Trắng không thay đổi chính sách, ngành nông nghiệp Mỹ sẽ tiếp tục hứng chịu tổn hại. Ông Hurst nói: “Các khoản tiền đó sẽ giúp ích cho các nông dân đang đối mặt với các khoản vay quá hạn, nhưng hoàn toàn là không đủ nếu nó đồng nghĩa rằng các biện pháp thuế và cuộc chiến thương mại sẽ kéo dài trong tương lai gần. Chúng chỉ là dải băng tạm thời cho vết cắt tự mình gây ra”.
Một số thành viên đảng Cộng hòa cũng đồng tình với quan điểm này. Thượng nghị sĩ Rand Paul của bang Kentucky viết trên Twitter: “Các biện pháp thuế chính là các khoản thuế trừng phạt người tiêu dùng và các nhà sản xuất Mỹ. Nếu thuế quan gây tổn hại các nông dân thì biện pháp này không giúp ích gì cho nông dân mà câu trả lời ở đây phải là xóa bỏ các biện pháp thuế quan”.
Thượng nghị sĩ Ben Sasse, một người thường xuyên chỉ trích ông Trump, cho rằng các chính sách thương mại của Tổng thống gợi nhớ tới thời kỳ bất ổn kinh tế nguy hiểm. Ông nói: “Các biện pháp thuế và gói giải cứu của chính quyền sẽ không đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại, chúng chỉ khiến Mỹ trở lại năm 1929”. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Ron Johnson cảnh báo rằng “không ai giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại”.
Tin liên quan
Hải quan Hồng Kông bắt giữ 370 kg ma túy trước lễ Giáng sinh
13:38 | 26/12/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:13 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế
10:12 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
09:37 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
07:32 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics