Gặp khó trong giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, nguồn gốc hàng hoá
![]() |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả |
Tại Hội nghị về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả do Thủ tướng Chính phủ chủ trì mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, việc giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, truy xuất nguồn gốc hàng hoá kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử gặp rất nhiều khó khăn do hoạt động này liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như truyền thông, viễn thông, ngân hàng, thuế, thương mại phi truyền thống dẫn đến hệ thống pháp luật quản lý hoạt động này chưa theo kịp tình hình thực tế.
Trong 4 tháng đầu năm 2025 (15/12/2024-14/4/2025), lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) cả nước đã kiểm tra 6.506 vụ, phát hiện, xử lý 5.853 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách trên 93 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra 43 vụ có dấu hiệu hình sự.
Riêng với mặt hàng thực phẩm, dược phẩm, dược liệu, thực phẩm chức năng, đã phát hiện, xử lý 1.431 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 11,3 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tịch thu gần 35 tỷ đồng.
Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT) đến năm 2025.
Từ khi triển khai Đề án đến nay, lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý 4.052 vụ vi phạm liên quan đến TMĐT, xử phạt vi phạm hành chính gần 63 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm gần 40,8 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra 3 vụ.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương nêu ra một số tồn tại và khó khăn trong thực thi nhiệm vụ như: Nhu cầu giao dịch, tiêu dùng thông qua TMĐT ngày càng cao trong khi ý thức của người dân, doanh nghiệp còn hạn chế, chưa chủ động phòng tránh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) hoặc có biết nhưng không thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng, một số doanh nghiệp còn e dè, bị động, thiếu chiến lược trong việc đăng ký, bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu của mình.
Chế tài xử phạt đối với vi phạm về SHTT chưa đủ sức răn đe, ví dụ: hành vi xâm phạm quyền SHTT không được áp dụng trong xử lý hình sự, hành vi tái phạm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý với trị giá hàng hoá vi phạm dưới 100 triệu đồng không bị xử lý hình sự; việc xác định trị giá hàng hoá vi phạm SHTT không tính theo trị giá hàng chính hãng mà tính theo giá niêm yết.
Bên cạnh đó, thẩm quyền xử lý vi phạm về SHTT của lực lượng QLTT còn hạn chế, bất cập như không có thẩm quyền kiểm tra trực tiếp cơ sở sản xuất hàng hóa xâm phạm quyền SHTT (phải thông qua kiểm tra, xử lý trong khâu lưu thông).
Một số cá nhân, doanh nghiệp vì lợi ích bất chấp quy định của pháp luật, sức khỏe của người tiêu dùng đã sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả một cách vô nhân đạo.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ cùng các bộ ngành hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới. Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chuyên đề về kiểm tra, xử lý triệt để các hành vi vi phạm bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền SHTT trên thị trường; tập trung triển khai Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT đến năm 2025 ban hành theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT, nhất là trên môi trường TMĐT.
Chủ động nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để đấu tranh ngăn chặn, xử lý.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chia sẻ dữ liệu nhằm quản lý, phòng ngừa và xử lý sớm các vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 57 và Nghị quyết số 68 năm 2025 của Bộ Chính trị.
Tập trung triển khai các hoạt động rà soát, quản lý địa bàn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ký cam kết đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với các đối tượng kinh doanh trên nền tảng TMĐT.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đề nghị các bộ, ngành khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định quản lý, chế tài xử lý vi phạm nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, thực thi phòng, chống vi phạm về hàng giả, xâm phạm quyền SHTT, vi phạm trên môi trường TMĐT; Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi phát ngôn, quảng cáo sai sự thật, đặc biệt đối với những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo, điều phối các bộ ngành, lực lượng chức năng tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin, nhất là sớm có cơ chế phối hợp hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát, truy xuất, xử lý các vi phạm trên nền tảng TMĐT...
Tin liên quan

Cận cảnh lô hàng gần 2.000 giày, dép có dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam
14:12 | 20/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Kiểm tra ngay khi người dân phản ánh hành vi buôn bán hàng giả
11:48 | 20/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Chặn đứng lô hàng gần 2.000 giày, dép có dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam
11:08 | 20/05/2025 Hồ sơ

Nhiều rủi ro khi một doanh nghiệp lại có hai hệ thống sổ sách kế toán
18:18 | 17/05/2025 Diễn đàn

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng
14:22 | 28/03/2025 Diễn đàn

Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử
15:26 | 19/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam: đánh giá chính sách và kiến nghị
11:06 | 02/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện
09:57 | 25/11/2024 Diễn đàn

Giải pháp nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế
09:09 | 18/11/2024 Diễn đàn

Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế hộ kinh doanh ở Việt Nam
09:07 | 18/11/2024 Diễn đàn

Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam
09:01 | 11/11/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam
08:57 | 11/11/2024 Diễn đàn

Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN
08:49 | 04/11/2024 Diễn đàn
Tin mới

Những "cú hích đặc biệt" thúc đẩy đô thị thông minh tại Việt Nam

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15

Dễ dàng mua nhà ở xã hội – Trả góp chỉ 200.000 đồng/ngày cùng HDBank

Giải bài toán nghịch lý cá tra

Chi cục Thuế khu vực XIII: thu ngân sách 4 tháng đạt trên 20.000 tỷ đồng

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics